Theo Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội, TP HCM được chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức với hệ số cao nhất là 1,8. Cụ thể, năm 2018 tăng 0,6 lần, năm 2019 là 1,2 lần, và từ năm 2020, hệ số điều chỉnh tăng lên 1,8 lần. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19, thành phố chỉ quyết định hệ số ở mức 0,6-1,2 lần trong 5 năm qua.
Một giang hồ mạng khác lại được bao bạn trẻ Việt thần tượng, tung hô với những hành động, phát ngôn theo kiểu "chất chơi", bất cần đời. Hay có ca sĩ trẻ cứ ra bài mới là trở thành hit, được các bạn trẻ "cày view" miệt mài suốt ngày đêm, dù lời hát có những câu từ vô nghĩa, sáo rỗng.
Gần đây nhất là vụ lùm xùm khi một hot girl bị tố lừa đảo nhiều người để có tiền tiêu xài, mua sắm, sống giàu sang. Trước khi bị công an bắt tạm giam để điều tra về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", cô này vẫn tự tin lên mạng livestream kể chuyện, bán hàng, thu hút hàng ngàn lượt người xem. Tại cơ quan điều tra, cô khai đã thu được số tiền nhờ livestream bán hàng lên đến 148 triệu đồng. Lướt khắp các bình luận về cô gái này, tôi thấy ngạc nhiên khi rất nhiều bạn trẻ không ngại dành lời khen về trí thông minh, chiêu trò "thao túng tâm lý".
>> 'Cày view' cho thần tượng - đam mê tuổi trẻ có đáng bị lên án?
Tại kỳ họp quốc hội vừa qua, một đại biểu đã nêu ý kiến về sự thờ ơ, vô cảm của những người xung quanh đối với vụ án mạng ở Bắc Ninh. Mọi người vẫn rất bình tĩnh quay lại video vụ án mạng, up lên Facebook và tương tác bình luận liên tục nhưng có một ai đã tìm cách giúp đỡ cô gái kia không? Trên mạng, rất nhiều bình luận chia buồn, tiếc thương, hóng nguyên nhân sự việc nhưng nếu đang trực tiếp chứng kiến, sẽ có bao nhiêu phần trăm ít ỏi trong hàng ngàn lượt like, bình luận đó sẽ có hành động thiết thực để hy vọng giảm bớt hậu quả của vụ việc?
Lướt qua bình luận của các bạn trẻ ở nhiều vụ việc, tình huống ở trên, tôi không hiểu ngày nay chúng ta đang suy nghĩ, quan tâm và hướng đến điều gì, coi điều gì là chuẩn mực, ai là hình tượng đáng để học hỏi, noi theo? Dường như các bạn đang mơ hồ trong một mớ thông tin hỗn độn được cập nhật liên tục mỗi ngày trên mạng, không biết chọn lọc điều hay, cái đẹp, ý nghĩa để chia sẻ, lan tỏa, mà chỉ quan tâm, hướng đến, tung hô những thứ độc, lạ, khác thường vì cho rằng mình đang cập nhật xu hướng nhanh.
Lâu dần, các bạn trở nên vô cảm với thế giới thực do sống quá nhiều trong thế giới ảo với niềm phấn kích bởi các lượt like, bình luận. Rồi sẽ còn bao nhiêu vụ việc tương tự ở Bắc Ninh xảy ra, bao nhiêu hot girl lừa đảo, giang hồ mạng tương tự sẽ xuất hiện và dần "thao túng tâm lý" giới trẻ Việt?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Thần tượng độc hại của giới trẻTháng Giêng năm 1963, ông Luo (32 tuổi) dắt theo con trai 2 tuổi ngồi đợi tàu ở Nhà ga Xuecheng. Lợi dụng lúc ông Luo chợp mắt trong giây lát, cậu bé Luo Yajun (tên khi ấy) đã bị bắt đi.
“Tôi gào to tên con dọc ga tàu suốt đêm hôm ấy nhưng con tôi quá nhỏ, có khi còn không biết tên mình” – ông Luo chia sẻ.
Kể từ khi mất con, ông Luo hay đến thị trấn Yinping, TP Zaozhuang, tỉnh Sơn Đông để dò la tin tức. “Bạn đã bao giờ nhìn thấy một thằng bé mũm mĩm chưa?” là câu mà ông hay hỏi mọi người.
Luo Tao – con trai út của ông Luo, cho biết: “Bức ảnh duy nhất của anh là năm anh ấy 1 tuổi. Bức ảnh này được đặt trong bằng lái xe của tôi”. Nhưng không may, vào khoảng năm 2000, Luo Tao làm mất bức ảnh.
Hằng năm, sau khi lo xong chuyện đồng áng, anh em nhà Luo lại đi làm thuê ở nơi khác. Theo bản năng, họ quan sát người lạ ở bất cứ thành phố nào. Họ đứng trên đường phố, trên các công trường xây dựng, trong các nhà hàng để quan sát nét mặt của người lạ.
“Tôi muốn tìm một người trông giống tôi” – Luo Tao kể về cách đi tìm anh trai. Trong nhiều thập kỷ, họ đã đi tìm khắp nơi như Sơn Đông, Hải Nam, Thượng Hải, Bắc Kinh và Tân Cương nhưng họ chưa bao giờ tìm thấy Luo Yajun.
Nửa cuối năm 2010, vợ ông Luo qua đời. Trước khi chết, bà dặn gia đình vẫn phải tiếp tục tìm kiếm người con trai.
Trong khi đó, mãi đến năm 17 tuổi, Fu Guilin mới biết mình không phải là con đẻ của bố mẹ trong một lần anh tình cờ nghe được bố mẹ nói chuyện với nhau. “Bố mẹ nuôi rất yêu thương tôi. Tôi không dám tin đó là sự thật” – anh nói.
Vì thế anh cũng không bao giờ đề cập đến chuyện đó trước mặt bố mẹ. Năm 2000, anh được một người bạn mời đến đám cưới ở Zaozhuang – vùng quê nơi anh sinh ra. “Rất lạ là lần đầu tiên đến Zaozhuang, tôi đã cảm thấy rất thân quen".
Fu Guilin lúc này đã có 2 con trai, hiện sống ở TP. Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông. Sau khi sinh con, lần đầu tiên Fu muốn tìm về cội nguồn của mình. “Nhưng tôi vẫn chưa thực hiện. Tôi sợ việc này sẽ làm bố mẹ nuôi tổn thương”.
Năm 2017, khi bố mẹ nuôi đã qua đời, anh mới tới đồn cảnh sát để khai báo và để lại mẫu máu lần đầu tiên.
Anh không biết rằng cái tên hiện tại của anh được bố mẹ nuôi đặt cho, không phải tên ngày xưa. Manh mối duy nhất của anh là cảm giác thân quen khi tới Zaozhuang. Anh cho rằng đó có thể là quê mình. Xem trên bản đồ, 2 nơi chỉ cách nhau có 50km.
Cơ quan công an đã mất nhiều thời gian và sử dụng nhiều biện pháp để truy tìm manh mối nhưng chưa mang lại kết quả.
![]() |
Ông Luo Fengkun, năm nay 90 tuổi gặp lại con trai sau hơn một nửa thế kỷ tìm kiếm. |
Vào tháng Giêng năm nay, Bộ Công an Trung Quốc đã triển khai chiến dịch “Hội ngộ” nhằm phát hiện toàn diện các vụ án bắt cóc, buôn bán trẻ em, truy bắt các nghi can… Trong đó, công nghệ DNA được kỳ vọng sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc.
Đến ngày 1/6/2021, sau một thời gian điều tra, ông Luo Fengkun đã được xác định là cha ruột của Fu Guilin.
“Tôi đã khóc cả ngày khi biết tin vì hạnh phúc. Tôi đã đi tìm con suốt 58 năm nay và bây giờ tôi không phải hối tiếc gì nữa” – ông Luo chia sẻ.
Một tuần sau, hai bố con họ được sắp xếp gặp nhau. Để chuẩn bị cho buổi gặp mặt, ông Luo đã dành 3 ngày đến các trung tâm mua sắm để mua quần áo mới, giày mới cho mình và các con.
Ông không biết con trai mình cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu nên chỉ có thể mua một chiếc áo ngắn tay dựa trên suy đoán. Về cỡ giày, ông mua cỡ 43 vì ông đi cỡ 44, con trai ông đi cỡ 42 nên ông nghĩ Fu sẽ đi cỡ 43.
Vào buổi chiều ngày 8/6, Bộ Công an đã tổ chức đoàn tụ cho 11 nhóm gia đình ly tán tại Tế Nam, Sơn Đông.
Đây là lần đầu tiên Fu Guilin gặp lại bố đẻ kể từ khi anh bị bắt cóc năm 2 tuổi. “Tôi muốn chụp một bức ảnh với gia đình” – anh nói. Trong khi đó, ông Luo bày tỏ mong ước được ăn một bữa cơm chung với các con cháu.
Theo số liệu của Bộ Công an Trung Quốc, kể từ khi phát động chiến dịch “Đoàn tụ”, cơ quan này đã phát hiện 1.737 trẻ em từng bị mất tích và bắt cóc, 91 vụ bắt cóc được phát hiện, 236 đối tượng liên quan bị bắt giữ. Tổng cộng có hơn 500 cuộc đoàn viên đã được tổ chức trên cả nước.
Đăng Dương(Theo China News)
Sau 30 năm thất lạc, chàng trai và mẹ đẻ đã có cuộc đoàn tụ xúc động và đầy nước mắt. Đó là kết quả của sự nỗ lực tìm kiếm không ngừng dù ký ức về cha mẹ rất mơ hồ và ít ỏi.
" alt=""/>Cụ ông 90 tuổi gặp lại con trai bị bắt cóc sau 58 năm