Trong hơn một thế kỷ, những gia đình sống ở khu vực có tên Appalachia này đã mắc phải một tình trạng máu di truyền cực kỳ hiếm gặp khiến làn da của họ có màu xanh lam.
Xấu hổ với màu xanh của mình, các gia đình này thậm chí còn sống tách biệt với xã hội, khiến cho vấn đề của họ thêm trầm trọng. Do cắt đứt liên lạc với người bên ngoài, người trong dòng họ chỉ kết hôn với anh chị em họ, cô dì và những người họ hàng gần gũi khác. Vì vậy, căn bệnh càng bị di truyền rộng hơn trong dòng họ.
Theo phát hiện của các nhà khoa học vào những năm 1960, đột biến gây ra làn da xanh như nhân vật hoạt hình Xì Trum là do một gien lặn. Hai người cùng có gien này thì sẽ sinh ra một đứa con có da màu xanh lam.
Ông Ricki Lewis, một tác giả khoa học, người viết cuốn sách "Human Genetics: Concepts and Applications" (tạm dịch: Di truyền con người: Khái niệm và ứng dụng), cho biết: "Nếu bạn chọn bất kỳ người ngẫu nhiên nào trong dân số thế giới, có thể cứ 100.000 người thì sẽ có một người mang gien này. Con số này đã là khá cao. Nhưng nếu kết hôn với anh em họ của mình, thì tỷ lệ này là 1/8. Nguy cơ sẽ tăng vọt nếu hai người có chung huyết thống".
Martin Fugate đến vùng biên giới hoang vu của Kentucky vào năm 1820. Ông là một đứa trẻ mồ côi người Pháp không biết gì về dòng dõi của mình. Người ta kể rằng bản thân da Martin có thể đã có gam màu xanh lam nhạt, không phải xanh đậm như con cháu dòng họ Fugate sau này.
![]() |
Gia tộc Fugates trong bức ảnh đen trắng được chỉnh có màu. Ảnh: Allthatsinteresting |
Martin kết hôn với một phụ nữ Mỹ tóc đỏ tên Elizabeth Smith và cả hai cùng nhau lập một trang trại khai hoang trên bờ sông Troublesome gần Hạt Hazard, Kentucky. Elizabeth có nước da trắng nhợt, gần như trong mờ. Điều mà cả cô và Martin đều không thể biết được là cả hai đều mang gien lặn của một chứng rối loạn máu di truyền hiếm gặp gọi là tăng methemoglobin huyết.
Ông Lewis cho biết: “Câu chuyện này bắt đầu một cách rất khó tin vì Martin chuyển đến Kentucky từ châu Âu và kết hôn với một người hoàn toàn xa lạ, một người không cùng quan hệ họ hàng nhưng tình cờ có cùng một đột biến gien. Thật điên rồ".
Theo thông tin về dòng họ Fugate, Martin và Elizabeth có bảy người con, bốn người trong số họ có da màu xanh lam sáng.
Vì không có các tuyến đường sắt và đường bộ nên không ai khác tới Troublesome trong gần một thế kỷ, nên gien lặn màu xanh lam đã được truyền lại cho các thế hệ của dòng họ Fugate và các gia đình lân cận. Tất cả đều được gọi là "người xanh của Kentucky".
Methemoglobinemia là một tình trạng về máu, không phải là tình trạng về da. Nó không liên quan gì đến melanin, axit amin vốn là các yếu tố khiến da người có màu tối hơn. Ở những người mắc bệnh tăng methemoglobin huyết, da có màu xanh lam vì các tĩnh mạch bên dưới da có máu xanh đậm.
Theo kiến thức sinh học, máu có màu đỏ bởi vì các tế bào hồng cầu chứa nhiều protein gọi là hemoglobin. Hemoglobin có màu đỏ là do một hợp chất gọi là heme có chứa một nguyên tử sắt. Nguyên tử sắt đó liên kết với ôxy, đó là cách các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể.
Thiếu ôxy là nguyên nhân khiến máu chuyển từ màu đỏ sang màu xanh lam ở những người mắc bệnh tăng methemoglobin huyết. Một gien đột biến khiến cơ thể họ tích lũy một dạng hemoglobin hiếm gặp gọi là methemoglobin không thể liên kết với ôxy. Nếu có đủ lượng máu bị "nhiễm" loại hemoglobin bị lỗi này, nó sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu xanh đậm tim tím.
![]() |
Hai người trong dòng họ Fugate. Ảnh: Allthatsinteresting |
Đối với những người dòng họ Fugate, các thành viên trong gia đình biểu hiện gien ở các mức độ khác nhau. Nếu máu của họ có nồng độ methemoglobin thấp hơn, da họ có thể chỉ ửng lên màu xanh lam khi thời tiết lạnh, còn những người có nồng độ methemoglobin cao hơn thì có da màu xanh lam nhạt từ đầu đến chân.
Tăng methemoglobin huyết là một trong những tình trạng di truyền hiếm gặp có thể điều trị được bằng một viên thuốc đơn giản.
Người đã tìm ra cách chữa methemoglobinemia là Madison Cawein III, một nhà huyết học tại Đại học Kentucky. Ông đã nghe những câu chuyện về "người da xanh" và đi tìm mẫu vào những năm 1960.
Ông Cawein gặp may khi hai anh em tên là Patrick và Rachel Ritchie vào một phòng khám ở Hạt Hazard. Ông Cawein nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Science 82 vào năm 1982: “Họ xanh lạ kỳ. Tôi bắt đầu hỏi họ những câu hỏi kiểu như có người thân nào là người da xanh không. Sau đó, tôi ngồi xuống và chúng tôi bắt đầu lập sơ đồ gia đình họ". Ông nhớ rằng anh em nhà Ritchie thực sự rất xấu hổ về việc có làn da xanh. Tuy nhiên, chứng rối loạn này dường như không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe đặc biệt nào.
Tình trạng bệnh rõ ràng là do di truyền, nhưng điểm mấu chốt xuất hiện khi ông Cawein đọc các báo cáo về bệnh tăng methemoglobin huyết di truyền ở những người Inuit tách biệt sống ở Alaska, nơi những người có quan hệ huyết thống thường kết hôn với nhau. Ông biết điều tương tự đang xảy ra ở khu vực hẻo lánh Appalachia này.
Trong cộng đồng người Inuit, các nhà khoa học đã xác định được chính xác vấn đề, đó là sự thiếu hụt một loại enzym chuyển methemoglobin thành hemoglobin. Nghiên cứu vấn đề, ông Cawein phát hiện ra rằng mình có thể chuyển methemoglobin thành hemoglobin mà không cần đến enzym. Tất cả những gì ông cần là một chất có thể "hiến tặng" một electron tự do cho methemoglobin, cho phép nó liên kết với ôxy.
Kỳ lạ thay, giải pháp lại là một loại thuốc nhuộm thường được sử dụng có tên là methylen xanh lam. Ông đã tiêm 100 miligram thuốc nhuộm xanh lam cho anh chị em nhà Ritchie và ông không phải chờ lâu.
Ông Cawein nói: “Trong vòng vài phút, màu xanh đã biến mất khỏi da họ Lần đầu tiên trong đời, họ có da màu hồng. Họ rất vui".
Khi thanh niên bắt đầu rời khỏi các trang trại xung quanh Troublesome vào giữa thế kỷ 20, họ đã mang theo gien lặn màu xanh lam ra các nơi khác. Dần dần, ngày càng ít trẻ sinh ra có da màu xanh lam, và những trẻ nào có da xanh sẽ được uống thuốc methylen xanh mỗi ngày để má hồng hào trở lại.
Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến da xanh mà không phải là di truyền. Tăng methemoglobin huyết cũng có thể do phản ứng với một số loại thuốc giảm đau tại chỗ như benzocaine và xylocaine. Ít nhất trong một trường hợp nổi tiếng, một người đàn ông đã khiến làn da mình trở thành màu xanh vĩnh viễn do bổ sung quá nhiều keo bạc và thoa kem bạc keo lên da (tình trạng này được gọi là argyria hoặc ngộ độc bạc).
>>> Đọc tin thế giới mới nhất trên VietNamNet
Theo Báo Tin Tức
Ở tỉnh Bắc Sumatra, Indonesia, có 1 gia đình có tới 4 anh chị em bị mắc một căn bệnh lạ, không thể chẩn đoán, khiến khuôn mặt của họ bị biến dạng, gần giống với phần đầu của cá.
" alt=""/>Kỳ lạ những gia tộc ở Kentucky có màu da xanh như Xì Trum![]() |
Cựu Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Vox |
Cựu lãnh đạo Nhà Trắng hôm 7/7 đã nộp đơn kiện cả 3 công ty chủ quản những nền tảng xã hội nói trên lên tòa án liên bang ở Miami, với lí do các bị đơn đã vi phạm Tu chính án thứ nhất, kiểm duyệt ông và những nhân vật bảo thủ khác một cách trái phép. Động thái đánh dấu bước ngoặt mới trong cuộc chiến dai dẳng giữa ông và các đại gia công nghệ thế giới.
Tuy nhiên, các học giả luật nhận định, ông Trump khó có khả năng thắng kiện.
Paul Barrett, Phó giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp và nhân quyền Stern thuộc Đại học New York giải thích trên báo The Guardian rằng: "Ông Trump viện dẫn Tu chính án thứ nhất làm căn cứ khởi kiện là hoàn toàn sai. Bản Hiến pháp sửa đổi đầu tiên áp dụng cho việc kiểm duyệt của chính phủ hoặc các quy định về phát ngôn. Nó không ngăn các tập đoàn khu vực tư nhân quản lý nội dung trên các nền tảng của họ".
Theo mục 230 của Đạo luật Chuẩn mực truyền thông năm 1996, các nền tảng mạng xã hội được phép tùy ý kiểm duyệt dịch vụ của họ, chừng nào họ đang hành động với “thiện chí”. Luật nói chung cũng miễn trừ trách nhiệm cho các công ty internet đối với những tài liệu mà người dùng đăng tải.
Tuy nhiên, ông Trump và những người bảo thủ khác từ lâu lập luận rằng, Twitter, Facebook và các mạng xã hội khác đã lạm dụng biện pháp bảo vệ đó và cần bị tước bỏ quyền miễn trừ hoặc ít nhất phải giành được quyền miễn trừ bằng cách đáp ứng các yêu cầu do chính phủ đặt ra.
Cả ba vụ kiện đều yêu cầu tòa án buộc bị đơn phải bồi hoàn những thiệt hại không xác định, tuyên bố mục 230 là vi phạm Hiến pháp và khôi phục các tài khoản mạng xã hội của cựu Tổng thống cũng như của các nguyên đơn khác gồm một số ít người đã bị xóa bài đăng hoặc vô hiệu hóa tài khoản cá nhân.
Suốt nhiều thập kỷ qua, Eric Goldman, giáo sư luật tại Đại học Santa Clara ở bang California đã nghiên cứu hơn 60 vụ kiện tương tự nhưng thất bại trong nỗ lực kiện các công ty internet vì đã chấm dứt hoặc tạm ngưng tài khoản của người dùng. Ông nhận định, các vụ kiện của ông Trump khó có khả năng tiến xa.
Giáo sư Goldman hoài nghi cựu Tổng thống đang có trong tay mánh lới nào đó giúp đảo ngược tình thế. Học giả này tin, ông Trump có thể đang theo đuổi các vụ kiện nhằm thu hút sự chú ý của dư luận và truyền tải thông điệp, rằng ông đang chống lại những "gã khổng lồ công nghệ quỷ quyệt ở Thung lũng Silicon". Thời còn đương chức lãnh đạo chính phủ, ông Trump năm ngoái đã ký một sắc lệnh hành pháp chống lại mục 230.
Vera Eidelman, một luật sư làm việc cho Liên đoàn Tự do dân sự Mỹ (ACLU) cũng có cùng quan điểm. Chuyên gia này nói, các vụ kiện của ông Trump là “vô ích” vì các mạng xã hội lớn là các tổ chức tư nhân, được Tu chính án cấp quyền kiểm soát nội dung mà họ xuất bản. Bà Eidelman lưu ý thêm, ông Trump đã tuyên bố vô căn cứ rằng các mạng xã hội trên đã tuân theo áp lực từ chính phủ trong việc kiểm duyệt nội dung của họ.
Khi các cuộc chiến chống độc quyền tiếp tục, đã có các cuộc thảo luận về cách giải quyết sức mạnh và ảnh hưởng quá lớn của các gã khổng lồ công nghệ đối với người dùng. Tuy nhiên, ý tưởng về cách giải quyết vấn đề rất khác nhau. Theo các chuyên gia, những vụ kiện của ông Trump không thực sự liên quan nhiều đến các vấn đề chống độc quyền.
Cho đến hiện tại, Facebook, Google và Twitter đều từ chối đưa ra bình luận về diễn biến mới.
“Hiện có một cuộc tranh luận quan trọng được đặt ra, về những loại nghĩa vụ mà Tu chính án thứ nhất có thể áp đặt đối với các tổ chức tư nhân có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thảo luận của công chúng, cũng như mức độ tự do của Quốc hội trong việc điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tư nhân ấy. Song, khiếu nại của ông Trump khó có khả năng thêm thắt điều gì đó vào cuộc tranh luận này”, Jameel Jaffer, Giám đốc điều hành Viện Tu chính án thứ nhất Knight thuộc Đại học Columbia bình luận.
Chuyên gia Evan Greer, đến từ tổ chức các quyền kỹ thuật số "Đấu tranh vì tương lai", cáo buộc động thái của ông Trump nhằm đánh lạc hướng "những lo ngại chính đáng" về việc kiểm duyệt các nội dung ngẫu nhiên đã tác động tiêu cực đến những cộng đồng bị thiệt thòi ra sao.
“Dù thật ngớ ngẩn khi giả vờ rằng những quyết định kiểm duyệt của các hãng công nghệ lớn không có tác động đáng kể đến quyền tự do ngôn luận, nhưng Tu chính án thứ nhất cho phép các nền tảng tư nhân đưa ra quyết định kiểm duyệt mà họ muốn với tư cách là các tổ chức phi chính phủ. Đây không phải là một vụ kiện. Đây có thể là một kế hoạch gây quỹ", bà Greer nói.
Thực tế, kể từ khi rời Nhà Trắng, ông Trump đã vài lần úp mở về khả năng tái tranh cử tổng thống vào năm 2024. Trong chiến dịch quảng cáo nhằm gây quỹ cho đảng Cộng hòa hồi đầu tháng 6, ông thậm chí cam kết sẽ "giành lại Nhà Trắng" và GOP sẽ kiểm soát cả Hạ viện cũng như Thượng viện "sớm hơn" mọi người nghĩ.
Hôm 4/6, cựu Tổng thống đã có phản ứng gay gắt sau khi Facebook thông báo, lệnh "cấm cửa" ông trên mạng xã hội này sẽ kéo dài 2 năm, đồng nghĩa tài khoản của ông sẽ bị đình chỉ ít nhất cho đến tháng 1/2023, qua dịp bầu cử giữa kỳ Mỹ diễn ra năm 2022. Ông Trump thậm chí dọa sẽ trả đũa Tổng giám đốc điều hành Facebook khi ông trở lại Nhà Trắng.
Nhóm của ông Trump hồi đầu tháng 7 đã âm thầm cho trình làng một nền tảng mạng xã hội mới có tên GETTR nhằm "chống văn hóa tẩy chay, thúc đẩy lẽ thường, bảo vệ tự do ngôn luận, thách thức độc quyền truyền thông xã hội và tạo ra nền tảng thực sự cho các ý tưởng". Song, ngay ngày đầu ra mắt với hơn 500.000 người sử dụng, GETTR đã bị các tin tặc tấn công.
Trước đó, hồi đầu tháng 5, ông Trump từng cho kích hoạt trang trực tuyến nhan đề "Từ bàn làm việc của Donald J. Trump", trông rất giống tài khoản Twitter của ông hồi còn đương chức. Song, không rõ vì lí do gì, ông Trump đã lặng lẽ cho đóng cửa trang này không lâu sau đó.
Cựu tổng thống được tin đang tìm mọi cách xuất hiện trực tuyến thường xuyên, để duy trì kết nối với những người ủng hộ và truyền tải các thông điệp, trong bối cảnh bị các nền tảng mạng xã hội lớn cắt đứt cắt đứt những kênh liên lạc kiểu này.
Tuấn Anh
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, lý do ông đệ đơn kiện ba hãng công nghệ trên là do cảm thấy bản thân là “nạn nhân của sự kiểm duyệt”.
" alt=""/>Donald Trump có thể thắng kiện Google, Twitter và Facebook?Ngoài ra, MU nhận thấy “Harry Kane nghiêng về việc chuyển đến Bayern Munich hơn, phần khác anh không tin đội hình trong tay Erik ten Hag có thể sẵn sàng thách thức các danh hiệu lớn nhất”.
Trong khi đó, Harry Kane lựa chọn gia nhập Hùm xám do Thomas Tuchel dẫn dắt, ngoài khả năng cao giành các danh hiệu quốc nội thì còn là cơ hội lớn ở đấu trường Champions League, khi Bayern vốn luôn là một 'ông kẹ' ở sân chơi này.
Tiền cũng là một phần trong ‘chướng ngại’ để MU có thể ký Harry Kane, khi Erik ten Hag không muốn phá vỡ cấu trúc lương trong đội.
Đến Bayern Munich, chân sút hàng đầu Ngoại hạng Anhhưởng được được cho lên tới 480.000 bảng/tuần gồm cả thưởng trong một thỏa thuận có thời hạn 4 năm.
Nguồn trên khẳng định, Harry Kane muốn nhiều hơn thế từ MU, vào khoảng 576.000 bảng/tuần.
Đó là lý do vì sao vị thuyền trưởng MU cảm thấy hài lòng và thoải mái với sự lựa chọn nhẹ nhàng nhưng cũng rất hứa hẹn tương lai: Rasmus Hojlund với mức lương 80.000 bảng/tuần, vốn đã tăng gấp 10 lần so với mức cầu thủ này nhận ở Atalanta.
Tuy nhiên, việc Hojlund thích nghi với MU và Ngoại hạng Anh thế nào thì còn phải chờ, trong khi đẳng cấp của Harry Kane đã được khẳng định từ lâu. Chưa kể, sao trẻ 20 tuổi còn gặp chấn thương, sẽ lỡ vài trận đầu của Quỷ đỏ tại Ngoại hạng Anh.