Thế giới

'Giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh như hai con trâu cùng kéo một cái cày'

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-04-09 11:23:26 我要评论(0)

Vietnamnet xin giới thiệu bài viết của độc giả Vũ Thị Thu Mai - giáo viên trườngkq c2kq c2、、

Vietnamnet xin giới thiệu bài viết của độc giả Vũ Thị Thu Mai - giáo viên trường THPT Hermann Gmeiner Đà Lạt - trước hiện tượng một bộ phận phụ huynh và học sinh ngày nay có những lời lẽ và hành xử khiếm nhã với thầy cô,áoviênchủnhiệmvàphụhuynhnhưhaicontrâucùngkéomộtcáicàkq c2 và phương cách để tháo gỡ nút thắt trong mối quan hệ đặc biệt này (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).

Phụ huynh và thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh: Lê Anh Dũng

Một trong các tiêu chí để đánh giá chuẩn giáo viên cuối năm, nhất là đối với giáo viên chủ nhiệm đó là sự phối hợp, cộng tác với phụ huynh học sinh để giáo dục các em.

Đó cũng là việc mà nhiều giáo viên chủ nhiệm “ngán” nhất, bởi nếu làm việc với học sinh khó một, thì việc trao đổi với phụ huynh học sinh có khi khó tới cả trăm. Dẫn tới nhiều tình huống, dương như phụ huynh và giáo viên đứng ở hai bên “chiến tuyến “, đối chọi nhau gay gắt. Giáo viên thì than thở sao lại có phụ huynh cá biệt thế này. Phụ huynh thì khăng khăng thầy cô “đì” con mình, cố tình gây khó dễ, phiền hà cho gia đình.

Vậy đâu là phương cách để tháo gỡ nút thắt này?

Đầu tiên, để hiểu và đi đến quá trình giao tiếp thuận lợi, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu thông tin kĩ càng để biết thêm về hoàn cảnh gia đình, việc làm, điều kiện kinh tế của học sinh. Từ đó sẽ phần nào hiểu hơn về học sinh, về gia đình học sinh để có phương pháp làm việc phù hợp, và dễ có sự thông cảm hơn.

Tôi từng nói chuyện với nhiều phụ huynh, ban đầu họ rất gay gắt, thậm chí sỗ sàng khi nói chuyện qua điện thoại. Nhưng khi tôi mời họ lên trường và trao đổi thân tình, nhẹ nhàng, nhiều người mẹ của các em học sinh bỗng xem tôi trở thành người tâm sự nỗi niềm trong gia đình. Không ít trường hợp họ khóc khi tôi hỏi thăm thêm về gia đình, và như đã kìm nén từ lâu, những ấm ức về người chồng, người cha, về hoàn cảnh gia đình với nhiều trắc trở cứ thế tuôn ra. Và cũng chẳng cần tôi nói gì thêm, họ đã hứa sẽ quan tâm, dạy dỗ các cháu nhiều hơn, và quả thật, các em tiến bộ thấy rõ.

Thứ hai,người giáo viên chủ nhiệm không nên đẩy phụ huynh về phía đối lập quan điểm mình, đổ lỗi cho việc giáo dục gia đình khi các em vi phạm nội quy. Mà cần nói rõ, và thể hiện thiện chí với phụ huynh, rằng thầy cô cũng như phụ huynh, có mục tiêu chung là muốn giúp đỡ các em, muốn các em nên người. Để thực hiện tốt điều đó, rất cần sự hỗ trợ, cộng tác của phụ huynh.

Tôi xin chia sẻ câu chuyện nhỏ về một em học sinh lớp tôi chủ nhiệm nhiều năm trước rất nghịch, có lần lén lấy của bố mẹ một món đồ giá trị đem lên trường, em lấy ra chơi trong tiết học, và bị tạm tịch thu. Vì đây là món đồ có giá trị cao, nên tôi gọi điện cho bố em để hỏi, và biết em lén lấy đi. Tôi hẹn phụ huynh lên trường và trả lại món đồ nhưng cũng không quên làm  biên bản cũng như chụp ảnh bàn giao. Biết em cũng đang rất lo lắng nên tôi đề nghị phụ huynh thông báo với em là cô giáo vẫn giữ, chỉ trả lại khi có cố gắng trong học tập và rèn luyện, và có kết quả tiến bộ cuối năm.  Thời gian sau đó, em tiến bộ rất nhiều, không còn nghịch phá và cố gắng trong học tập nhiều so với trước kia.

Tâm lý chung của phụ huynh luôn có xu hướng thiên vị con mình, giảm nhẹ đi những vi phạm của các em, vì trong mắt bố mẹ con mình lúc nào cũng nhỏ dại. Nắm bắt được điều này, người giáo viên chủ nhiệm không nên có những ứng xử tiêu cực, nóng giận khi phụ huynh tỏ thái độ bao che con, mà nên bình tĩnh phân tích, để họ cộng tác trong tinh thần cầu thị.

Dĩ nhiên, có khi gặp những phụ huynh thiếu tôn trọng giáo viên, cũng phải cứng rắn, nhưng phải thực hiện các bước xử lý đúng theo quy định của ngành với đầy đủ các minh chứng về vi phạm của học trò, giấy mời hoặc tin nhắn làm việc, thậm chí khi làm việc trực tiếp với phụ huynh phải có sự chứng kiến của đồng nghiệp, học trò, hoặc cấp trên để đảm bảo tính khách quan và an toàn cho bản thân.

Tôi hay ví von vui rằng giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh giống như hai con trâu cùng kéo một cái cày. Nếu phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp và hợp lý, thì công việc chung của cả hai sẽ nhẹ nhàng, vui vẻ và hiệu quả hơn khi vun xới cánh đồng là tâm hồn, là tri thức, nhân cách của các em học sinh.

Vũ Thị Thu Mai(Giáo viên trường THPT Hermann Gmeiner Đà Lạt)

Chuẩn mực người thầy và ứng xử nhân văn của phụ huynh

Chuẩn mực người thầy và ứng xử nhân văn của phụ huynh

Bước chân qua cổng trường, rồi bắt đầu vào giờ học, tâm trạng học sinh có phấn khích, có thanh thản, nhẹ nhàng, hồ hởi hay không phụ thuộc vào hình ảnh, phong cách, thái độ của giáo viên.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Theo ông Tuấn, thực tế trẻ vị thành niên nếu có nhu cầu phá thai thường lựa chọn cơ sở y tế tư nhân. Ảnh: Võ Thu

Hiện tuổi trung bình có quan hệ tình dục lần đầu của nhóm đối tượng điều tra từ 14-24 tuổi là 18,7 tuổi, sớm hơn so với kết quả điều tra trước đó (là 19,6 tuổi năm 2010). 15% số vị thành niên, thanh niên tham gia nghiên cứu cho biết đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân, cao hơn khoảng gấp đôi so với các kết quả điều tra trước đó (năm 2003-2008).

Theo ông Đinh Huy Dương, Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), tuổi quan hệ tình dục ngày càng thấp, nhưng kiến thức, thái độ và kỹ năng liên quan sức khỏe sinh sản của vị thành niên còn khá hạn chế.

Chỉ 17,4% trả lời đúng câu hỏi về thời điểm mà người phụ nữ có thể có thai. Gần 26% thanh thiếu niên 15-24 tuổi biết được các bước chính xác việc sử dụng bao cao su. Thậm chí, không ít trường hợp cho rằng chỉ cần đeo phương tiện tránh thai này khi gần xuất tinh; hoặc quan hệ lần đầu thì không thể mang thai được.

Ông Đinh Anh Tuấn cho hay hiện không ít trẻ vị thành niên, thanh niên "hồn nhiên", thoải mái đi vào hiệu thuốc mua không chỉ bao cao su, thuốc tránh thai khẩn cấp mà còn cả thuốc phá thai. Tuy nhiên, theo báo cáo của nhóm chuyên gia, rất nhiều (trên 76%) vị thành niên tham gia nghiên cứu vẫn ngại và sợ ai đó nhìn thấy bản thân mua bao cao su hoặc nghĩ mình đang làm việc gì đó sai trái.

Trong khi đó, khoảng 30% số người trong nhóm nữ từ 15-24 tuổi dù có nhu cầu về biện pháp tránh thai nhưng chưa được đáp ứng. Ở nhóm chưa từng kết hôn nhưng có quan hệ tình dục, tỷ lệ này còn cao hơn.

Dù đã đạt được những kết quả nhất định trong nỗ lực giảm số ca mang thai và phá thai vị thành niên nhưng con số thu thập được từ các bệnh viện vẫn đáng lo ngại. 

Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2022, công bố hồi tháng 8, có 51 trẻ vị thành niên trong tổng số 4.717 trường hợp phá thai tự nguyện (chiếm 1,08%), gần một nửa số ca mang thai trên 12 tuần. Bác sĩ Hà Duy Tiến, tác giả chính của nghiên cứu, cho hay khi tuổi quan hệ tình dục ngày càng giảm xuống, trong khi kiến thức về phòng tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục của vị thành niên còn chưa đầy đủ, sẽ tăng nguy cơ mang thai ngoài ý muốn.

Thông tin tại hội thảo dẫn số liệu Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) cho thấy năm 2022, tổng số trẻ dưới 18 tuổi đến xin bỏ thai ngoài ý muốn là 708, hơn 30% số trường hợp có tuổi thai từ 16-22 tuần, nghĩa là đã lớn.  

Tại Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM), năm 2021, số trẻ vị thành niên mang thai chiếm 0,74% tổng số lượt khám kế hoạch hóa gia đình ở cơ sở này. Năm 2022, tỷ lệ này giảm còn 0,59% do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Năm 2022, hơn 50 trẻ phá thai ở bệnh viện sản lớn nhất nước, có em mới 12 tuổiTrong 51 trẻ vị thành niên phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2022, người đã từng phá thai, trường hợp khác thai nhi đã 6 tháng tuổi." alt="Trẻ vị thành niên 'hồn nhiên' mua thuốc phá thai, thuốc tránh thai khẩn cấp" width="90" height="59"/>

Trẻ vị thành niên 'hồn nhiên' mua thuốc phá thai, thuốc tránh thai khẩn cấp

{keywords}

Sự việc nhầm con cách đây 4 năm xảy ra tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hoá, hiện 2 cháu bé đã tìm được cha mẹ ruột (ảnh minh họa).

Ngay sau đó phía lãnh đạo Bệnh viện đã kết nối với 2 gia đình tại TP. Thanh Hóa và gia đình sinh sống tại Đà Nẵng để nhận lại con ruột của mình.

Theo thông tin riêng, tên gọi ở nhà của cháu bé mà anh chị H.H (đang sinh sống tại TP. Thanh Hóa) là B., cháu có nước da trắng trẻo. Còn bé gái được nuôi nấng và sống cùng gia đình tại Đà Nẵng có nước da đen hơn cháu B.

Sáng sớm ngày 22/6 lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa cho biết sự việc đã được phía Bệnh viện rà soát và khắc phục.

“Trước mắt các gia đình cũng đã nhận ra sự việc nhầm lẫn con rồi, hiện tại phía bệnh viện cũng đang nỗ lực phối hợp với gia đình để hỗ trợ cho các cháu về với gia đình cũng như giúp các cháu quen thân với cha mẹ ruột của mình”, vị lãnh đạo Bệnh viện cho biết.

Nói thêm về vụ việc, lãnh đạo Bệnh viện cho rằng: “Phía gia đình cũng nhắn nhủ qua phía lãnh đạo bệnh viên là sự việc là sự cố không ai muốn, và vì tương lai của các cháu nên rất mong muốn báo chí, truyền thông không quá đi sâu vào đời tư của gia đình cũng như 2 đứa trẻ.

Phía bệnh viện cũng đã và đang cố gắng nỗ lực cùng với gia đình để giúp tâm lý 2 cháu ổn định. Hiện nay 2 cháu cũng đang dần ổn định tâm lý cũng như cuộc sống bởi tình cảm con người nhất là trẻ nhỏ không thể ngày một ngày hai ổn định được”.

Được biết, hiện nay ngày nào phía lãnh đạo cũng cử người đến để động viên, làm cầu nối để khắc phục sự cố nói trên, hướng đến mục tiêu ổn định tâm lý và cuộc sống để các cháu phát triển bình thường như những em bé khác vì hai bé đều còn rất nhỏ.

(Theo Afamily.vn)

" alt="Nhầm con ở Thanh Hóa sau 4 năm nuôi" width="90" height="59"/>

Nhầm con ở Thanh Hóa sau 4 năm nuôi