Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Brentford, 23h30 ngày 12/4: Khó cho Pháo thủ


相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Wolves vs Tottenham, 20h00 ngày 13/4 -
-Đình làng và nhà văn hóa thôn Lại Đà (Hà Nội) từ đầu tháng 6 đến nay tối nào cũng sáng đèn đến khuya để phục vụ cho các sĩ tử cuối cấp ôn thi vào cấp III và đại học. Lớp mở miễn phí và người dạy cũng là các anh chị của các em đã hoặc sắp tốt nghiệp ĐH. Tới đình làng luyện đại học đêm
TIN LIÊN QUAN
Sĩ tử khốn đốn với dịch vụ mùa thi
Sĩ tử sì sụp cầu may trước giờ "cân não"
Sĩ tử chênh vênh giữa 'du' và 'đại'
"> -
iPhone thu cũ của người dùng sẽ đi về đâuĐại lý bán lẻ thay mặt bên thứ 3 thu cũ iPhone. Ảnh: Apple.
Thu cũ - đổi mới trở thành chính sách bán hàng được các hệ thống bán lẻ trong nước đẩy mạnh thời gian qua. Tuy nhiên, đại lý không trực tiếp giải quyết thiết bị nhận lại từ người dùng. Doanh nghiệp sẽ giao lại cho một đơn vị bên thứ 3 xử lý, làm mới và cung ứng ra thị trường.
Trả lời Zing, đại diện FPT Shop cho biết công ty không trực tiếp xử lý lượng thiết bị thu cũ từ khách hàng. Một đơn vị khác sẽ thực hiện việc đó.
Tương tự, ông Tuấn Minh, quản lý ngành hàng Apple của Hoàng Hà Mobile chia sẻ đại lý này hợp tác cùng Comp Asia, một doanh nghiệp chuyên thu cũ, tân trang điện thoại có trụ sở tại Singapore để nhập sản phẩm thu lại.
Bên cạnh Comp Asia, các nhà bán lẻ tại Việt Nam còn hợp tác với SKTEL, một đơn vị có công năng tương tự.
Sản phẩm sẽ được phía đại lý đánh giá dựa trên thang điểm của đối tác thu cũ. Comp Asia có 5 mức đánh giá A-F. Trong đó, mức B là thường gặp nhất với một số vết xước nhỏ ở cạnh máy, màn hình. Trong khi đó, hạng C dành cho sản phẩm có tuổi đời 1-2 năm. Những vết lõm có thể nhận ra rõ ràng. Từ thang điểm tình trạng, sản phẩm sẽ được báo mức giá thu cũ phù hợp.
Sau khi được tân trang, sản phẩm được bán ra với giá rẻ hơn. Ảnh: Comp Asia.
Sau đó, thiết bị được chuyển giao cho công ty phụ trách thu cũ. Ở đây, công ty sẽ tân trang ngoại hình, thay thế linh kiện nếu có hỏng hóc và tiếp tục vòng đời sản phẩm. Ví dụ, chiếc iPhone 13 Pro sau khi tân trang được bán lại với mức 1.159 SGD (khoảng 20 triệu đồng).
Con số này tương đương giá bán phiên bản qua sử dụng của mẫu điện thoại này tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc mua hàng tại những đơn vị này đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế tiêu dùng và được bảo hành thiết bị qua sử dụng.
Trong khi đó, một số đơn vị khác chọn tự tân trang, sửa chữa thiết bị để bán lại, tối ưu chu trình. “Với thiết bị cũ, chúng tôi sẽ kiểm tra và đưa vào mục iPhone qua sử dụng, bán cho khách có nhu cầu. Đây là giải pháp cho những khách hàng tìm kiếm thiết bị giá tốt, nguồn gốc rõ ràng và bảo hành dài hạn”, đại diện hệ thống Di động Việt nói.
Thực tế, mặt hàng iPhone cũ được xem là sản phẩm nhạy cảm tại các đại lý chính hãng. Theo thỏa thuận của đối tác ủy quyền (AAR) với Apple, doanh nghiệp không được kinh doanh iPhone xách tay, trốn thuế, kể cả máy qua sử dụng. Các nhà bán lẻ trong nước vẫn có mục iPhone cũ, nhưng chỉ bán máy mã VN/A, hoặc thiết bị sửa chữa sau thời gian đổi trả của khách.
Robot tái chế Daisy của Apple có thể tách rời từng bộ phận của chiếc iPhone, giúp tận dụng các linh kiện cũ tốt hơn. Ảnh: Cnet.
Trong khi đó, tại các quốc gia có Apple Store, việc thu cũ được Táo khuyết trực tiếp thực hiện. Theo TechVision, công ty sẽ nhận điện thoại của khách và đổi lại bằng phiếu mua hàng hoặc trừ thẳng vào giá thiết bị mới. Điện thoại cũ được tân trang và phân phối đến những thị trường iPhone chưa phổ cập như Ấn Độ, châu Phi.
Mặt khác, với những sản phẩm quá cũ, vỡ nát, Táo khuyết sử dụng robot chuyên dụng để tách dỡ linh kiện. Qua đó, nhiều loại vật liệu quý như vàng, coban, bạc, bạch kim được thu lại. Trong khi đó, những chất nguy hại sẽ được chuyển đến nhà máy khác để tiếp tục tái chế.
(Theo Zing)"> -
Chi 20 triệu đồng mua iPhone 14 không thể nghe gọiNgười dùng Việt quan tâm dòng iPhone 14 Pro Lock vì mức giá rẻ. Ảnh: NVCC.
Trên thị trường, iPhone 14 Pro lock và iPhone 14 Pro Max lock đang có giá lần lượt là 18 triệu đồng và 21 triệu đồng. Mức giá này rẻ hơn 11-13 triệu đồng so với hàng chính hãng cùng phiên bản.
Những mẫu máy này tuy không thể sử dụng SIM của các nhà mạng Việt Nam nhưng vẫn được nhiều người lựa chọn nhằm mục đích trải nghiệm những tính năng mới cũng như camera và các phần cứng khác vẫn hoạt động tốt.
Không thể nghe gọi
Trao đổi với Zing, anh Quách Minh Hiếu, chủ cửa hàng HLC Store, cho biết đa phần iPhone bản lock được xách tay về từ thị trường Mỹ. Năm nay, iPhone 14 tại thị trường này đã không còn sử dụng SIM vật lý mà chỉ sử dụng eSIM nên hiện tại chưa có cách để sử dụng SIM các nhà mạng Việt.
Anh Hiếu cũng cho biết giá iPhone 14 lock năm nay đang thấp hơn rất nhiều so với thế hệ iPhone 13 vào năm 2021. Thời điểm đó, dòng iPhone 13 về Việt Nam vẫn có thể dùng SIM ghép hoặc ICCID (một đoạn mã gồm 19-20 ký tự) để sử dụng như máy quốc tế.
iPhone 14 lock có giá rẻ hơn quốc tế 11-13 triệu đồng. Ảnh: Quỳnh Danh.
"Vào năm ngoái, giá bán ra những ngày đầu dao động 32-33 triệu đồng. Năm nay 14 Pro Max lock chỉ có giá 20-21 triệu đồng dù cùng thời điểm. Tuy iPhone 14 lock Mỹ năm nay không có khay SIM nhưng giá lại rẻ hơn hàng chính hãng hơn 10 triệu đồng nên vẫn được người dùng quan tâm", anh này chia sẻ.
Sức nóng của iPhone 14 lock năm nay giảm rõ rệt khi những cửa hàng bán lẻ không dám nhập hàng do không có phương án sử dụng SIM ở Việt Nam.
"Năm nay cửa hàng không nhập máy lock bởi máy về từ thị trường Mỹ không thể sử dụng SIM vật lý, máy về từ các thị trường khác khi lắp SIM ghép hoặc mã ICCID cũng liên tục gặp lỗi", chị Nguyễn Hiền, đại diện cửa hàng Táo Xanh (Hà Nội), cho biết.
Không chỉ các cửa hàng kinh doanh, người dùng cũng không quá mặn mà khi mua một chiếc iPhone hơn 20 triệu đồng nhưng liên tục phải đi lắp lại SIM ghép và nhập mã ICCD mới.
Chị Hiền cũng tiết lộ mỗi chiếc iPhone lock bán ra cửa hàng chỉ lời 500.000-1 triệu đồng.
Mua về để trải nghiệm
Chị Hiền cho biết thêm hiện iPhone 14 lock vẫn được một số khách hàng đam mê công nghệ quan tâm. Những người này không sử dụng máy với mục đích nghe, gọi nên không chú trọng việc không thể lắp SIM và xem máy lock như một chiếc máy phụ.
"Giờ ở đâu cũng có Wi-Fi, nên nhiều người dùng mua máy lock để làm máy phụ và sử dụng thêm một chiếc smartphone nữa làm máy chính", chị này nhận định.
iPhone 14 lock được nhiều người dùng lựa chọn để trải nghiệm mà không cần SIM. Ảnh: Thúy Hạnh.
"iPhone 14 Pro Max trên thị trường đang khan hàng, giá cũng bị đẩy lên cao nên mình chọn hàng lock. Giá máy rẻ hơn hàng chính hãng 10 triệu đồng. Năm nay dòng Pro chống rung khá tốt nên mình chấp nhận chi 20 triệu đồng mua máy để phục vụ nhu cầu quay video TikTok", anh Hữu Khang (Cầu Giấy, TP.Hà Nội) chia sẻ.
Anh Hữu Phúc, nhân viên văn phòng tại TP.HCM, cũng chọn mua máy lock với mục đích chính là để trải nghiệm.
Anh cho biết bản thân đang dùng iPhone 12 Pro, nhưng dòng sản phẩm mới của Apple với tính năng Dynamic Island khiến anh rất hứng thú. Bên cạnh đó, nhờ điều kiện kinh tế cho phép nên anh lựa chọn mua máy lock và sử dụng song song chiếc iPhone 12 Pro để nghe gọi.
Đại diện cửa hàng HLC Store tiết lộ khách hàng tìm đến cửa hàng mua máy lock đa phần với mục đích quay phim, chụp ảnh hoặc phục vụ sở thích cá nhân.
iPhone lock là iPhone được bán ra kèm hợp đồng của nhà mạng (được quản lý theo số IMEI, phần cứng hoàn toàn như nhau) nên chỉ dùng được SIM của nhà mạng đó. iPhone lock trên thị trường Việt Nam thường là máy từ Mỹ, Nhật Bản.
Những thiết bị này không thể kích hoạt và sử dụng với SIM nhà mạng Việt Nam. Để có thể nghe gọi, sử dụng Internet với nhà mạng Việt, người dùng phải sử dụng một loại linh kiện đặc biệt gọi là SIM ghép để "đánh lừa" chiếc iPhone.
Ngoài SIM ghép, các cửa hàng kinh doanh iPhone lock còn có thể sử dụng mã ICCID (Integrated Circuit Card Identifier). Mã này là một dãy số của sim bao gồm 19 hoặc 20 ký tự được in lên bề mặt của SIM và được lưu vào bộ nhớ của thẻ SIM. Mã số phù hợp sẽ tiến hành mã hóa chiếc iPhone lock, phục hồi các chức năng liên quan đến SIM.
Việc chuyển hoàn toàn sang sử dụng eSIM, không có khe cắm vật lý khiến việc “vượt rào” trở nên khó khăn. Chiếc iPhone 14 tại thị trường Mỹ không còn vị trí để người dùng gắn SIM ghép, qua mặt phần mềm kiểm soát.
Tại Việt Nam, từng có người bằng cách can thiệp phần mềm, đưa được eSIM vào iPhone khóa mạng. Tuy nhiên cách thức thực hiện này khó khăn, phải khai thác lỗ hổng lập trình của Apple. Thông qua một bản cập nhật, "Táo khuyết" đã có thể dễ dàng vá lỗi.
(Theo Zing)
">