Nhận định, soi kèo Luton Town vs Bristol City, 21h00 ngày 21/4: Lên tiếng đúng lúc

Giải trí 2025-04-25 18:38:55 12397
ậnđịnhsoikèoLutonTownvsBristolCityhngàyLêntiếngđúnglútin ngắn   Pha lê - 21/04/2025 08:12  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://jp.tour-time.com/news/69e693418.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo góc Barcelona vs Mallorca, 2h30 ngày 23/4

{keywords}Toàn cảnh Hội thảo tại điểm cầu Việt Nam. Ảnh:ksndtc.gov.vn

Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo tập huấn về điều tra tội phạm mạng. Ông Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao và ông Christopher Klein, Phó Đại sứ – Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.

Tham dự hội thảo tại điểm cầu Việt Nam, có đại biểu đại diện một số đơn vị thuộc VKSND Tối cao, VKSND cấp cao tại Hà Nội, VKSND thành phố Hà Nội; ông Cory Dunne, Tùy viên quốc gia Cơ quan Điều tra An ninh Nội địa Hoa Kỳ; ông Jon Gandomi, Điều phối viên Chương trình thực thi pháp luật và tư pháp hình sự (INL);... Hội thảo được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ các điểm cầu Việt Nam, Hoa Kỳ và Malaysia.

{keywords}
Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Quang Dũng phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: ksndtc.gov.vn

Theo Cổng thông tin của VKSND Tối cao, phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao đã cảm ơn sự hỗ trợ của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam trong quá trình chuẩn bị và tổ chức hội thảo trực tuyến cũng như các chuyên gia đã dành thời gian chia sẻ những kinh nghiệm cho phía Việt Nam.

Trong những năm gần đây, tình hình an ninh mạng đã và đang là vấn đề nóng của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các hoạt động tội phạm trên không gian mạng ngày càng phức tạp và tinh vi, đe dọa nghiêm trọng tới an ninh và nền kinh tế của các quốc gia.

Tội phạm công nghệ cao là một trong những loại tội phạm mới xuất hiện Việt Nam trong khoảng một thập kỷ gần đây, nhưng với sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng Internet đã làm phát sinh và phát triển nhanh chóng loại tội phạm này tại Việt Nam.

Các hoạt động tội phạm liên quan đến phá hoại hệ thống máy tính bằng cách phát tán các mã độc, ăn cắp các thông tin về thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của nạn nhân, chiếm dụng và sử dụng trái phép tài nguyên máy tính, vi phạm bản quyền, tống tiền, đánh bạc, sử dụng máy tính để cưỡng đoạt tài sản, mại dâm, mua bán người, mua bán ma túy...

Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Quang Dũng cho biết: Chìa khoá thành công trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mạng là sự hài hoà của các luật phòng, chống liên quan cùng các cam kết hợp tác song phương, đa phương chặt chẽ giữa các cơ quan thực thi pháp luật của các nước trên thế giới. Do vậy, việc tăng cường hợp tác quốc tế nhằm học tập và chia sẻ kinh nghiệm về kỹ năng điều tra tội phạm mạng với các quốc gia có thế mạnh về phát triển các thành tựu khoa học kỹ thuật hình sự, đặc biệt là điều tra kỹ thuật số, giám định tư pháp, trong đó có kinh nghiệm của Hoa Kỳ được VKSND Tối cao Việt Nam hết sức coi trọng.

{keywords}
Chuyên gia chia sẻ từ đầu cầu tại Hoa Kỳ. Ảnh: ksndtc.gov.vn

Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Cơ quan Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ giới thiệu các quy định pháp luật và chia sẻ kinh nghiệm về điều tra trực tuyến liên quan đến một số loại tội phạm mạng điển hình; điều tra gian lận trực tuyến trong bối cảnh dịch Covid-19; các quy định liên quan đến lưu giữ và thu thập bằng chứng kỹ thuật số; về các trang website đen, gian lận thẻ tín dụng trực tuyến và thảo luận một số tình huống của vụ án đã thực hiện.

Bên cạnh đó, các đại biểu đại diện các cơ quan phía Việt Nam cũng đã trao đổi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến tội phạm mạng gắn với quy định pháp luật và thực tiễn của Việt Nam.

Trước đó, sáng ngày 22/12, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Quang Dũng đã có buổi tiếp ông Christopher Klein, Phó Đại sứ – Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hai bên đã trao đổi các quan điểm chung về hình thức tội phạm mạng, đặc biệt là tội phạm mua bán người ở cả hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ.

D.V

 

6 tỉnh miền Trung diễn tập ứng phó sự cố tấn công vào máy chủ dịch vụ

6 tỉnh miền Trung diễn tập ứng phó sự cố tấn công vào máy chủ dịch vụ

Có chủ đề “Phối hợp ứng phó sự cố tấn công hệ thống máy chủ dịch vụ và phá hủy dữ liệu”, diễn tập đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2020 của cụm mạng lưới ứng cứu sự cố số 4 vừa được tổ chức tại Hà Tĩnh.

">

Hội thảo tập huấn về điều tra tội phạm mạng

-Shimizu Masaaki là phó giáo sư ngành Việt Nam học của ĐH Osaka, Nhật Bản. Ông từng học tiếng Việt ơ Hà Nội vào những năm 1990. Nhân dịp khoa Tiếng Việt (ĐHQG Hà Nội) sắp kỷ niệm 45 năm thành lập, ông đã có bài viết nhớ lại một thời sinh viên của mình.

Vào những năm đầu của thập niên 90, việc xin visa sang Việt Nam còn rất khó khăn, tôi đã phải huỷ bỏ 2 vé máy bay trước khi lên đường sang Việt Nam chỉ bởi vì cái tội vừa mới nghe tin trường mình kí kết hợp đồng với Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mà đã phấn khởi đến mức chưa có visa đã lật đật đi mua vé máy bay.

Nhận được tin đã có visa rồi thì tôi lên xe đến Tokyo luôn để xin visa tại Đại sứ quán Việt Nam. Trong khi chờ đợi nhân viên đại sứ quán tới, tôi đã gặp một cụ già mặc áo bà ba tuyệt đẹp. Cụ ấy khuyên tôi bằng tiếng Việt rằng đến Việt Nam thì phải mang theo Seirogan (loại thuốc trị bệnh tiêu chảy). Tôi nghĩ chắc là cụ bà đã sống ở Nhật lâu ngày nên mới cẩn thận như vậy chăng. Tôi cầm hộ chiếu có in visa, chào bà cụ rồi về thẳng Osaka luôn.

{keywords}

Shimizu Masaaki (giữa) khi còn là sinh viên ở B7bis. Ảnh do tác giả cung cấp.

Sau khi chia tay bạn bè, người thân ra tiễn tôi ở sân bay Osaka, máy bay cất cánh bay sang Bangkok vì hồi đó chưa có chuyến nào bay thẳng đến Hà Nội. Qua 2 ngày quá cảnh ở Bangkok, tôi đã đặt chân đến sân bay Nội Bài, nơi tôi có nhiều kỉ niệm nhất đứng thứ hai sau B7bis. Ông tài xế chở tôi đến phố Đại Cồ Việt. Tôi còn nhớ trên đường đến đấy ông đã đố tôi mấy câu tiếng Việt cực kì khó nghe và nói “đây là tiếng Việt thật sự!”. Cuộc sống ở Hà Nội của tôi bắt đầu như vậy.

Kí túc xá B7bis không những vừa là nơi ăn ở vừa là nơi học, mà còn là nơi lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với các nhà Việt Nam học trên thế giới, trong đó có cả học giả Nhật Bản. Hồi đó tôi không hề biết giáo sư ở phòng bên cạnh là một học giả cực kì nổi tiếng và có công lao to lớn trong giới Việt Nam học tại Mĩ mà chỉ biết đó là thầy Ô-ha-rô (tức là GS Stephen O’Harrow) hay đến phòng mình uống trà trò chuyện với nhau mà thôi. Nhưng đối với tôi B7bis cũng là một nơi có đủ điều kiện để hiểu biết về ngôn ngữ và văn hoá “bình dân” của Việt Nam. Đặc biệt là các chú bảo vệ đã dạy cho tôi nhiều điều hết sức quan trọng trong cuộc sống ở Hà Nội. Sau khi học xong giờ học trên lớp – hồi đó phần nửa bên trái của kí túc xá là lớp học và các văn phòng khoa tiếng Việt, còn phần nửa bên phải là phòng ăn, căng tin và căn phòng nghỉ của lưu học sinh – tôi thường chạy đến phòng bảo vệ uống trà và nói chuyện. Chính các chú bảo vệ là người đã chỉ cho tôi cách hút thuốc lào và cho tôi nếm thịt chó, và họ cũng đã giới thiệu cho tôi thợ làm đàn ghi-ta thật giỏi.

Thời gian học ở B7bis chỉ độ khoảng nửa năm, nhưng trong một thời gian ngắn như vậy mà tôi đã được học khá nhiều môn, và giá trị của những môn mà tôi đã được học đến bây giờ vẫn chưa phai đi chút nào. Trước tiên là môn tiếng Việt do thầy Lê Văn Phúc giảng dạy. Tôi quen với khuôn mặt của thầy Phúc từ trước thông qua băng video tiếng Việt trung cấp do thầy Tomita soạn trong thời gian thầy Phúc sang dạy tiếng Việt ở Đại học Ngoại ngữ Osaka. Đến năm 1990 thầy vẫn còn trẻ trung và vui vẻ như trong băng video. Thầy hay kể cho tôi nghe về những ngày thầy dạy ở Osaka. Điều đó đã làm cho tôi cảm thấy như đang ở nhà, tạo ra một bầu không khí ấm áp trong giờ của thầy.

Môn thứ hai là Phương ngữ tiếng Việt của cô Hoàng Thị Châu. Môn này cũng làm nền tảng cơ sở rất quan trọng cho việc nghiên cứu của tôi bây giờ. Có một hôm thầy Ô-ha-rô đến phòng tôi nói chuyện phiếm như thường ngày. Thầy chợt cầm lấy một quyển sách tôi để trên bàn và hỏi “Cô giáo này là ai?”. Tôi trả lời đó là cô Hoàng Thị Châu dạy phương ngữ học cho tôi. Sau đó thầy chép lại tên sách và tác giả. Nghe nói mấy tháng sau cô Châu được thầy Ô-ha-rô mời sang thuyết trình về chuyên môn ở chỗ thầy. Chắc đó cũng là một cơ duyên mà kí túc xá B7bis đã tạo nên chăng? Khoảng chừng mười năm sau, khi tôi nghe được tin sách Tiếng Việt trên các miền đất nước của cô – chính là sách giáo trình cho giờ học của tôi và anh Kasuga – đã nhận được Giải thưởng Nhà nước, thì tôi sang Việt Nam luôn để chúc mừng cô và tặng một chút quà của anh Kasuga và tôi như là học trò cũ của cô.

Còn một môn nữa là Ngữ âm tiếng Việt do thầy Mai Ngọc Chừ phụ trách. Tôi còn nhớ rất kĩ những lời giảng thật dễ hiểu của thầy Chừ, mặc dù nội dung giờ của thầy lúc nào cũng gồm những lí thuyết rất phức tạp nên nhiều khi khó hiểu. Đến bây giờ cách giảng dạy của thầy Chừ vẫn là những bài giảng kiểu mẫu mà tôi bắt chước theo cho những giờ dạy của mình ở trường.

{keywords}

Những ngày sinh viên ở B7bis

Trong thời gian ở Việt Nam, một trong những sự kiện khiến cho lưu học sinh thấy buồn và nhớ nhà nhất là chuyện bị bệnh. Tôi cũng có một lần bị sốt nên phải nghỉ giờ của cô Châu. Nhưng hồi đó chưa có máy điện thoại di động như hiện nay. Tôi không biết làm sao nên cứ nằm thiêm thiếp trên giường thì trong giấc mơ tôi nghe thấy tiếng của ai đó nghe quen quen. Tôi mở mắt ra thì hoá ra đó là tiếng của cô Châu. Cô mang theo hoa quả đến tận phòng của tôi và vừa gọt vỏ cam vừa hỏi thăm sức khoẻ tôi. Tôi quá xúc động nhưng hồi đó tôi chưa thể biểu đạt hết trăm phần trăm cảm nghĩ của mình bằng tiếng Việt. Thực ra lúc đó tôi cảm thấy như mình đang được ẵm trong vòng tay ấm áp của người mẹ. Đó cũng là một kỉ niệm không thể nào quên được ở B7bis.

Sau khi tôi thực tập phương ngữ Nam bộ ở miền Nam từ cuối tháng 10 năm 1990 đến đầu tháng 3 năm 1991, tôi nghe tin thầy Nguyễn Tài Cẩn đã về nước sau khi dạy xong ở Pháp nên tôi trở về Hà Nội luôn để xin được gặp thầy và được học mấy buổi với thầy. Nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô khoa tiếng Việt và khoa Ngôn ngữ, đặc biệt là của thầy Trần Trí Dõi, tôi được gặp thầy Cẩn và được học mấy buổi với thầy. Thầy đọc rất kĩ những câu hỏi tôi gửi đến thầy trước và trả lời cho tôi thật tử tế. Tôi vẫn nhớ thầy vừa cầm điếu thuốc lá Nga vừa trình bày lí thuyết lịch sử ngữ âm tiếng Việt cho tôi. Cũng có một hôm thầy dẫn tôi đến nhà thầy và học luôn trong phòng đầy sách. Trong thời gian đó, khu Bách khoa đã có nhà khách mới gọi là “A2”. Thực ra nó đầy đủ tiện nghi hơn B7bis, như nước nóng, máy điều hoà, v.v. nên tôi đặt phòng ở đấy. Nhưng rốt cuộc thì hàng ngày tôi vẫn lại sang B7bis gặp bạn cũ ăn cơm nói chuyện với họ, chỉ đến tối khuya thì tôi mới về A2 để ngủ mà thôi.

Nghe nói những quán phở, quán bún chả ở phố Đại Cồ Việt hiện nay hoàn toàn không còn nữa. Còn nhớ có một buổi tối, tôi ngồi ở phòng bảo vệ và than đói bụng, thì chú bảo vệ lập tức chạy đi mua bánh mì cho tôi. Không biết tiếng rao “bánh mì nóng” quen thuộc mỗi buổi tối bây giờ có còn không. Những hàng quán, những tiếng rao…, rất nhiều, rất nhiều hình ảnh và âm thanh trong không gian B7bis vẫn còn mãi trong kí ức của tôi, và đó chính là động cơ làm cho tôi phấn khởi trong việc dạy tiếng Việt ở Osaka.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các thầy cô, các anh chị và các bạn đã cho tôi nhiều kỉ niệm đẹp, không thể nào quên ở B7bis và tôi xin gửi lời chúc mừng 45 năm thành lập Khoa Tiếng Việt của chúng ta ngày đó – Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt của ngày hôm nay.

  • Shimizu Masaaki
">

Thời sinh viên khó quên ở Việt Nam của PGS Nhật

{keywords}Mã OTP thường xuất hiện khi người dùng thực hiện các giao dịch thanh toán như chuyển khoản, mua hàng online. (Ảnh minh họa: Internet)

Hiện nay có 3 hình thức xác thực OTP được dùng phổ biến trong giao dịch trực tuyến là SMS OTP, Token key và Smart OTP.

SMS OTP là hình thức xác thực được sử dụng nhiểu nhất. Mã OTP sẽ được gửi bằng tin nhắn SMS về số điện thoại đã đăng ký của khách hàng. Hầu hết các ngân hàng và doanh nghiệp lớn đều sử dụng hình thức SMS OTP để tạo lớp bảo mật thứ hai cho tài khoản của khách hàng. Tuy nhiên, hạn chế của hình thức này là SMS OTP không thể sử dụng được khi điện thoại bị mất sóng hay không cài đặt dịch vụ chuyển vùng quốc tế khi ra nước ngoài.

Token key là một thiết bị có thể tạo ra mã OTP mà không cần kết nối Internet. Nhưng đây là thiết bị rời, nhỏ gọn nên dễ bị đánh cắp hoặc làm rơi, cần được bảo quản cẩn thận. Mỗi tài khoản ngân hàng phải dùng một Token key riêng và người dùng được yêu cầu đổi Token key mới sau một thời gian quy định.

Smart OTP là một hình thức kết hợp giữa SMS OTP và Token key, được tích hợp với ứng dụng trênaSmartphone, máy tính bảng. Hầu hết các ngân hàng lớn tại Việt Nam như BIDV, VietinBank, Vietcombank,.. đều đang sử dụng hình thức xác thực bằng Smart OTP và dần thay thế SMS OTP. Để sử dụng Smart OTP, người dùng phải đăng ký với ngân hàng. Một ưu điểm của hình thức xác thực Smart OTP là không thể có nhiều thiết bị sử dụng chung một ứng dụng tạo ra mã OTP, do vậy tính bảo mật được đảm bảo tuyệt đối.

Bảo mật bằng việc xác thực qua mã OTP được coi là hình thức bảo mật an toàn, tuy nhiên bạn cần bảo vệ mã OTP này, tránh để lộ mã OTP và mật khẩu của ứng dụng thanh toán. Các ngân hàng và tổ chức thanh toán đều khuyến cáo khách hàng của mình không giao dịch thanh toán trên các máy tính lạ, hay cung cấp mật khẩu, mã OTP cho bất kỳ ai. Trong trường hợp phát hiện mật khẩu bị lộ hay điện thoại bị mất, phải thông báo khẩn cấp tới ngân hàng để khóa chức năng thanh toán online của tài khoản.

Sự ra đời của mã OTP nhằm giúp ngăn chặn, giảm thiểu những rủi ro tài khoản của người dùng bị tấn công khi mật khẩu bị lộ hoặc hacker xâm nhập. Do đó, chỉ có kẻ gian mới yêu cầu bạn cung cấp OTP qua điện thoại hoặc tin nhắn. Những đối tượng này có thể giả dạng thành nhân viên của đơn vị nào đó gọi điện thoại, thông báo bạn trúng thưởng hoặc vì một lý do bất kỳ và bắt bạn đọc mã OTP vừa gửi đến. Khi cung cấp mã OTP cho chúng, đồng nghĩa bạn vừa đánh mất tài khoản.

Sau khi tài khoản bị đánh cắp, đối tượng lừa đảo có thể đổi thông tin tài khoản và đánh cắp tiền dễ dàng. Tùy vào độ bảo mật của bên cung cấp dịch vụ bạn sử dụng, có thể gây cản trở chúng trong một thời gian. Trường hợp này, nếu có xác thực tài khoản chính chủ, người dùng có thể khóa tài khoản tự động (nếu có) hoặc liên hệ ngay đến bộ phận chăm sóc khách hàng để nhờ hỗ trợ.

Để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, quá trình rút tiền từ tài khoản ngân hàng, các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn để che giấu nhận dạng ngoại hình, đi rút tiền mặt tại các máy ATM của nhiều ngân hàng trên các địa bàn khác nhau.

Bộ Công an cảnh báo đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần nâng cao cảnh giác, tăng cường bảo mật thông tin trên các website, e-mail và thiết bị điện tử… xác lập quy trình đăng nhập nhiều bước, nhận cảnh báo sớm, không để các đối tượng lợi dụng, có những hành vi vi phạm pháp luật.

Đ.P

Đã đến lúc loại bỏ hình thức xác thực qua SMS OTP?

Đã đến lúc loại bỏ hình thức xác thực qua SMS OTP?

Những vụ mất tiền trong tài khoản ngân hàng thời gian gần đây đã dấy lên hồi chuông báo động về phương thức xác thực thanh toán bằng mã OTP gửi qua tin nhắn đến điện thoại (SMS OTP).

">

Hiểu đúng về mã OTP để bảo vệ tài khoản cá nhân trên mạng

Soi kèo phạt góc Genoa vs Lazio, 23h00 ngày 21/4

Ngày 8/12, UBND phường Phương Sài (TP Nha Trang, Khánh Hòa) có báo cáo vụ việc ba người bán hàng rong xô xát với du khách Trung Quốc tại chùa Long Sơn. Đồng thời Công an phường Phương Sài cũng đã mời ba người trên về trụ sở làm việc vì có hành vi gây rối trật tự công cộng. 

"UBND phường Phương Sài chỉ đạo Công an phường khẩn trương thu thập đầy đủ bằng chứng đồng thời xử lý nghiêm hành vi gây rối trật tự công cộng. Hành vi tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh", bà Trần Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND phường Phương Sài thông tin.

Người bán hàng rong xô xát, cự cãi với du khách Trung Quốc tại chùa Long Sơn, Nha Trang (Ảnh cắt từ clip)

Người bán hàng rong xô xát, cự cãi với du khách Trung Quốc tại chùa Long Sơn, Nha Trang (Ảnh cắt từ clip)

Trước đó mạng xã hội TikTok lan truyền đoạn clip ghi lại hình ảnh những người bán hàng rong xô xát với một số du khách Trung Quốc tại chùa Long Sơn. Ngay khi đoạn clip lan truyền, Công an phường Phương Sài đã mời 3 người bán hàng rong tại sân chùa Long Sơn gồm T.T.N.T. (30 tuổi), T.T.N.Y. (28 tuổi) và N.T.N. (30 tuổi, cùng trú TP Nha Trang) lên làm việc.

Theo lời khai, vào khoảng 13h20 ngày 01/12/2024, T.T.N.T bán cho 2 du khách nước ngoài 1 bó nhang với giá 10.000 đồng. Du khách nước ngoài đã đưa 50.000 đồng, T. trả lại tiền thừa 40.000 đồng. Hai du khách trên đi viếng chùa 15 phút sau quay lại đòi trả tiền thừa thêm vì cho rằng trước đó đã đưa cho T. tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng chứ không phải 50.000 đồng. Sau đó 2 bên có cải nhau và xô xát qua lại và được mọi người xung quanh can ngăn. 

Hiện tại, do không tìm được người bị hại nên chưa xác định được hành vi vi phạm. Công an phường tiếp tục củng cố hồ sơ, trích xuất camera tại chùa để tiếp tục xử lý và sau đó có báo cáo đầy đủ hơn.

Nguyễn Gia">

Xử lý 3 người bán hàng rong ở Nha Trang xô xát với du khách

Sở Y tế kiến nghị UBND TP hỗ trợ 209 tỷ đồng từ ngân sách để các bệnh viện chi thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03 trong năm nay (với các bệnh viện mà nhân viên chưa được hưởng).

Đồng thời, kiến nghị mở rộng đối tượng hưởng thu nhập tăng thêm từ Nghị quyết 03, bao gồm tất cả viên chức, người lao động trong chỉ tiêu biên chế được giao và theo đề án vị trí việc làm. Ước tính số tiền ngân sách phải cấp bổ sung năm 2022 để thực hiện là 305 tỷ đồng.

“Con số này không nhỏ, khoảng 500 tỷ, nhưng để giữ chân và tạo sinh khí làm việc cho nhân viên y tế, việc này cần được giải quyết”, ông Thượng tâm tư. 

Nhân viên y tế TP.HCM sau dịch Covid-19 lại đối mặt với dịch sốt xuất huyết, bệnh hô hấp...

Thứ hai, nhân viên y tế nghỉ việc ngày càng tăng. Mới 9 tháng của năm 2022, y tế TP có trên 1.000 nhân viên nghỉ việc (tương đương số lượng của cả năm 2021).

Trong đó, đáng lo ngại là điều dưỡng nghỉ rất nhiều khiến một số khoa ghi nhận hiện tượng bác sĩ nhiều hơn điều dưỡng. Tình trạng này rất hiếm xảy ra nhưng đang có xu hướng phổ biến. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, theo dõi người bệnh. Nhân sự mới tuyển dụng lại không đủ bù đắp số đã nghỉ. 

Thứ ba, các trạm y tế chưa thu hút được người dân khám chữa bệnh ban đầu. Nguyên nhân chủ yếu là do thuốc của trạm chưa đủ đáp ứng nhu cầu. 

Thứ tư, bệnh viện công lập gặp khó trong cung cấp dịch vụ tiện ích phục vụ cho người bệnh như bãi giữ xe, căn tin. Trước đây, bệnh viện chỉ cần xin ý kiến Sở Y tế để thực hiện. Nhưng nay, bệnh viện phải chờ Sở Tài chính và UBND TP phê duyệt. Hiện chỉ có Bệnh viện Từ Dũ được phê duyệt. 

Thứ năm, người dân mắc các bệnh tâm thần, truyền nhiễm, chấn thương gặp khó khăn khi thăm khám, điều trị. Lý do là Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình xuống cấp nhưng chưa được đầu tư xây mới, kéo dài rất nhiều năm qua. Hậu quả là người bệnh chịu thiệt thòi.  

Thứ sáu, tình hình tự chủ tài chính của các bệnh viện càng lúc càng khó khăn. Hiện nay, số lượt khám chưa phục hồi, một số bệnh viện mất cân đối thu chi, đặc biệt là các bệnh viện đa khoa.

Thứ bảy, nhiều bệnh viện chưa được cơ quan bảo hiểm thanh toán chi phí vượt tổng mức thanh toán. Điều này làm cho tình trạng mất cân đối thu chi của các bệnh viện càng lúc càng tăng, làm tăng thời gian giải quyết công nợ. 

“Một số bệnh viện sa vào cảnh nợ nần kéo dài, rất khó cho các giám đốc bệnh viện nhỏ, đặc biệt là các bệnh viện nhỏ”.

Ông Thượng cho hay, 7 khó khăn này tồn tại từ lâu nhưng ngành y tế TP gồng được. Dịch Covid-19 khiến các vấn đề rõ hơn và vượt sức, vượt tầm. Sở Y tế TP.HCM đã đưa ra những kiến nghị về mặt chính sách, cơ chế để khắc phục tận gốc những thách thức trên, gửi đến lãnh đạo TP và Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM. 

Việt Nam thiếu trầm trọng điều dưỡng viên nhưng lại khó tuyển sinh

Việt Nam thiếu trầm trọng điều dưỡng viên nhưng lại khó tuyển sinh

"Nhu cầu điều dưỡng viên không chỉ trong chăm sóc, điều trị nội trú bệnh nhân trong hệ thống y tế công lập, tư nhân, mà còn chăm sóc ngoại trú như tại nhà, bác sĩ gia đình, trại dưỡng lão... cũng rất cần" - PGS Nguyễn Mạnh Khánh cho hay.">

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM xin hỗ trợ hơn 500 tỷ để giữ chân nhân viên

友情链接