Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phổ điểm môn Hóa học ngay sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT:

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phổ điểm môn Hóa học ngay sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT:
Từ tháng 2/1941, trên cương vị Tổng tham mưu trưởng, Zhukov từng cảnh báo về "một cuộc tấn công bất ngờ của phát xít Đức". Để ngăn chặn, cần thiết phải giành quyền chủ động chiến lược trong mọi trường hợp, kể cả việc triển khai tấn công các đơn vị quân Đức khi xác định chắc chắn thời gian chúng triển khai tấn công.
Chiến tranh vệ quốc vĩ đại bắt đầu. Là người hiểu rõ tư tưởng quân sự Đức và sau khi nghiên cứu sự bố trí lực lượng của quân Đức trên chiến trường, Zhukov cho rằng quân Đức sẽ không đánh ngay vào Moscow, mà sẽ nhằm vào Phương diện quân Trung tâm (Liên Xô) để từ đó tập kích vào hông và cánh phải của Phương diện quân Tây Nam đang giữ Kiev.
![]() |
Nguyên soái Liên Xô Georgy Konstantinovich Zhukov (bên phải). Ảnh: Wikipedia |
Từ đó, Zhukov đề xuất một kế hoạch táo bạo: điều quân trấn thủ phía tây Moscow đến tăng cường cho Phương diện quân Trung tâm, rút phương diện quân Tây Nam khỏi Kiev, lui về phía tây sông Dnepr để tránh bị bao vây.
Đề xuất của Zhukov không được chấp nhận. Và quả nhiên, ngày 5/9/1941, quân Đức mở cuộc công kích vào sau lưng Phương diện quân Tây Nam. Mặc dù Bộ Chỉ huy Hồng quân đã tổ chức các Phương diện quân Trung tâm và Bryansk, nhưng do không đủ lực lượng, phương tiện, do sự thụ động của một số chỉ huy và do quyết định rút quân được đưa ra quá muộn, nên quân Đức với ưu thế vượt trội đã hợp vây và gây thiệt hại nặng cho Phương diện quân Tây Nam, chiếm Kiev.
Ngày 15/11/1941, quân Đức mở đợt tổng công kích mới vào Moscow. Được giao tổng chỉ huy công việc phòng thủ thủ đô, dưới áp lực nặng nề, Zhukov vẫn bình tĩnh nhận ra một sai lầm quan trọng trong kế hoạch tấn công của quân Đức. Đó là chủ trương bao vây Moscow nên dốc toàn lực đánh mạnh ở hai cánh, nhưng 6 quân đoàn bố trí ở chính diện hầu như không làm gì cả.
Từ đó, ông đề xuất một kế hoạch táo bạo: rút bớt một phần lớn lực lượng ở trung tâm để tăng cường cho hai cánh. Nhờ vậy mà Hồng quân đã không phải tung lực lượng dự bị vào trận mà "để dành" cho đợt phản công mở màn vào ngày 6/12. Đến khi quân Đức nhận ra sai lầm và bắt đầu tấn công vào khu vực chính diện, thì sự phòng thủ hết sức kỹ lưỡng của Hồng quân đã chặn đứng tất cả các đợt tấn công của chúng.
Trong trận Stalingrad, sau một đợt phản công mạnh vào cạnh sườn quân Đức không thành công (nhưng đã buộc quân Đức phân tán lực lượng khỏi Stalingrad), Zhukov kết luận rằng quân đội Liên Xô tại Stalingrad chưa đủ mạnh để tổ chức phản công. Ông đề xuất phải tăng cường lực lượng cho khu vực xung quanh Stalingrad và trong thời gian chờ đợi, nên tổ chức phòng ngự tích cực để tiêu hao dần lực lượng quân Đức. Ý kiến này được Tổng tư lệnh Tối cao I. V. Stalin chấp nhận.
Ngày 15/4/1943, trùm phát xít Hitler ra chỉ thị cho Bộ Chỉ huy quân đội Đức xây dựng kế hoạch cho chiến dịch Thành trì nhằm vào Vòng cung Kursk. Trong khi từ trước đó, ngày 8/4, Georgy Zhukov, trên cơ sở các tin tình báo thu thập được, đã gửi điện báo cáo Stalin rằng quân Đức sẽ cố gắng để cắt đứt "chỗ lồi" Kursk, bao vây và tiêu diệt các lực lượng Hồng quân thuộc Phương diện quân Trung tâm và Phương diện quân Voronezh đang bố trí tại đây.
Do có sự chuẩn bị tốt, Hồng quân đã tiến hành thành công trận Vòng cung Kursk, quyền chủ động chiến lược chuyển hẳn sang phía Liên Xô.
Đầu năm 1945, trước những thắng lợi nhanh chóng trên hướng Berlin, đã có những đề xuất đánh chiếm Berlin ngay trong thời gian cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1945. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm chiến dịch phòng thủ phản công Moscow năm 1941, Zhukov cho rằng quân Đức sẽ không chịu mất Berlin một cách dễ dàng và sẽ tổ chức phản công từ hai bên sườn vào ba phương diện quân Liên Xô, lúc này đã tạo thành một đội hình kéo dài như một mũi nhọn trên hướng Berlin.
Đánh thẳng vào Berlin không khó, nhưng quân Đức có thể cắt đứt và hợp vây lực lượng Hồng quân tiến quá nhanh về phía trước, khiến cho Hồng quân tổn thất nặng. Thêm vào đó, Hồng quân chưa có kinh nghiệm đánh chiếm một thành phố rộng lớn và có sự phòng thủ kiên cố như Berlin.
Chính vì vậy, ông đề nghị phải củng cố thật chặt trận địa trên bờ tây sông Oder và làm thật tốt công tác chuẩn bị, đồng thời, tiến hành trinh sát, lập những tấm bản đồ chi tiết thành phố Berlin và cấp phát xuống các cấp chỉ huy từ tư lệnh đến chỉ huy đại đội. Thực tế chiến dịch Berlin đã diễn ra đúng như Zhukov dự đoán. Chiến dịch thành công là bằng chứng về trình độ nghệ thuật quân sự của các tướng lĩnh Liên Xô-hàng đầu là Nguyên soái Zhkov.
Với tài năng quân sự lỗi lạc, với võ công vang dội, Zhukov được nhân dân Liên Xô gọi bằng cái tên trìu mến “Vị nguyên soái của chiến thắng”. Đại tướng (sau là Tổng thống) Mỹ Eisenhower thừa nhận, Zhukov là người mà thế giới "mắc nợ" lớn hơn bất kỳ nhân vật quân sự nổi tiếng nào khác vì những chiến công chống phát xít.
Nhà nghiên cứu Geoffrey Roberts xem Zhukov là vị tướng giỏi nhất Chiến tranh thế giới thứ hai. Còn Axell, tác giả cuốn "Zhukov - người chiến thắng Hitler" cũng cho rằng Zhukov là một thiên tài quân sự quân sự mang tầm cỡ của Alexander Đại đế và Napoleon.
Xem tin tức quốc tế trên VietNamNet
Nguyên Phong
Đầu tháng 5/1945, bất chấp việc thủ đô Berlin bị Hồng quân Liên Xô đánh chiếm và Hitler đã tự sát, tại một số nơi trong đó có Tiệp Khắc, quân Đức vẫn không chịu hạ vũ khí.
" alt=""/>Lời tiên tri khiến thế giới nể phục của nguyên soái Zhukov![]() |
Ảnh minh họa: FP |
Tỷ lệ thất nghiệp trên đà giảm bớt, với số người thất nghiệp mới đang ở mức thấp thời đại dịch, trong khi các trường học đang mở cửa lại, trẻ em và gia đình trở về với cuộc sống bình thường.
Tổng thống Joe Biden đã thực hiện được cam kết sẽ đưa nhiệm kỳ trở lại giống như trước thời người tiền nhiệm Donald Trump, không lên Twitter thông báo mà tổ chức họp báo hàng ngày và bổ nhiệm các chuyên gia giỏi vào Nội các.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ đạt ít tiến bộ hơn ở mục tiêu khôi phục đoàn kết và quan hệ lưỡng đảng. Không một thành viên Cộng hòa nào ở Thượng viện bỏ phiếu cho dự luật Covid-19, và ngay cả những thành viên Dân chủ ôn hòa cũng vấp phải phản đối của phe Cộng hòa về các mục tiêu như sửa đổi luật nhập cư, mở rộng quyền bỏ phiếu.
Khi còn là ứng viên Tổng thống, ông Biden đã đưa ra hàng chục kế hoạch dự tính sẽ làm trên cương vị chủ nhân Nhà Trắng. Tuy nhiên, sau khi nhậm chức, ông phải đối mặt với nhiều trở ngại, và trong một số trường hợp, ông phải thay đổi cách tiếp cận. CNN nêu một số mục tiêu chính của Tổng thống Biden trong 100 ngày đầu cầm quyền và ông đã làm được đến đâu.
Đại dịch Covid-19
Ông Biden bước vào Nhà Trắng với cam kết đạt 100 triệu mũi vắc-xin ngừa Covid-19 vào ngày thứ 100 tại vị. Chính quyền của ông đã đạt được mục tiêu này vào giữa tháng Ba, trước khoảng 40 ngày so với kế hoạch, và đạt 200 triệu liều vào ngày 21/4.
Để tăng tốc và đảm bảo nguồn cung vắc-xin ngày càng tăng, Tổng thống đã kích hoạt Đạo luật Sản xuất Quốc phòng với Pfizer và Moderna, và cả trong một thỏa thuận với các hãng dược phẩm Merck và Johnson & Johnson. Ông cũng cam kết yêu cầu mua thêm hàng trăm triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 trong những tháng đầu tiên nắm quyền.
Giờ đây, Nhà Trắng khẳng định sẽ có đủ vắc-xin cho tất cả người Mỹ trưởng thành vào cuối tháng 5.
Kế hoạch Cứu trợ người Mỹ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của ông Biden, được thông qua hồi tháng 3, đã cung cấp hàng tỷ đôla tài trợ để tăng cường tiêm chủng. Tổng thống cũng cam kết đóng góp tới 4 tỷ USD cho COVAX – chương trình tiếp cận vắc-xin Covid-19 toàn cầu.
![]() |
Ảnh: Vox |
Phục hồi kinh tế
Vài ngày trước khi nhậm chức, ông Biden đưa ra một đề xuất cứu trợ kinh tế lớn, yêu cầu quốc hội phê duyệt khoản cứu trợ 1,9 nghìn tỷ USD để cung cấp cho người Mỹ một đợt khuyến khích khác, viện trợ cho người thất nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và giúp các trường học mở cửa trở lại một cách an toàn.
Trong tháng 3, Quốc hội Mỹ đã thông qua gói này, được gọi là Kế hoạch Giải cứu Mỹ. Phần lớn trong số đó thể hiện đề xuất của ông Biden tuy có một số thay đổi quan trọng, bao gồm thu hẹp phạm vi mức khuyến khích 1.400USD, giảm mức tăng trợ cấp thất nghiệp liên bang và bỏ tăng lương tối thiểu chung lên 15 USD/giờ.
Tái mở cửa trường học
Ngay từ tháng 12, Tổng thống Biden đã cam kết mở cửa phần lớn các trường học vào cuối 100 ngày đầu tiên nắm quyền. Không giống như các quốc gia khác, Mỹ trao quyền kiểm soát trường học cho cấp địa phương, và những thách thức về dạy học trực tiếp ở các nơi không giống nhau.
Theo ước tính từ công ty theo dõi dữ liệu tư nhân Burbio, khoảng 65% học sinh trong chương trình giáo dục từ cấp mẫu giáo tới hết phổ thông (K-12) đang theo học tại các trường dạy trực tiếp mỗi ngày, tăng từ tỷ lệ 33% vào tuần ông Biden nhậm chức. Khoảng 29% hiện đang theo học tại các trường cung cấp mô hình kết hợp bao gồm một số trường dạy trực tiếp, và chưa đến 6% chọn dạy trực tuyến.
Học sinh nhỏ tuổi có nhiều khả năng được học trực tiếp hơn. Theo CNN, tính đến ngày 20/4, các trường tiểu học và trung học cơ sở ở hơn một nửa trong số 101 học khu lớn nhất nước Mỹ cung cấp chương trình giảng dạy trực tiếp đầy đủ 5 ngày một tuần.
Chăm sóc y tế
Tổng thống Biden đã hành động nhanh nhằm củng cố Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng, một trong những cam kết chính của ông khi tranh cử. Chính quyền của ông đã có nhiều bước đi trong nỗ lực đảo ngược chủ trương của người tiền nhiệm Donald Trump muốn bãi bỏ đạo luật này.
Ông Biden đã mở lại cuộc trao đổi Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng của liên bang vào giữa tháng 3, cho phép những người Mỹ không có bảo hiểm đăng ký bảo hiểm năm 2021 đến giữa tháng 8, và cho phép những người đã đăng ký tham khảo các kế hoạch tốt hơn nhờ các khoản trợ cấp tăng thêm, kéo dài trong hai năm.
Khoản hỗ trợ bổ sung đó là một phần trong gói cứu trợ 1,9 nghìn tỷ USD. Những người đăng ký phải trả không quá 8,5% thu nhập của họ cho bảo hiểm, giảm từ mức gần 10%.
Những người kiếm được hơn 400% mức nghèo của liên bang - khoảng 51.000USD cho một cá nhân và 104.800USD cho một gia đình 4 người trong năm 2021 - hiện đủ điều kiện để nhận hỗ trợ lần đầu tiên.
Ông Biden cũng đã bắt đầu rút lại các phê duyệt từ chính quyền Trump cho phép các tiểu bang yêu cầu các điều kiện về công việc trong Medicaid.
![]() |
Ảnh: AP |
Nhập cư
Ông Biden đã ký một số sắc lệnh nhằm vào các chính sách nhập cư cứng rắn thời ông Trump, bao gồm đảo ngược lệnh cấm đi lại của cựu Tổng thống nhắm vào các quốc gia đa số dân là người Hồi giáo.
Ông cũng thành lập một lực lượng đặc nhiệm chuyên nhận diện và cho đoàn tụ các gia đình di cư bị chia cắt ở biên giới Mỹ - Mexico, đồng thời thu hồi tuyên bố thời ông Trump hạn chế nhập cư hợp pháp trong đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, chính quyền ông Biden đang chật vật giải quyết dòng người di cư kéo đến biên giới phía nam của Mỹ, đặc biệt là những trẻ vị thành niên không có người đi kèm.
Đối ngoại
Mối quan hệ Mỹ - Trung vốn là một vấn đề then chốt trong chiến dịch tranh cử của ông Biden, nhưng sau khi nhậm chức, Tổng thống thứ 46 của Mỹ lại tập trung vào ba điểm khác: Afghanistan, Iran và Nga.
Hai thập niên sau khi Mỹ phát động cuộc chiến kéo dài nhất của nước này, ông Biden thông báo sẽ rút quân khỏi Afghanistan trước ngày 11/9, đúng dịp 20 năm xảy ra vụ tấn công khủng bố năm 2001.
Ông cũng nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân với Iran, được ký năm 2015 dưới thời Tổng thống Barack Obama nhưng bị chính quyền ông Trump từ bỏ năm 2018. Mỹ và Iran đã nối lại đàm phán ở Vienna trong tháng 4, dù đại diện hai nước không trực tiếp gặp nhau mà trao đổi quan điểm qua các cường quốc tham gia thỏa thuận.
Với Nga, chính quyền Biden ban hành nhiều đòn trừng phạt và trục xuất ngoại giao để trả đũa điều mà Washington khẳng định là sự can thiệp của Moscow vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2020, cuộc tấn công mạng SolarWinds...
Khủng hoảng khí hậu
Tuần trước, Tổng thống Biden thực hiện lời hứa tổ chức hội nghị thượng đỉnh khí hậu toàn cầu. Tại sự kiện này, ông cam kết vào năm 2030 Mỹ sẽ giảm lượng khí thải nhà kính 50-52% dưới mức phát thải năm 2005.
Tuy các mục tiêu là một phần của thỏa thuận khí hậu Paris, chúng không mang tính ràng buộc và chính quyền Tổng thống Biden không đưa ra kế hoạch về cách thức Mỹ sẽ đáp ứng mục tiêu.
Ngay vào ngày cầm quyền đầu tiên, ông Biden đã ký lệnh hành pháp đảo ngược quyết định năm 2017 của cựu Tổng thống Trump rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris 2015. Mỹ là quốc gia đầu tiên và duy nhất rút khỏi thỏa thuận, chính thức làm điều này vào cuối năm 2020.
Thanh Hảo
Mở đầu bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ tối 28/4, Tổng thống Joe Biden đã nêu bật thành tích chống Covid-19 trong 100 ngày đầu ông cầm quyền.
" alt=""/>Ông Biden làm những gì trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên?