Nhiều khó khăn trong triển khai bữa ăn học đường
Nhu cầu dinh dưỡng ở lứa tuổi tiểu học đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển tối ưu của trẻ. Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu học hỏi được rất nhiều nên nhu cầu về năng lượng cung cấp cho học tập cần được đảm bảo. Đây còn là giai đoạn cơ thể trẻ tích lũy chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn phát triển nhanh chóng ở lứa tuổi dậy thì. Vì vậy, việc áp dụng một chế độ dinh dưỡng khoa học trong bữa ăn hàng ngày đặc biệt quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển toàn diện về tầm vóc thể lực và trí tuệ.
Tuy vậy, các trường tiểu học bán trú lại đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tổ chức bữa ăn do cán bộ phụ trách còn hạn chế về kiến thức dinh dưỡng cũng như chưa qua đào tạo chuyên môn, thiếu kinh nghiệm xây dựng thực đơn sao cho vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, vừa phù hợp chi phí thu hàng tháng.
![]() |
Cải thiện bữa ăn học đường từ thực đơn dinh dưỡng
Nhằm góp phần san sẻ khó khăn trong công tác bán trú với các trường cũng như thực hiện mong muốn cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe, góp phần nâng cao tầm vóc và trí tuệ cho học sinh tiểu học, dự án “Bữa ăn học đường”đã được công ty Ajinomoto Việt Nam nghiên cứu và khởi xướng từ năm 2012.
Dự án nhận được sự phối hợp chặc chẽ từ các cơ quan chuyên môn đầu ngành về dinh dưỡng, tiêu biểu là Viện Dinh dưỡng Quốc gia - Bộ Y Tế trong các hoạt động nghiên cứu, khảo sát tình hình dinh dưỡng thực tế và thói quen ăn uống của học sinh tuổi tiểu học, từ đó đưa những cố vấn chuyên môn sâu sát.
Phần mềm “Xây dựng Thực đơn Cân bằng Dinh dưỡng” là một trong những hạng mục quan trọng thuộc khuôn khổ dự án. Phần mềm cung cấp một ngân hàng thực đơn phong phú gồm 120 sẵn có với hơn 360 món ăn không lặp lại cho bữa trưa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho lứa tuổi tiểu học cũng như đảm bảo sự đa dạng và ngon miệng.
![]() |
Bên cạnh đó, phần mềm có tính năng vượt trội giúp các trường tạo thực đơn mới bằng cách kết hợp các món ăn có sẵn trong ngân hàng thực đơn hoặc bằng các nguyên liệu tự chọn phù hợp với từng địa phương; kiểm tra tính dinh dưỡng của các thực đơn nhà trường hiện đang sử dụng, giúp nhà trường tính toán và quản lý chi phí bữa ăn của học sinh.Phần mềm được cung cấp hoàn toàn miễn phí tại website của Dự án: www.buaanhocduong.com.vn. Mỗi trường tiểu học bán trú chỉ cần đăng ký một tài khoản để sử dụng đầy đủ các chức năng trong Phần mềm.
Sau Hội nghị triển khai phần mềm ngày 24/4 tại Đắk Lăk, các cán bộ phụ trách Dự án thuộc Công ty Ajinomoto Việt Nam sẽ đến hướng dẫn trực tiếp đến từng trường và hướng dẫn các trường sử dụng hiệu quả phần mềm trong công tác chuẩn bị thực đơn bán trú
Đây sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong cải thiện chất lượng bữa ăn dành cho học sinh bán trú bậc tiểu học, từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và trí tuệ thế hệ tương lai Việt Nam. Với những lợi ích thiết thực, ngày 16/01/2017, Bộ GDĐT ban hành Quyết định số 196/QĐ-BGDĐT về việc Phê duyệt Phần mềm Xây dựng Thực đơn Cân bằng Dinh dưỡng sẽ được triển khai đối với các trường tiểu học có tổ chức bữa ăn bán trú trên toàn quốc.
Minh Tuấn
" alt=""/>Xây thực đơn dinh dưỡng cho HS bán trú Đắk Lăk“Cách đây ít ngày, tôi xem một chương trình ti vi, nghe người ta bàn về chữ hiếu khi các con đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão. Tôi mới thấy nhẹ lòng. Hóa ra rất nhiều người đã có tư tưởng giống tôi.
Quê tôi ở là một thành phố nhưng nhiều người ở đó vẫn giữ quan điểm gia đình vô phúc, con cái bất hiếu, bố mẹ mới phải vào viện dưỡng lão. Thế nên khi thu dọn hành lý vào đây, tôi phải nói với những người hàng xóm là tôi đến nhà thông gia ở Hà Nội chơi, nhân tiện đi chữa bệnh”, bà Lê Thị H. (66 tuổi, quê Nam Định) bắt đầu câu chuyện về cuộc sống ở một viện dưỡng lão thuộc khu vực Hà Đông, Hà Nội.
![]() |
Các cụ già trong hoạt động chụp ảnh cùng hoa sen (Ảnh: Viện dưỡng lão cung cấp) |
Nhà neo người, bà H. chỉ có hai cô con gái là chỗ dựa vững chắc nhưng hiện tại cô con gái lớn đang sinh sống ở nước ngoài. Con gái thứ hai lấy chồng gần nhà lại đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ.
Vì vậy khi bà H. đổ bệnh tai biến, đôi chân không thể đi lại như người bình thường, bà đã thuê một người giúp việc. Người giúp việc này thấy nhà bà khá giả, con cái sốt sắng lo cho mẹ nên ra sức làm mình làm mẩy. Cuối cùng, bà H. quyết định cho người giúp việc này nghỉ việc.
Sau khi người giúp việc nghỉ, gia đình thông gia của bà H. đã giới thiệu cho bà viện dưỡng lão này.
Viện dưỡng lão nằm trong khu đô thị với hàng trăm căn biệt thự khác. Không gian ở đây khá thoáng đãng và sạch sẽ. Lối vào có hai hàng cây xanh rợp bóng xanh mát nên bà có ấn tượng khá tốt.
![]() |
Người đàn ông trong giờ giải lao tại viện dưỡng lão. Ảnh: Ngọc Trang |
Bà H. vào viện dưỡng lão được gần 2 tháng, quãng thời gian chưa dài nhưng cũng đủ để bà quyết định gắn bó với nơi đây những năm tháng cuối đời.
Người phụ nữ này chia sẻ, nhiều người vào viện rồi không muốn về nhà vì về nhà thì cũng chỉ làm bạn với 4 bức tường. Vào đây họ có bạn, ốm đau bệnh tật có các nhân viên chăm sóc, điều kiện sống ở đây cũng khá tốt.
Tuy nhiên theo bà H, muốn đưa các cụ đi đâu thì cũng nên hỏi ý kiến các cụ, cho các cụ ở thử trải nghiệm. Nếu các cụ thấy không hài lòng với nơi ở mới này thì không nên bắt ép.
“Việc bắt ép người già đến một nơi ở mà họ không thích là nhẫn tâm”, người phụ nữ này nhận định.
Về chuyện này, bà H nhớ đến người bạn cùng phòng cách đây không lâu của mình. “Bà ấy chỉ vào đúng 1 ngày 1 đêm nhưng khiến cả viện dưỡng lão xôn xao”, bà H kể. Theo bà H, bà Tâm, người phụ nữ lớn tuổi vào trung tâm dưỡng lão khi trên người vẫn mặc trang phục bệnh viện.
“Bà ấy khóc và kiên quyết đòi về ngay khi các con đưa đến đây. Tuy nhiên không có người con nào để ý đến cảm xúc của bà ấy. Tất cả rời đi một cách nhanh chóng và bỏ mặc bà ấy cho các nhân viên y tế của trung tâm”, bà H nhớ lại.
Về trường hợp này, anh Nguyễn Hải Linh, điều dưỡng của viện dưỡng lão này cũng xác nhận, trước khi đưa mẹ vào, người con gái của bà Trần Thị Tâm đã đến để khảo sát về viện dưỡng lão.
Sau đó chị này cùng 1 người bạn gái, 1 người đàn ông (có thể là lái xe taxi) đưa bà Tâm vào. Ngay khi đưa mẹ vào, người con gái này yêu cầu nhân viên của viện dưỡng lão đưa mẹ mình lên nhận phòng. Chị này không quên nhắn nhủ nhân viên rằng mẹ của chị bị lẫn, không còn minh mẫn, vì vậy những lời bà nói không đáng lưu tâm.
Sau khi điền các thông tin, hoàn tất thủ tục, nhóm người này nhanh chóng rời đi, không từ biệt người mẹ một câu.
“Ngay từ khi con gái rời đi, người phụ nữ ấy đã bật khóc nức nở. Bà liên tục chia sẻ với chúng tôi bà không muốn ở đây. Con gái đã ép bà phải đi. Bà trò chuyện bằng thái độ nhã nhặn, nhẹ nhàng. Mọi lời nói, hành vi đều chừng mực chứng tỏ bà hoàn toàn minh mẫn không có dấu hiệu bị “lẫn” như người con gái nói. Vì vậy những điều bà nói chúng tôi tin là thật”, anh Linh kể lại.
Cũng theo điều dưỡng này, đêm đó cả viện đã mất ngủ vì tiếng khóc của thành viên mới này. “Tiếng chuông trong phòng của bà reo liên tục. Bởi bà khóc nhiều quá khiến những người bạn cùng phòng không thể ngủ. Họ bấm chuông để phàn nàn, báo cáo với các nhân viên điều dưỡng”.
Nửa đêm hôm đó ban lãnh đạo của viện điều dưỡng phải có mặt tại căn phòng của người phụ nữ trên. Trong tiếng nức nở, bà Tâm đã kể với mọi người nỗi bất hạnh của mình.
“Bà không có con trai mà chỉ sinh được con gái. Cuối đời, cô con gái nhiều lần muốn bán căn nhà của mẹ để lấy tiền nhưng người mẹ không đồng ý. Bà sống một mình ở căn nhà trên. Các con không ngó ngàng gì đến mẹ. Lần này, bà bị tai biến hàng xóm phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Ở viện được mấy ngày, cô con gái đã đến bệnh viện. Cô nói đưa mẹ đi dạo rồi tìm cách đưa mẹ vào đây”.
![]() |
Tác phẩm do bà Lâm, một thành viên của viện dưỡng lão thực hiện (Ảnh: Viện dưỡng lão cung cấp) |
Khi nghe được nguyện vọng của bà, lãnh đạo trung tâm đã điện thoại cho người nhà đến đón mẹ về. Tuy nhiên đến hết ngày hôm sau con của bà vẫn không vào đón mẹ.
“Cuối cùng, chúng tôi phải tự đưa bà Tâm về địa chỉ mà bà ấy muốn”, anh Linh kể tiếp.
“Bệnh nhân mới ở được một ngày nên tiền chi phí chúng tôi phải hoàn trả cho người con trên. Không chịu đến đón mẹ về nhưng 3 ngày sau khi nhận được điện thoại của chúng tôi, chị này đã nhờ người đến trung tâm để nhận khoản tiền trên”, nam điều dưỡng cho biết thêm.
Anh cũng nhấn mạnh không biết câu chuyện buồn ấy đúng được bao nhiêu % sự thật vì nhiều người già ở trung tâm này bị lẫn. Họ thường kể những câu chuyện có phần hoang tưởng. Tuy nhiên anhcho rằng, khi đưa mẹ đến một nơi ở mới thì cần phải có sự đồng ý của mẹ. Như vậy câu chuyện về chữ hiếu mới được nhìn nhận một cách trọn vẹn.
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi theo yêu cầu
Cuộc giải cứu đẫm máu và nước mắt theo lời kể của người cha như thước phim hành động quay chậm, cứa vào tim gan chúng tôi...
" alt=""/>Người phụ nữ khóc suốt đêm trong biệt thự liền kềTôi thuộc thế hệ 7x, là bố của 2 đứa trẻ con, đứa lớn 10 tuổi đứa nhỏ 6 tuổi. Vợ chồng tôi đều là công nhân, lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, sống xa quê nên cảm thấy trẻ con thành phố tuy đủ đầy mà rất thiệt thòi.
Quê tôi ở Bắc Giang, một vùng quê thuần nông từ bao đời nay. Ở quê, nhiều ông bà còn nhận chăm cháu để các con bươn ra thành phố đi làm thợ xây, phu hồ, giúp việc gia đình. Tôi thấy chúng đều lớn lên mạnh khỏe, nhanh nhẹn và tự giác học hành, biết thương yêu giúp đỡ ông bà việc đồng áng, việc nhà.
Vì vậy, ngay từ khi con tôi học mẫu giáo, tôi đã gửi con về nghỉ hè với ông bà nội ở quê. Vợ tôi xót con, cứ làu bàu chê ở quê nóng bức, nhà ông bà không có điều hòa, xung quanh có ao chuôm nguy hiểm. Tôi gạt đi và trấn an vợ rằng 4 anh em tôi ngày bé, bố mẹ đi làm đồng còn tự trông được nhau, giờ bà nội chỉ ở quanh nhà chăm nom vườn tược nên vợ đừng quá lo lắng. Cho con về quê có sân vườn rộng rãi, con tha hồ chạy nhảy.
Ở nhà, bố mẹ tôi nuôi chó, mèo, gà, vịt và có cả chuồng chim bồ câu nên con trai tôi thích lắm. Cháu chạy nhảy nô đùa cả ngày nên đến bữa cơm không cần ông bà dỗ dành, con tự xúc ăn vèo vèo.
Khi vợ tôi sinh đứa thứ 2, tôi còn gửi con trai về quê ở với ông bà nội hẳn một năm, đi mẫu giáo ở trường làng. Con trai xa bố mẹ cũng khóc thút thít cả tháng. Thế mà 3 tháng sau, vợ chồng tôi cho con gái về chơi với ông bà và anh một tuần thì rất ngạc nhiên, thấy con mới 4 tuổi mà ra dáng làm anh lắm, biết nựng em cho mẹ chợp mắt rồi còn hát véo von cho em bé nghe. Con còn khoe được ông dẫn đi câu cá, thả diều. Bà thì dạy con cho gà ăn nên con biết phân biệt gà trống, gà mái...
Giờ 2 con tôi đều đã lớn nên rất thích về quê. Nghỉ hè ở nhà được vài ngày là các con giục bố mẹ cho về quê với ông bà. Các con về chơi quê ngoại 1, 2 tuần rồi về quê nội cả tháng, vui chơi thỏa thích.
Bà nội còn đăng ký cho cháu trai học bơi ở bể bơi thông minh trường cấp 1. Học bơi ở quê hết 300 ngàn, trong khi đó học ở thị trấn chỗ tôi ở hết 1 triệu. Tôi gửi bố mẹ 2 triệu để mua thức ăn cho các cháu thì lúc đón con về, ông bà lại cho mỗi cháu 500 ngàn mua quần áo mới.
Tôi thấy, bọn trẻ con về quê được vui chơi trong không gian mát mẻ, thoáng đãng, được gần gũi khám phá thiên nhiên, cây cối, động vật nên thích lắm. Ở nhà, các con chỉ chúi mũi vào ti vi, mè nheo đòi chơi điện thoại, bật điều hòa sà sã tốn tiền điện mà vẫn hay ốm.
Về quê, nhà ông bà không có điều hòa nhưng gió trời mát rượi, các con được bà dạy tên các loại rau ăn, rau gia vị trong vườn, bà còn dạy 2 đứa biết làm cua, nấu mấy món ăn đơn giản. Các con được tự tay hái rau, bó rau giúp bà đi chợ. Con trai tôi còn khoe được bà cho ngồi cùng bán rau, cộng tiền, bà thưởng cả túi bánh rán cho 2 anh em.
Ở thành phố nhiều cha mẹ tốn cả chục triệu để các con đi học kĩ năng sống, tập sống tự lập phục vụ nhu cầu bản thân. Con nhà tôi về quê với ông bà nhưng cũng học được cả tá kỹ năng sống. Các con biết quan sát các bác nông dân cấy gặt, phơi lúa, phơi rơm ra sao nên giờ viết văn rất hay.
Nhiều chị em cứ nâng con như nâng trứng, về quê sợ đủ thứ mà chủ yếu là sợ con khổ, rồi suy diễn này kia mà ghét mẹ chồng. Bà nào chả thương con quý cháu, chỉ là do cách nghĩ 2 thế hệ chưa tương đồng thôi.
Cho con về quê, vợ chồng tôi hoàn toàn yên tâm. Vợ tôi còn nói đùa, con nghỉ hè ở quê, cô ấy sướng như đi nghỉ trăng mật vì hai vợ chồng có cả tháng tự do không phải sấp ngửa lo cơm nước cho con, lại còn có thời gian đi cà phê như thời son trẻ thật lãng mạn...
Kỳ nghỉ hè của con cũng là lúc nhiều bậc phụ huynh đau đầu với kế hoạch gửi và quản lý con. Hãy chia sẻ với VietNamNet những câu chuyện về vấn đề nan giải này. Mọi ý kiến xin gửi về email: Bandoisong@vietnamnet.vn hoặc phần phản hồi. Xin trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Bằng cách này, vợ tôi sướng như tiên khi các con nghỉ hè