Để bình luận về vấn đề này, GameSao sẽ tóm gọn và nêu ra những ý kiến khách quan nhất để độc giả có thể hình dung ra những nguyên nhân đã đem về chiến thắng dành cho những chú hề ở giải đấu CCCS Mùa Xuân 2016:
Mùa giải 2016 được Ban Lãnh đạo của SAJ chuẩn bị kĩ càng bằng cách…giải thể Saigon Fantastic Five (SF5) để dồn sức cho những chú hề tìm lại vị thế đã đánh mất trên đấu trường LMHT Việt Nam ít lâu nay. Do đó, toàn bộ những tuyển thủ được giữ lại của cả hai đội tuyển đều được điền tên trong danh sách thi đấu chính thức của SAJ ở giải đấu quốc nội VCSA (nay đổi tên là CCCS).
Ở SAJ lúc này, chất lượng nhân sự được đảm bảo khi vẫn còn đó những cái tên gạo cội đã đi theo đội suốt những năm thăng trầm vừa qua như Lovida, Warzone (trước là Currot), Auzeze, Tsu và cả những thành viên được đánh giá khá cao mới được tuyển thêm là Celebrity (từ 269), Slay (từ Fate)…Do đó, tình hình nhân sự của SAJ ở mùa giải 2016 được đánh giá là khá dày và có được độ đồng đều cao.
Đây không phải lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện một đội tuyển LMHT chuyên nghiệp gồm 10 người. Trước đó, Team Liquid (LCS Bắc Mỹ) hay Longzhu Gaming (LCK Hàn Quốc) đã áp dụng đội hình này khi mà những giải đấu LMHT quốc nội không giới hạn số lượng thành viên trong đội. Nhưng khi ra đấu trường quốc tế, đội hình 10 người sẽ không được phép sử dụng mà mỗi đội sẽ chỉ được đem theo tối đa là 6 thành viên. Như vậy, SAJ không hề sai hay “lách luật” ở CCCS.
Thêm vào đó, ở mỗi môn thể thao nói chung mà đặc biệt là LMHT nói riêng, tính phối hợp và gắn kết giữa các thành viên phải cực kì tốt mới duy trì được phong độ và lối chơi của đội. Vì thế mà các đội tuyển chuyên nghiệp trên thế giới rất ít khi “xoay tua” đội hình liên tục nhằm tránh phá hỏng bộ khung mà các HLV đã cố gắng định hình ra. Nhưng SAJ lại khác, họ liên tục thực hiện những sự thay đổi người, thậm chí thay toàn bộ đội hình và chỉ giữ lại duy nhất Jinkey (do chỉ có một người đi rừng duy nhất) mỗi khi gặp bất lợi hoặc cần bất ngờ thay đổi chiến thuật.
Và kết quả là SAJ không những không thi đấu chuệch choạc thiếu gắn kết, mà ngược lại, những thành viên đã ăn tập kỹ càng với nhau trong gaming house phát huy cực tốt lợi thế này để có được chiến thắng một cách xứng đáng.
Ngôi sao sáng nhất còn ở lại với SAJ tính đến trước khi mùa giải 2016 chính thức khởi tranh là xạ thủ Minas. Nhưng những trục trặc liên quan đến các vấn đề ngoài thi đấu đã làm cho SAJ buộc phải tìm kiếm các xạ thủ khác để thay thế. Đó là khi những Celebrity và Slay được đem về nhằm khỏa lấp đi vị trí của “siêu xạ thủ” do chính SAJ và SF5 nâng tầm trong nhiều năm vừa qua.
Với đội hình 10 người đông đảo, thế nhưng SAJ lại không hề có bất cứ tuyển thủ có kỹ năng xuất chúng nào trong đội hình, và có thể đó là lí do mà vai trò của chiến thuật hay những tính toán đấu pháp của HLV họ Lee đã được đề cao. SAJ thi đấu lạnh lùng, chắc chắn và tập trung vào những mục tiêu lớn, biết cách tối ưu hóa lợi thế khi áp dụng chiến thuật đổi đường…thay vì ưu tiên vào các giao tranh như nhiều đội tuyển khác. Đó là thành quả của quá trình làm việc với một HLV người Hàn Quốc trong suốt hơn hai năm vừa qua của SAJ.
Bằng chứng rõ ràng nhất cho chiến thuật độc đáo mà hiệu quả được SAJ áp dụng là khi họ cùng lúc sử dụng Vel’Koz cùng Jhin cho đội hình siêu cấu rỉa máu hủy diệt BM. Hay đem vào bộ đôi đường dưới là Twitch với Morgana để khắc chế hoàn toàn “siêu Kog’Maw” của SofM bên phía GIGABYTE Full Louis (GFL)…Tất cả những chiến thuật, đội hình không thuộc metagame đó đã đem lại cho SAJ những chiến thắng rất xứng đáng trước sự bất lực của đối thủ phải chạm trán với họ.
BM đương nhiên vẫn được đánh giá là ứng cử viên số một cho chức vô địch CCCS Mùa Xuân 2016 khi họ vẫn giữ chân được các thành viên đã tạo ra một mùa giải đáng nhớ ở năm trước. Cũng đã có lúc BM từng cạnh tranh gắt gao cho ngôi đầu BXH với SAJ hay Tora 269 (269), thế nhưng càng về cuối, họ lại càng tỏ ra hụt hơi khi liên tiếp có những trận thua với các đối thủ trực tiếp…
Khi mà BM vẫn cứ mãi phụ thuộc vào tài gánh vác của Optimus và đôi ba lần tỏa sáng hiếm hoi của Archie thì những QTV, Junie và phần nào đó là Tik lại chẳng đóng góp được quá nhiều. Điều này khiến cho con tàu BM cứ thế lao dốc không phanh và trận thua SAJ ở vòng Bán kết như điều đã được dự báo từ trước.
269 đã thi đấu khởi sắc hơn hẳn so với chính bản thân họ ở mùa giải năm nay. Vẫn lối thi đấu thiên về kiểm soát mục tiêu lớn và cực kì chắc chắn ở giai đoạn đi đường, 269 đã có được ngôi nhì BXH. Nhưng việc quá cầu toàn không dám mạo hiểm ở những thời điểm quyết định đã khiến cho 269 thường xuyên bị đối phương vượt mặt mà đỉnh điểm là màn lội ngược dòng không tưởng của GFL khi đang dẫn trước đại diện của Thủ đô 2-0.
Còn về phía đội Á quân GFL, SofM cùng các đồng đội cũng đã có một giải đấu hoàn toàn chấp nhận được. Họ có sự xáo trộn về mặt đội hình nghiêm trọng khi mà những thành viên kì cựu trước kia là Violet, Shyn hay Scary người tạm nghỉ hoặc rời đội…khiến cho những người chơi trẻ tuổi như Jeff, Fury cùng với các người mới là Shinichi cùng Ness phải nhận trọng trách gánh vác đội.
Quãng thời gian đầu mùa giải thực sự khó khăn với GFL khi họ phải chật vật tìm ra lối chơi và định hướng vị trí cho SofM. Khi mà mọi thứ dần ổn định, SofM được chơi ở xạ thủ để tối ưu hóa mọi kỹ căng mà anh ta có thì GFL mới bắt đầu bắt nhịp được với giải đấu. Họ đã xuất sắc vươn lên vị trí thứ ba khi vòng bảng kết thúc, suýt chút nữa đánh bại được SAJ để lên ngôi vô địch…nhưng rồi lại gục ngã ngay ngưỡng cửa thiên đường vì lí do hết sức đơn giản: quá phụ thuộc vào SofM.
Với lối chơi có phần đơn điệu khi luôn tìm cách lựa chọn một đội hình xoay quanh xạ thủ, GFL đã hoàn toàn bị bắt bài kể cả khi SAJ đã nhận ra và tìm ra cách khắc chế bằng chiến thuật tương tự. SofM nằm xuống nghĩa là GFL chẳng thể làm gì hơn khi mà những thành viên còn lại không thể thay siêu sao này tạo ra những điều thần kì mà anh đã làm trong suốt thời gian vừa qua. Không HLV, không có chiến thuật đa dạng và quá phụ thuộc vào một cá nhân đơn lẻ…khiến GFL mặc dù đã thắng 2-1 nhưng vẫn bị SAJ dễ dàng lội ngược dòng ở hai ván đấu cuối cùng trận Chung kết và ngậm ngùi nhìn đối phương nâng cao chiếc cúp vô địch CCCS Mùa Xuân 2016.
June_6th
" alt=""/>[LMHT] Lý do nào giúp Saigon Jokers lên ngôi tại CCCS Mùa Xuân 2016?Vì thế, mục tiêu trong thời gian tới của ứng dụng CNTT trong ngành Y tế là sẽ tăng cường quản lý nhà nước về CNTT Y tế, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành Y tế, góp phần xây dựng thành công Chính phủ điện tử, Trong đó, để người dân sử dụng dịch vụ y tế được thuận lợi và dễ dàng hơn, Bộ Y tế đặt mục tiêu cụ thể bao gồm: 100% bệnh viện trên toàn quốc có Hệ thống thông tin bệnh viện; 100% bệnh viện hạt nhân có mạng tưới tư vấn khám chữa bệnh từ xa kết nối với các bệnh viện tuyến dưới; 20% bệnh viện tuyến tính, tuyến TW có tích hợp hệ thống thông tin lưu trữ và truyền hình ảnh y học; xây dựng và hình thành hệ thống Y Bạ điện tử…
" alt=""/>Ứng dụng CNTT trong ngành Y tế còn tự phát và chưa tổng thểKết quả gây sửng sốt khi thông số PM2,5 cao gấp 7 lần so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và gấp 3 lần so với tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam.
Với tốc độ công nghiệp hóa chóng mặt ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Đông Nam Á, mối lo ngại về môi trường đang ngày càng gia tăng.
Việt Nam cũng nằm trong số đó đó. Việt Nam đang tiến rất nhanh trong quá trình công nghiệp hóa với tốc độ tăng trưởng hàng năm tới 14%. Điều này tốt cho nền kinh tế nhưng lại gây ảnh hưởng lớn tới môi trường của 30 triệu cư dân trong các thành phố.
Giống như nhiều “con rồng” châu Á khác, Việt Nam có đặt các tiêu chuẩn quản lý tình trạng ô nhiễm nhưng việc thực thi những tiêu chuẩn này khá lỏng lẻo. Những công nghệ công nghiệp lạc hậu, những sản phẩm phụ của quá trình công nghiệp hóa cùng dân số tăng nhanh tại các thành phố đang khiến cho vấn đề ô nhiễm ngày càng tồi tệ hơn.
Hơn nữa, tờ Asian Correspondent cho rằng, hàng ngàn cơ sở sản xuất đang đổ nước thải chưa được xử lý đúng cách ra môi trường với mức độ ngày càng tăng. Những chất thải này chứa các kim loại nặng, clo, chất hóa học formaldehyde PBDE và arsenic; do vậy chúng không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Hà Nội nên rút ra được bài học khi nhìn vào cái giá mà Trung Quốc đang phải trả khi phớt lờ những dấu hiệu đầu tiên của ô nhiễm công nghiệp. Kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu xây dựng lại nền kinh tế vào những năm 1980 và 1990, kinh tế tăng trưởng đáng kinh ngạc nhưng những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường cũng nghiêm trọng không kém, hệ sinh thái bản địa bị tàn phá ở nhiều nơi.
Có tới 40% đất canh tác của Trung Quốc đang bị suy thoái. Điều này có thể dẫn đến nạn đói nếu không được giải quyết kịp thời. Trong số mẫu của 74 thành phố, chỉ có 3 mẫu đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng không khí của Trung Quốc và gần 20% các vùng biển gần bờ của Trung Quốc đang bị ô nhiễm đến nỗi ăn cá đánh bắt từ các vùng này có thể nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo Asian Correspondent, Trung Quốc hiện là nước gây ô nhiễm hàng đầu thế giới. Các hoạt động khai thác tài nguyên ồ ạt của Trung Quốc cũng gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được cho các nước láng giềng.
Do vậy, nếu Việt Nam cũng bỏ qua những dấu hiệu đáng báo động thì cái giá phải trả cho tình trạng ô nhiễm chắc chắn sẽ không hề nhỏ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin của tờ Asian Correspondent - đối tác trực tuyến của Associated Press ở châu Á thành lập năm 2009, chuyên cung cấp các tin tức, quan điểm và phân tích ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
" alt=""/>Báo nước ngoài lý giải vì sao Hà Nội ô nhiễm không khí kỉ lục