Ở tập 8, cô trò Thái Bình - Nam Phong giành chiến thắng tuần đầy thuyết phục. Nam Phong hóa thân thành ca sĩ, diễn viên Elaine Paige trong bài hát nổi tiếng Memory.Ca khúc kinh điển được giọng ca nhí thể hiện tốt, tái hiện trọn vẹn nét đặc trưng của nhân vật hoá thân. Ngoài ra, cậu bé còn truyền tải nội tâm nhân vật thông qua đôi mắt, hình thể sân khấu.
Huấn luyện viên Thái Bình được giám khảo đánh giá cao bởi sự đầu tư, dàn dựng tiết mục công phu và cách hỗ trợ cho học trò toả sáng trên sân khấu. Sau khi nghe nhận xét của giám khảo Hoà Minzy, Thái Bình xúc động bật khóc, chia sẻ niềm tự hào về học trò. Với đêm thi cảm xúc, đội Thái Bình - Nam Phong giành chiến thắng, đây là phần thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực của hai cô trò suốt 8 tuần qua.
Tuần này, cặp đôi Trịnh Tú Trung - Sỹ Luân truyền tải nguồn năng lượng vui nhộn, kết hợp điệu nhảy rộn ràng với tiết mục Let’s Twist Again- Chubby Checker. Bé Khả Hân và huấn luyện viên Phượng Vũ tiếp tục thể hiện tài năng qua bài hát Vua bò cạphóa thân thành nghệ sĩ Bạch Long.
Cặp thí sinh Tùng Anh - Gia Như mang dân ca quan họ Bắc Ninh đến Gương mặt thân quen 2022. Những câu hát vang lên trong chương trình khiến khán giả bồi hồi nhớ về quê hương. Tiết mục thể hiện ý nghĩa về sự tiếp nối, gìn giữ và lan tỏa nét văn hóa nghệ thuật dân tộc của thế hệ trẻ.
Trong tuần đêm thi thứ 8, Bảo Yến Rosie - Bảo Ngọc hóa thân thành chị Tư Cẩm Ly trong ca khúc Thím hai lúa. Đội Phạm Lịch - Khánh Chi trình diễn liên khúc Máu đỏ da vàng - Nam Quốc Sơn Hàcủa ca sĩ Erik.
Diệu Thu
" alt=""/>Hòa Minzy, Nhật Thủy giả giọng Lương Bích Hữu tại Gương mặt thân quenNSƯT Nguyệt Hằng lén thi vào trường nghệ thuật dù bố mẹ ra sức ngăn cản. Ảnh: CMH.
Chia sẻ trong chương trình Lời tự sự, Nguyệt Hằng thổ lộ mỗi vai diễn đều có ý nghĩa nhất định với cô ở từng giai đoạn của sự nghiệp. Nguyệt Hằng vui khi được khán giả nhớ, gọi bằng tên nhân vật trong suốt thời gian dài và thay đổi qua từng bộ phim.
Nhân vật Lâm Oanh, Tuệ Lâm hay Bảo Trinh đều là những dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp diễn xuất của Nguyệt Hằng. Tuy nhiên, vai diễn khiến Nguyệt Hằng trăn trở nhất là bà Hoài trong Hãy nói lời yêu. Đó là người phụ nữ quái đản, áp đặt và cay nghiệt. Xuất phát từ tình yêu dành cho chồng con, muốn có một gia đình hạnh phúc, nhưng do bản tính sĩ diện, cầu toàn bà Hoài áp đặt tất cả lên gia đình mình.
Có thể thấy, bà Hoài là dạng vai tâm lý nặng đô và được Nguyệt Hằng thể hiện tròn trịa, ấn tượng.
Có thể tôi được ưu ái hơn vì bố mẹ làm trong nghề. Tuy nhiên, làm nghệ thuật mà không có năng khiếu thì không ai có thể nâng đỡ được. Hơn nữa, đó cũng là áp lực vì tôi phải cố gắng, nỗ lực hơn để xứng đáng với sự tin tưởng của mọi người
Nói về mối nhân duyên với nghề diễn, Nguyệt Hằng kể cô sống trong môi trường nghệ thuật từ nhỏ. Là con nhà nòi lại ở khu văn công quân đội Mai Dịch, Nguyệt Hằng sớm có cơ hội tiếp xúc với nhạc cụ, tiếng luyện thanh…
Yêu thích nghệ thuật nhưng bố mẹ không xác định cho cô theo nghề. Một lần, Nguyệt Hằng xin phép bố cho thi tuyển vào trường nghệ thuật quân đội. Bố ngăn cản, Nguyệt Hằng âm thầm đi thi và thông báo khi có kết quả trúng tuyển.
“Tôi tự lập từ nhỏ nên bố mẹ cũng tin tưởng. Dù thời gian đầu phản ứng, thấy tôi quyết tâm, bố mẹ dần bị thuyết phục”, Nguyệt Hằng chia sẻ.
Nguyệt Hằng theo học lớp diễn viên múa. Về sau, cô tham dự hội diễn và gặp đạo diễn, NSND Lê Hùng. Thấy Nguyệt Hằng có tố chất, NSND Lê Hùng gợi ý tham gia thi tuyển lớp diễn viên thứ hai của Nhà hát Tuổi trẻ.
“Tôi trúng tuyển lớp diễn viên của Nhà hát Tuổi trẻ năm 1990, lứa thứ hai sau thế hệ vàng như nghệ sĩ Chí Trung, Lê Khanh, Lan Hương, Minh Hằng… Có thể tôi được ưu ái hơn vì bố mẹ làm trong nghề. Tuy nhiên, làm nghệ thuật mà không có năng khiếu thì không ai có thể nâng đỡ được. Hơn nữa, đó cũng là áp lực vì tôi phải cố gắng, nỗ lực hơn để xứng đáng với sự tin tưởng của mọi người”, cô tâm sự.
![]() |
Nguyệt Hằng trong chương trình Lời tự sự. Ảnh: CMH. |
Theo Nguyệt Hằng, cột mốc đáng nhớ trong cuộc sống của cô là năm 1996. Đó là thời điểm cô lập gia đình với diễn viên Anh Tuấn và sinh con đầu lòng.
Nguyệt Hằng và Anh Tuấn là bạn học cùng lớp diễn viên của Nhà hát Tuổi trẻ. Lúc đó, hai người chỉ khoảng 17-18 tuổi. Ấn tượng ban đầu về nhau không tốt nhưng sau đó, Nguyệt Hằng, Anh Tuấn dần cảm mến, hẹn hò và quyết định về chung một nhà.
Nguyệt Hằng tâm sự sau khi kết hôn, khó khăn đổ dồn tới. Đặc biệt trong khoảng 10 năm đầu hôn nhân. Nguyệt Hằng lý giải sự khác nhau về điều kiện gia đình và tính cách khiến cả hai khó hòa hợp. Cô sinh trưởng trong gia đình bố mẹ ở môi trường quân đội, không giàu có nhưng quan tâm, yêu thương và bao bọc con cái. Trong khi Anh Tuấn không ở gần bố mẹ, sống với bà nội. Được bà chiều chuộng, Anh Tuấn giống con ngựa hoang, thích gì làm nấy, không chịu sự kiểm soát, khuyên bảo của ai.
Khó khăn, vất vả và 12 năm ở nhà thuê nhưng chúng tôi vẫn lạc quan. Nếu không lạc quan, chúng tôi đã chia tay từ lâu rồi
Chính vì vậy khi thông báo ý định tổ chức đám cưới, hai gia đình đều phản đối. Bố mẹ Nguyệt Hằng chê Anh Tuấn quậy phá, chơi bời, nghịch ngợm. Vì tình yêu, Nguyệt Hằng và Anh Tuấn quyết tâm đến với nhau.
Kỷ niệm Nguyệt Hằng nhớ mãi là khi vợ chồng cô mua được chiếc xe máy đầu tiên từ khoản tiền mà Anh Tuấn kiếm được. Chiếc xe trị giá 1,5 triệu đồng và trở thành phương tiện cho hai người đi diễn, đi làm hằng ngày.
“Chỉ sau một tuần, chúng tôi liên tục phải dắt xe trên đường về. Sau khi bán xe, chúng tôi đi xe ôm. Cát-xê ở nhà hát được 40.000 đồng thì đi xe ôm hết 30.000 đồng”, Nguyệt Hằng kể.
Sau 12 năm kết hôn, cặp đôi mới có ngôi nhà đầu tiên. Thời gian trước đó, họ ở nhà trọ. Căn nhà mới 3 tầng chỉ vỏn vẹn 18 m2. Tầng 1 là nơi để xe, bếp và phòng khách. Tầng 2 là phòng ngủ và không có không gian khác.
Nguyệt Hằng khẳng định cô tự hào vì đó là thành quả cố gắng của vợ chồng với sự giúp đỡ của bố mẹ hai bên. “Khó khăn, vất vả và 12 năm ở nhà thuê nhưng chúng tôi vẫn lạc quan. Nếu không lạc quan, chúng tôi đã chia tay từ lâu rồi”, cô nhấn mạnh.
Nguyệt Hằng thổ lộ cô là người đam mê sân khấu, nghề diễn và không thể làm công việc gì khác. Trong khi đó, ông xã Anh Tuấn lại sẵn sàng hy sinh, bươn chải để vợ theo đuổi nghề.
Anh Tuấn sống chân thật, sẵn sàng bỏ qua sĩ diện để thay đổi cuộc sống. Anh kinh doanh, làm đủ nghề và không ngại khi nói về chúng. “Hiện tại, chúng tôi cũng chưa giàu. Anh Tuấn vẫn cố gắng kinh doanh bên ngoài để vợ tiếp tục đam mê của mình. Gia sản lớn nhất của chúng tôi là những đứa con”, Nguyệt Hằng nói.
(Theo Tiền Phong)
" alt=""/>Giai đoạn khủng hoảng hôn nhân của NSƯT Nguyệt Hằng và Anh TuấnChiều 9/5, Hội nghị lần thứ 7 BCH TƯ Đảng (khóa XII) đã thảo luận cho ý kiến về “Đề án cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp”.
Tại đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đề nghị TƯ xem xét quy định giáo viên thuộc trường hợp có phụ cấp cao hơn 30% theo quy định của Đề án và nằm trong nhóm có lương và phụ cấp ở mức cao trong khối các đơn vị hành chính sự nghiệp.
![]() |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. |
Mức lương cơ bản của đội ngũ giáo viên sẽ được điều chỉnh tăng lên
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn coi phát triển giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”.
Theo Bộ trưởng Nhạ, thời gian vừa qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tiền lương nói riêng, thu nhập nói chung của nhà giáo ngày càng được cải thiện. Chính phủ đã quan tâm nâng mức thu nhập cho giáo viên thông qua việc bổ sung một số phụ cấp đặc thù như phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên nghề; mở rộng tiêu chuẩn, tiêu chí nâng lương trước thời hạn cho giáo viên, nhân viên ngành giáo dục...
Chính sách tiền lương và các loại phụ cấp theo lương hiện hành đã góp phần động viên, khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chuyên tâm công tác, đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo nước nhà, nhất là tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Theo Đề án "Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp" trình Hội nghị T.Ư lần này, mức lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức nói chung, đội ngũ giáo viên nói riêng sẽ được điều chỉnh tăng lên.
Tuy nhiên, xét về tổng thể cơ cấu tiền lương theo bảng lương mới thì tổng lương và phụ cấp của giáo viên tăng không đáng kể so với mức hiện nay, nhất là giáo viên công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Đề xuất giáo viên nằm trong nhóm có lương và phụ cấp ở mức cao
Cho dù lương cơ bản như dự kiến trong Đề án tăng thì tổng thu nhập từ lương (lương + phụ cấp) của giáo viên sẽ tăng nhưng tăng không đáng kể so với hiện nay, trong khi tổng thu nhập từ lương của các ngành khác tăng đáng kể khi thực hiện theo Đề án này.
Khẳng định đội ngũ nhà giáo có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu chung của công việc, giáo viên cần được động viên để gắn bó, tâm huyết với nghề, phát huy sự sáng tạo, đổi mới trong quá trình dạy học.
Đặc biệt, cần động viên xứng đáng đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các điểm trường lẻ ở thôn/bản xa xôi, hẻo lánh. “Các giáo viên nơi đây không chỉ thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, mà nhiều trường hợp còn như những người cha, người mẹ chăm sóc học sinh, đem con chữ đến với đồng bào ở những vùng khó khăn nhất”, Bộ trưởng nói.
Bên cạnh đó, hiện nay, có rất ít học sinh giỏi muốn vào ngành sư phạm, vì vậy cần có chính sách thu hút, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên, trước hết là các chính sách về lương, thưởng.
Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị T.Ư xem xét có chính sách lương/phụ cấp đặc thù đối với đội ngũ giáo viên, trong đó quy định giáo viên thuộc trường hợp có phụ cấp cao hơn 30% theo quy định của Đề án và nằm trong nhóm có lương và phụ cấp ở mức cao trong khối các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Thanh Hùng
Theo Bộ Nội vụ, việc luật chuyên ngành quy định về lương làm phá vỡ thiết kế ban đầu của chế độ tiền lương trong hệ thống chính trị.
" alt=""/>Bộ trưởng Giáo dục đề xuất có chính sách lương, phụ cấp đặc thù cho nhà giáo