发布时间:2025-01-18 09:41:56 来源:NEWS 作者:Ngoại Hạng Anh
Phương cứ lần lữa mãi chưa dám nhận lời cầu hôn của Thành,ôngdámcướivìsợlàmdâuBắtram anh vì cô rất sợ khi nghĩ đến chuyện phải làm dâu gia đình anh.
Phương và Thành đã yêu nhau được hơn 6 năm. Khoảng thời gian quá dài cho một tình yêu và đủ chín mùi để tính đến chuyện cưới xin. Nhưng Phương cứ lần lữa mãi chưa dám nhận lời cầu hôn của Thành, vì cô rất sợ khi nghĩ đến chuyện phải làm dâu gia đình anh.
Thành là một anh con trai Hà Nội hào hoa, chuẩn mực. Cao ráo, đẹp trai, có một công việc ổn định, gia đình khá giả và luôn ứng xử khéo léo, nghiêm túc với tất cả mọi người, Thành giống như một kiểu mẫu đàn ông lý tưởng chỉ tồn tại trong tiểu thuyết. Vậy mà Thành lại đem lòng yêu một cách si mê Phương, một cô gái chân chất của xứ miệt vườn Vĩnh Long. Phương có nét đẹp giản dị, trong sáng nhưng khá hồn nhiên và thẳng tính trong cách cư xử. Đó cũng là một trong những lý do để Thành thương cô. Thành nói là anh thấy mệt mỏi với những cô gái Hà Nội khéo léo, giỏi đẩy đưa cho vừa lòng người khác, còn sau lưng thì cứ bĩu môi dài thườn thượt. Anh quyết tâm rời Hà Nội vào Sài Gòn học đại học cũng chính là vì muốn được tiếp cận với những nét văn hóa mới, con người mới, phóng khoáng và chân chất hơn nơi thủ đô văn hiến anh đã từng sinh ra và lớn lên. Cũng nhờ vậy mà Thành gặp Phương, và muốn được chung đắp hạnh phúc cùng cô suốt đời.
Khoảng thời gian yêu nhau của hai người thật đẹp. Không chỉ là tình yêu đôi lứa, Phương còn cảm thấy trưởng thành và chín chắn hơn rất nhiều trước sự chỉ bảo, bày vẽ thêm của Thành về thái độ và hành vi ứng xử với mọi người xung quanh. Còn Thành lại có cảm giác được là bờ vai vững chắc cho Phương tựa vào, và luôn hài lòng vì tự nhận thấy sự bao dung của chính mình trước những cử chỉ tự nhiên, có khi bồng bột của bạn gái.
Gia đình Thành thuộc loại gia giáo, vẫn giữ đúng các lễ nghi truyền thống. Khi Phương ra, ba mẹ Thành chú ý quan sát và “chấm điểm” khắt khe cho mỗi cử chỉ, lời nói của cô. (ảnh minh họa) |
Chỉ mất chưa tới 4 giờ đồng hồ đi xe nên Thành đã theo Phương về Vĩnh Long mấy lần. Sự đón tiếp nồng hậu nhưng xuề xòa của gia đình Phương làm Thành thấy ấm áp như được trở về với chính gia đình của mình. Còn Phương thì ngược lại. Tết năm ngoái, Phương theo Thành ra Hà Nội, dự định sau lần ra mắt sẽ tính đến chuyện cưới xin. Nhưng sau lần ấy Phương vô cùng căng thẳng và hoang mang, thậm chí cô chần chừ hẳn mỗi khi Thành đề cập đến chuyện đám cưới.
Gia đình Thành thuộc loại gia giáo, vẫn giữ đúng các lễ nghi truyền thống. Khi Phương ra, ba mẹ Thành chú ý quan sát và “chấm điểm” khắt khe cho mỗi cử chỉ, lời nói của cô. Sáng phải dậy mấy giờ, chuẩn bị đồ ăn ra sao, cách đi đứng trong nhà thế nào, nói chuyện phải thưa dạ, có khách vô nhà thì phải chào hỏi, cười nói thế nào cho phải phép, trong những câu chuyện chung của gia đình thì có chuyện nào được nói, còn những chuyện nào thì đàn bà con gái không được tham gia… đó là một số trong rất nhiều những điều Phương được mẹ chồng nhồi nhét trong 4 ngày “ra mắt” đó. Trái hẳn với cảm giác háo hức, vui vẻ trước khi đi Hà Nội, tưởng đâu mình cũng sẽ được đón tiếp nồng hậu, nhiệt tình như khi Thành về nhà cô, vậy mà cuối cùng thì Phương đành sống trong bối rối, lo lắng và hết sức giữ kẽ. Ở nhà Thành, Phương có cảm giác phải thu mình lại trong một cái khuôn đã đúc sẵn và không dám nói thật, cười thật, sống thật với cảm xúc của chính mình.
Mẹ Thành nói, Thành là con một nên vợ Thành phải là một người phụ nữ đảm đang giỏi quán xuyến việc nhà để sau này còn lo việc dòng họ, một năm có rất nhiều giỗ kỵ, lễ lớn lễ nhỏ cần được lo chu toàn. Thành còn trẻ nên bà mới đồng ý để anh vào Sài Gòn, rồi cho bay nhảy một thời gian nữa, nhưng đã cưới vợ rồi thì nhất định phải chuyển ra Hà Nội sinh sống để gần ba mẹ và chăm lo cho gia đình, dòng họ.
Cô có nên vì tình yêu mà chấp nhận học tập, rèn luyện rồi dần khuôn mình lại theo đúng phép tắc của một người dâu Bắc gương mẫu? Và cô phải mất bao lâu mới có thể làm được điều đó? (ảnh minh họa) |
Thế là chưa kịp “ghi điểm” với mẹ chồng tương lai, lần về nhà Thành đã gieo vào trái tim Phương biết bao nỗi lo toan, đặt ra những câu hỏi lớn mà cô khó nhọc lắm cũng chưa thể tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Phương yêu Thành, vĩnh viễn là như vậy, và cô rất sợ hãi khi nghĩ đến chuyện phải cắt đứt quan hệ với người mà cô đã yêu thương, gắn bó trong suốt 6 năm trời. Nhưng phải về làm dâu nhà Thành và ra Hà Nội sinh sống thì quả là một khó khăn quá lớn đối với Phương. Làm dâu Bắc thật khổ, nhất là đối với những cô gái miền Tây chân chất và ngay thẳng như Phương.
Phương sợ không được sống thật với chính mình khi phải rập khuôn theo những phép tắc, lễ nghĩa của mẹ chồng và gia đình chồng. Phương sợ cô không đảm đương nổi trách nhiệm làm vợ của một người cháu đích tôn, không quán xuyến được việc lớn việc nhỏ trong nhà vì bản thân cô chỉ biết nấu những món ăn đơn giản và sống một cuộc sống đơn giản, xuề xòa. Phương sợ khi đã sống ở Hà Nội, những lúc có chuyện không vui xảy ra, cô chỉ có một thân một mình đơn chiếc ở xứ người…. Và biết bao nhiêu nỗi lo khác cứ dằn vặt, làm nhức nhối trái tim Phương.
Cô có nên vì tình yêu mà chấp nhận học tập, rèn luyện rồi dần khuôn mình lại theo đúng phép tắc của một người dâu Bắc gương mẫu? Và cô phải mất bao lâu mới có thể làm được điều đó?
(Theo Khampha.vn)相关文章
随便看看