您现在的位置是:Thế giới >>正文
Nhận định, soi kèo Newcastle vs MU, 22h30 ngày 13/4: Quay lại Top 4
Thế giới57367人已围观
简介 Chiểu Sương - 13/04/2025 05:51 Ngoại Hạng Anh ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Juventus vs Lecce, 1h45 ngày 13/4: Bừng tỉnh sau cơn mê
Thế giớiPhạm Xuân Hải - 11/04/2025 21:32 Ý ...
【Thế giới】
阅读更多Hồ nước nóng kỳ lạ liên tục phát triển trên miệng núi lửa
Thế giớiMột hồ nước kỳ lạ hình thành trên miệng phun Halema'uma'u của núi lửa Kīlauea, Hawaii (Mỹ). Hồ được phát hiện kể từ tháng 7/2019 và đến nay vẫn tiếp tục phát triển cả về chiều sâu và độ dài. Nếu như ban đầu, kích thước của hồ nước chỉ tương đương với một chiếc xe bán tải, thì tới nay nó đã sâu gần 40 m, dài 268 m và rộng 131 m. Hồ nước này rất nóng. Các chuyên gia chưa nắm rõ chính xác nhiệt độ nước. Nhưng họ ước tính, vùng hồ bên trên luôn đạt nhiệt độ ở ngưỡng từ 71 độ C tới 82 độ C.
Hồ nước trên miệng phun núi lửa, với kích thước vẫn tiếp tục phát triển Tháng 7/2019, các phi công trực thăng bắt đầu nhận thấy nước chảy ra từ một hồ ở phần thấp nhất của miệng núi lửa. Từ đó tới nay, mực nước đã tăng đều đặn. Nước trong hồ có màu nâu rỉ sét trên bề mặt do phản ứng hóa học diễn ra bên trong.
Mới đây, hình ảnh do vệ tinh ghi lại về sự phát triển của hồ nước trên miệng núi lửa Kīlauea vừa được chia sẻ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, hồ nước xuất hiện tại Halema'uma'u.
Khu vực xung quanh Theo các nhà nghiên cứu, hồ nước ở miệng phun Halema'uma'u xuất hiện do mực nước ngầm tại khu vực núi lửa. Kīlauea vốn là núi lửa hình khiên, hiện đang hoạt động tại quần đảo Hawaii (Mỹ), đồng thời là núi lửa tích cực nhất trong số 5 núi lửa tạo nên quần đảo này.
Cận cảnh miệng phun Halema'uma'u trên núi lửa Kīlauea Núi lửa này tọa lạc tại bờ nam của đảo, có tuổi từ 300.000 năm đến 600.000 năm và nổi lên trên mặt biển khoảng 100.000 năm trước.
Với chiều cao hơn 1200 m, núi lửa Kīlauea chiếm tới 14 % diện tích đảo lớn của Hawaii. Trên đỉnh Kīlauea có một hõm chảo lớn và miệng phun Halema'uma'u nằm trong hõm chảo này.
Những thành phố ma lớn nhất thế giới
Thành phố ma không chỉ được tìm thấy trong phim. Trên khắp thế giới, có những thành phố bị bỏ hoang bí ẩn thu hút hàng ngàn khách du lịch.
">...
【Thế giới】
阅读更多Nghĩ kỹ điều này trước khi cưới, nếu không hôn nhân sẽ làm bạn thất vọng
Thế giớiMới đây, cô ấy đến nhà tôi và kể cho tôi những gì đã xảy ra sau khi cô ấy kết hôn. Chỉ khi đó tôi mới hiểu lý do thực sự khiến cô ấy quyết định chia tay chồng. Khi Li Zi yêu, cô ấy không có nhiều liên lạc với mẹ chồng. Lúc đó, Li Zi cảm thấy mẹ chồng mình hơi nghiêm khắc nhưng cô không quan tâm quá nhiều.
Li Zi nói, dù sao, cô cũng sẽ sống riêng sau khi kết hôn. Cô nghĩ rằng miễn là chồng cô yêu cô đủ, những người khác sẽ không quan trọng với cô.
Sau khi kết hôn, trong tuần đầu tiên, mọi thứ đều tốt đẹp. Đến tuần thứ hai, vào cuối tuần, mẹ chồng cô đến nhà. Bà chạy thẳng vào phòng ngủ của hai vợ chồng và thấy chiếc mền vứt trên giường. Người mẹ hét lên và nói ‘làm sao một người vợ lại có thể lười biếng như vậy?’.
Li Zi và chồng nói rằng họ muốn ngủ nhiều hơn vào cuối tuần nên cả hai vừa dậy. Mẹ chồng tiếp tục nói, 'ngay cả khi một người đàn ông ngủ nướng, thì người phụ nữ cũng không được như vậy. Người vợ nên dậy sớm để dọn dẹp nhà cửa…'
Cuối tuần đó, Li Zi và chồng không được tận hưởng thế giới của hai người, họ phải nghe mẹ chồng hướng dẫn thực hiện các công việc trong ngày.
Li Zi liên tục đề nghị chồng yêu cầu mẹ trở về nhà, nhưng chồng cô đang ngồi trên ghế sofa xem ti vi như thể anh không nghe thấy.
Những tuần sau đó, mẹ chồng Li Zi không chỉ can thiệp vào mọi việc trong gia đình cô mà ngay cả chuyện có con, bà cũng muốn 2 vợ chồng phải nghe bà.
Li Zi muốn đợi hai năm rồi mới có con, nhưng mẹ chồng yêu cầu họ mang thai ngay.
Li Zi đã thống nhất với chồng nhưng mẹ chồng ra lệnh cho chồng cô phải thay đổi suy nghĩ.
Vì vấn đề này, mối quan hệ của Li Zi với mẹ chồng ngày càng trở nên căng thẳng. Chồng cô đã không hiểu cô, và mẹ chồng cô cũng cằn nhằn ca thán về cô cả ngày. Li Zi cảm thấy gia đình này không giống gia đình của cô.
Sau đó, mâu thuẫn nổ ra. Li Zi cãi nhau to với mẹ chồng và quyết định đệ đơn ly hôn. Cô nói rằng cô không chịu đựng được bầu không khí gia đình như vậy, nếu cô tiếp tục ở lại, cô sẽ bị trầm cảm.
Tôi có thể hiểu được tâm trạng của Li Zi. Sau khi kết hôn, cuộc sống hoàn toàn khác với những gì cô ấy tưởng tượng. Khi sự thất vọng lên đến cực điểm, không ai muốn tiếp tục.
Tình yêu thì rất ngọt ngào, nhưng khi kết hôn chúng ta cần dự đoán trước 2 vấn đề này và suy nghĩ thật cẩn thận về nó.
Đầu tiên: Bạn có thể hòa nhập với gia đình của bên kia không?
Khi kết hôn, bạn không chỉ sống với anh ta, mà còn gắn bó với cả gia đình anh ta. Nếu bạn có một mối quan hệ xấu với gia đình chồng, sớm hay muộn vợ chồng bạn cũng sẽ có những xung đột không thể giải quyết được.
Thứ hai: Nếu chồng bạn thay đổi, bạn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?
Không ai dám đảm bảo rằng cuộc hôn nhân của mình luôn hài hòa. Sau khi kết hôn, một số người đàn ông sẽ thay đổi, thậm chí họ còn bị lạc lối. Nếu bạn gặp phải tình huống như vậy, bạn sẽ đối phó với nó như thế nào? Cố gắng lấy lại trái tim của người đàn ông, hay phấn đấu vì lợi ích tốt nhất cho chính mình?
Hãy suy nghĩ về hai vấn đề này trước khi kết hôn để nếu phải đối mặt, bạn sẽ có cách xử lý tình huống bình tĩnh hơn, và khiến bản thân thoải mái hơn.
Say đắm mẹ đơn thân Việt, người đàn ông Mỹ cầu hôn sau 2 lần gặp gỡ
‘6h sáng, đang đi dạo trên bãi biển thì anh quỳ gối rồi nắm tay mình hỏi: ‘Em có đồng ý làm vợ anh không?’, chị Thêm nhớ lại ngày Chris Heath cầu hôn mình.
">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Atletico Bucaramanga vs Fortaleza, 08h10 ngày 14/4: Trên đà hưng phân
- Muôn kiểu hàng quán đề phòng Covid
- Những mẹo nhỏ hữu ích khi nấu nướng
- Nếu thấy giá đỗ có 3 dấu hiệu này, tuyệt đối không nên mua
- Nhận định, soi kèo Trabzonspor vs Rizespor, 22h59 ngày 13/4: Điểm tựa sân nhà
- Cô gái chê 'quán chảnh' vì không được mang chó cưng vào ăn cùng
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Willem II vs Ajax, 21h45 ngày 13/4: Thắng để tiến sát ngôi vương
-
Hà Nội 36 phố phường với đủ các món ăn đặc sắc làm say lòng các thực khách khi ghé thăm. Chỉ nói riêng về ẩm thực đường phố Hà Nội cũng đã khó lòng mà kể hết, bởi từ các món ăn lề đường cho tới các quán hàng đều có những nét đặc trưng riêng biệt.
Người ta nghe tới phở cuốn Ngũ Xã, Chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây…và cả Quán ốc Bà câm - một quán hàng nhỏ, nhưng đã có 30 năm làm nghề. Ở nơi đó có một chủ quán đặc biệt, một người phụ nữ chưa bao giờ có thể cất lên tiếng nói của chính mình.
Báo nước ngoài giới thiệu bánh mỳ 'khổng lồ' Việt Nam
Đây không phải là lần đầu những chiếc bánh mỳ khổng lồ dài hơn một mét ở An Giang được các trang báo nước ngoài giới thiệu.
" alt="Quán ốc Hà Nội hút khách 30 năm dù chủ và phục vụ đều không thể nói">Quán ốc Hà Nội hút khách 30 năm dù chủ và phục vụ đều không thể nói
-
Hóa rác thành chú rùa khổng lồ Có dịp đến với biển Bãi Ông, Cù Lào Chàm, bạn sẽ bắt gặp một chú rùa biển khổng lồ, nằm phơi mình dưới những rặng dừa ngút mắt, đầu vươn về phía biển. Với chiều dài đến 4m - rộng gần 3,5m, chú rùa biển được tạo thành từ bộ khung thép, đầu và các chi được quấn các loại rác thải thường gặp trên biển như dây thừng, lưới cũ.
Mỗi ngày, Cù Lao Chàm đón lượng khách tấp nập đến từ trong nước lẫn quốc tế, đi cùng với đó là vô số bao nilon, rác thải mà họ để lại. Chúng không những gây mất mỹ quan của một trong những điểm đến được mệnh danh là “thiên đường nghỉ dưỡng” ở miền Trung, mà còn đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên của khu vực.
Thực trạng này là động lực thôi thúc anh Phan Tuấn Quốc cùng các cộng sự đến từ nhóm Mekongaholics và cán bộ Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm lên ý tưởng thiết kế, gia công và lắp đặt mô hình rùa biển vào tháng 7/2019. Mô hình đã đạt giải nhất cuộc thi “Nghệ thuật tái chế” trong khuôn khổ chương trình “Thúc đẩy sáng tạo vì một thế giới không rác thải” do UNESCO và Coca-Cola phối hợp tổ chức.
Sáng kiến “Thúc đẩy sáng tạo vì một thế giới không rác thải” do UNESCO và Coca-Cola Việt Nam phối hợp tổ chức. Biến rác thành tiền
Sẽ thật thiếu sót khi nói đến những giải pháp xử lý rác có tính ứng dụng cao mà không nhắc đến những chai gạch sinh thái - Ecobrick - của chị em phụ nữ phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Dưới sự hỗ trợ của dự án PAN (Plastic Action Network), Mạng lưới hành động giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế rác thải nhựa được xây dựng bởi trung tâm hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) và Coca-Cola Việt Nam, Hội phụ nữ phường Hà Trung đã huy động phụ nữ của toàn thành phố đến từng hộ gia đình vận động, thu gom từng vỏ lon bia, từng bìa giấy, chai nhựa nhỏ để tái chế thành gạch nhựa dùng xây dựng các công trình công ích tại địa phương. Không chỉ ngăn rác thải ra môi trường, sáng kiến này còn góp phần tạo thêm thu nhập cho các thành viên tham gia.
“Chúng tôi không làm công việc âm thầm, chúng tôi tổ chức thu gom và phân loại trực tiếp ở khu vực công cộng để nhiều người biết đến. Ban đầu họ tò mò, sau đó thấy ý nghĩa. Họ tham gia và đóng góp rác tái chế vào chương trình để cùng lan tỏa nhiều hành động tích cực đến cộng đồng. Đó là một cuộc cách mạng trong nhận thức”, chị Đào Thị Huyền - Chủ tịch Hội phụ nữ phường Hà Trung, TP. Hạ Long bày tỏ.
Đưa rác vào cảm hứng sáng tạo
“Xà phòng Xanh không đơn thuần chỉ là một dự án tạo ra những miếng xà phòng an toàn cho người sử dụng lẫn môi trường. Chúng em còn có một mong muốn xa hơn: Đó chính là thay đổi ý thức của người dùng về xà phòng handmade, vốn là một thị trường gặp khó khăn trong khía cạnh giá cả”. Đây là những lời phát biểu đầy tự tin của em là Nguyễn Xuân Tùng, học sinh trường THPT chuyên Quốc Học Huế và là đại diện của dự án Xà phòng Xanh tại buổi hội thảo và triển lãm các ý tưởng thuộc dự án “Sáng tạo vì một thế giới không rác thải” do Hội đồng Anh và Coca-Cola tổ chức.
Những buổi tập huấn từ chương trình đã tiếp thêm đam mê cho em, giúp em và các bạn xác định bản sắc riêng của mình và định hình lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Sau 3 tháng, sản phẩm từ nhóm học sinh trường Quốc học Huế đã nhận được hơn 100 đơn hàng từ hàng chục khách hàng cũng như những ý kiến đóng góp từ họ.
Những điều mà Tùng học được từ dự án cũng chính là mục đích của Hội đồng Anh và Coca-Cola khi tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng quản lý rác thải tại các trường trung học trên cả nước. Cụ thể, các khóa huấn luyện không chỉ trang bị cho các thầy cô giáo và các em học sinh kiến thức, kỹ năng về quản lý rác thải mà còn truyền cảm hứng về tinh thần công dân tích cực hướng tới sự phát triển bền vững.
Các bạn trẻ tham gia khóa tập huấn về môi trường do British Council và Coca-Cola tổ chức. Điểm chung từ những câu chuyện “tái sinh” rác thải này là đều xuất phát từ chiến dịch “Vì một thế giới không rác thải” do Coca-Cola khởi xướng và hợp tác với các đối tác như UNESCO, GreenHub, Hội đồng Anh… triển khai. Chiến dịch thuộc định hướng phát triển bền vững của Coca-Cola tập trung vào bốn yếu tố chính gồm nước, phụ nữ, chất lượng sống và quản lý rác thải.
Riêng với chiến dịch “Vì một thế giới không rác thải”, thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới đưa ra một mục tiêu táo bạo và đầy tham vọng: Đến năm 2030, mỗi một chai/ lon sản phẩm bán ra sẽ được Coca-Cola thu gom trở lại và tái chế. Chiến dịch dựa trên 3 trụ cột chính là Thiết kế, Thu gom và Hợp tác.
Ở phương diện thiết kế, Coca-Cola gần đây được biết đến là công ty nước giải khát đầu tiên sử dụng bao bì 100% nhựa tái chế tại thị trường Việt Nam, với sản phẩm nước đóng chai Dasani.
Trên phương diện thu gom, Coca-Cola là một trong những thành viên của Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) nhằm chia sẻ mục tiêu, tầm nhìn và trách nhiệm trong việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn Việt Nam thông qua các hoạt động giảm thiểu, phân loại, thu gom và tái chế rác thải.
Cuối cùng, với phương diện hợp tác, Coca-Cola cũng lựa chọn những đối tác uy tín, có sức ảnh hưởng trong cộng đồng như UNESCO, GreenHub, Hội đồng Anh … để triển khai các dự án nhằm tạo môi trường xanh sạch, không rác thải. Các dự án tập trung vào việc nâng cao nhận thức cộng đồng về tái chế, tìm kiếm các sáng kiến xử lý rác thải…
Các hoạt động thu gom, tái sử dụng và tái chế luôn được Coca-Cola khuyến khích trong cộng đồng. Theo đại diện Coca-Cola Việt Nam, hiện cả 3 phương diện đều đã mang về những kết quả đáng khích lệ, vượt ngoài mong đợi của doanh nghiệp khi phát động chiến dịch “Vì một thế giới không rác thải”.
“Khi triển khai chiến dịch “Vì một thế giới không rác thải” tại Việt Nam, ngay chính bản thân chúng tôi cũng cảm thấy các mục tiêu khá thách thức. Nhưng tính đến giai đoạn hiện tại, chúng tôi có thể nói chiến dịch đã rất thành công, khi kêu gọi được sự chung tay của cả cộng động”, đại diện hãng đánh giá.
Tìm hiểu thêm về chiến dịch Vì một thế giới không rác thải tại: https://CokeURL.com/WWW-Vietnam
Ngọc Minh
" alt="Tạo giá trị mới cho... rác">Tạo giá trị mới cho... rác
-
Bây giờ là giữa mùa hè, cái nắng của vùng Tây Bắc như được tiếp thêm sức nóng khiến màu hoa của những cây phượng ven đường dẫn vào thành phố Hà Giang rực thêm sắc đỏ. Hai giờ chiều, anh lái xe cho mọi người dừng nghỉ giữa đỉnh Cổng Trời, cả đoàn lục tục kéo nhau xuống xe, mấy người yếu thì ôm đầu ậm ọe, người khỏe thì uống nước, hút thuốc và thả hồn vào mây, vào núi… Mười phút sau, đợi cho mọi người chụp ảnh và gọi điện nhắn tin xong, trưởng đoàn Trần Bình Tám thủng thẳng nói:
"Bây giờ mới chính thức đặt chân vào cao nguyên đá, từ sáng đến giờ đoàn chúng ta mới chỉ đi dạo chơi. Phía trước là dốc, là đèo, là quanh co gấp khúc. Và cái đẹp mê hồn của đất trời Hà Giang cũng bắt đầu từ đây. Mọi người cứ thỏa sức mà say…".
Đúng như lời ông Tám, chiếc xe 16 chỗ bắt đầu vặn vẹo ngả nghiêng, rất nhiều khúc cua tay áo khiến cho mọi người bồng bềnh nôn nao.
Xe qua đất Yên Minh, Mèo Vạc hiện ra với bạt ngàn núi đá. Không khí trong xe như chùng xuống, có lẽ mọi người đang lặng lẽ thả hồn vào đá. Tôi cảm thấy khâm phục bà con người Mông nơi đây, cảm phục tinh thần bất khuất, sáng tạo, dũng cảm, cần cù của họ.
Họ đã biến đá thành ngô, ngô bạt ngàn chen chân vào từng khe đá, ngô đè đá, vươn cao, trổ hoa trổ bắp. Chắc chắn rằng mỗi cây ngô, mỗi bắp ngô đều ngấm ướt vị mặn mòi những giọt mồ hôi của người dân nơi đây.
Trời đã về chiều, nắng chuyển sang màu vàng, cái nóng dịu đi nhường lại bầu không khí mát mẻ cho cao nguyên đá. Bất chợt, chúng tôi bắt gặp lũ trẻ đang chạy tung tăng trên đường, phóng viên Vũ Nhung nói với anh lái xe cho xe dừng lại, cả đoàn kéo xuống để chia kẹo bánh, truyện tranh và giao lưu với các cháu.
17h30, chúng tôi tới thị trấn Mèo Vạc. Không khí làm việc của các ban ngành trong huyện chiều cuối tuần vẫn diễn ra hối hả. Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Nguyễn Phi Long đón chúng tôi bằng nụ cười hồn hậu.
Ăn tối xong, chúng tôi đi nghỉ sớm. Suốt một ngày đánh vật với dốc, với đèo, với gập ghềnh núi đá nên cả đoàn đều thấm mệt. Đêm cao nguyên yên tĩnh và trong lành, không khí mát dịu đã làm giấc ngủ của chúng tôi như ngắn lại.
Lần này lên Mèo Vạc, Liên chi hội Nhà báo Thông tin và Truyền thông có mang theo 500 cuốn sách để tặng cho Trường THPT của thị trấn. Đây là sáng kiến của nhà báo Trần Bình Tám. Ông muốn đem văn hóa đọc đến vùng núi xa xôi này để các em học sinh có điều kiện tiếp cận với các kiến thức mới, kĩ năng sống và hướng nghiệp trong tương lai.
Buổi làm việc với ban giám hiệu nhà trường diễn ra rất nhanh chóng nhưng thật hiệu quả. Thầy giáo quyền hiệu trưởng Nông Thế Huân xúc động tiếp nhận món quà tinh thần từ các nhà báo. Ông nói lời cảm ơn và mong "các nhà báo, các cơ quan ban ngành ở Trung ương quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em các dân tộc ở Mèo Vạc, đặc biệt là con em các dân tộc thiểu số. Hiện nay, chúng tôi vẫn còn thiếu sách giáo khoa, thiếu sách tham khảo, sách hướng nghiệp và các thiết bị giảng dạy khác…".
Chúng tôi đến dự giờ Văn của một lớp 12. Cô giáo Lù Thị Ngân đang say sưa truyền đạt cho các em về cảm thụ văn học trong văn thơ. Nhà báo Trần Bình Tám – một giảng viên đại học – đã được mời giảng mẫu về chủ đề tình yêu Tổ quốc của người Việt Nam.
Mặc dù không có sự chuẩn bị trước nhưng với kinh nghiệm của mình, thầy Tám đã truyền lửa cho các em bằng một phương pháp dạy truyền cảm, dễ hiểu, thu hút sự lắng nghe của các em và các đại biểu. Hết buổi giao lưu, thầy Nông Thế Huân chạy lên ôm chầm lấy nhà báo. Ông nói với giọng tiếc nuối:
- Biết thầy nói hay thế này em cho cả trường tập trung để nghe thì tốt biết mấy.
Cô giáo trẻ Tống Ngọc Huyền thì không giấu nổi xúc động:
-Thầy ơi! Thầy làm em rưng rưng nước mắt. Sao thầy nói thuyết phục và gần gũi thân thương thế! Bọn em học được ở thầy nhiều lắm!
Tạm biệt thầy trò trường THPT Mèo Vạc, chúng tôi đi về xã Pả Vi. Từ đường Quốc lộ 2C nhìn xuống, dòng sông Nho Quế uốn lượn như một dải lụa mềm có màu xanh lục, rất đẹp nhưng nếu ai sợ độ cao sẽ không dám nhìn lâu.
Quả thật, địa hình nơi đây vô cùng hiểm trở. Để lên được các nhà dân, chúng tôi phải đi bộ theo dải đường mòn đã được đổ bê tông. Nhà nào thuận lợi thì ở gần đường, nhà nào ở cao hơn thì chưa có đường lên, cứ phải leo trèo qua các bậc đá trơn trượt và độ dốc cao.
Phó Chủ tịch Ma Quốc Trưởng vẫn luôn dẫn đầu đoàn, tuy vậy mồ hôi đã ướt đầm lưng áo anh. Hai nhà báo nữ Vũ Nhung và Bình Minh rất hứng thú với việc chia bánh kẹo và sách ảnh cho bọn trẻ, nhà báo Nguyễn Đức Huy thì mải mê chụp ảnh.
Được tận mắt chứng kiến cảnh sống khó khăn của bà con người Mông nơi đây, Bình Minh đã thốt lên: “Em thật là may mắn được đi cùng các anh trong chuyến công tác này. Em vẫn biết là bà con còn khó khăn nhưng gặp được bà con rồi, em mới hiểu xóa đói giảm nghèo vẫn còn nhiều việc phải làm”.
Vũ Nhung thì đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ việc một đôi vợ chồng người Mông có ba cô con gái, người chồng mới 21 tuổi còn cô vợ thì 25 tuổi, đứa con lớn 4 tuổi, đứa con thứ ba còn đang đỏ hỏn. Cả gia đình sống trong ngôi nhà đơn sơ trống trải. Còn ông Giàng Mí Sà sinh năm 1970, Nhung lại tưởng ông ấy là 70 tuổi.
Gia đình ông Sà có 9 khẩu, người con trai lớn đã lấy vợ và có con nhưng vẫn chưa có điều kiện ra ở riêng. Vậy là 9 con người cứ xoay tròn trong ngôi nhà chật hẹp. Bình Minh hỏi han rất kĩ ông Giàng Mí Sà thông qua anh công an xã làm phiên dịch. Được Nhà nước hỗ trợ tiền làm nhà lần này, ông Sà vui lắm. Ông cứ nói đi nói lại rằng:
- Tôi có cái nhà mới rồi. Yên tâm rồi. Giờ chỉ việc lo cái ăn cái mặc và cho con cháu đi học cái chữ nữa thôi.
Cuối buổi trò chuyện, Bình Minh đã lấy tiền riêng của mình ra biếu ông Sà 500 nghìn đồng. Số tiền tuy không lớn nhưng nó mang nhiều ý nghĩa nhân văn, cả người cho và người nhận đều nở một nụ cười thân thiện.
Mới gần trưa mà trời đã nắng như đổ lửa, con đường mòn dẫn lên bản Mã Phí Lèng vẫn nhiều người lên xuống. Bà con đang vận chuyển gạch đá, xi măng để chuẩn bị làm nhà. Dự án xóa nhà tạm đã được triển khai từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa giải quyết hết được khó khăn về nhà ở cho bà con. Vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhiều việc phải lo và còn cần phải thêm thời gian nữa…
Tại buổi làm việc với các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc, chúng tôi hiểu thêm về những khó khăn của tất cả các cấp và các ban ngành trong huyện. Với 86.000 dân trong đó có 79% là bà con người Mông, toàn huyện có 17 xã và một thị trấn, trong đó 10 xã là núi đá, 3 xã ở vùng biên giới.
Vẫn còn hơn 7.000 hộ nghèo và 6% hộ cận nghèo. Đặc biệt là khí hậu ở Mèo Vạc rất khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, nước sinh hoạt của bà con rất thiếu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tăng gia sản xuất.
Đối với việc phát triển văn hóa xã hội, khó khăn lớn nhất vẫn là việc con em của bà con người Mông không đi học hoặc đi học rồi lại bỏ. Có nhiều lý do khi đặt ra câu hỏi tại sao các em không đến trường? Nào là do địa hình hiểm trở, nhà ở cách xa trường, phải ở nhà tham gia các công việc như giữ em, nấu cơm, chăn bò, chăn lợn, làm cỏ ngô,…
Tôi chợt nhớ đến cậu sinh viên Sình Mí Cáy ở xã Pải Lủng, xuống Hà Nội học ở khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông trường Đại học Hòa Bình. Cáy kể, nhà có 5 anh em trai, cậu em thứ hai đã lấy vợ khi tuổi chưa đầy 19. Cậu thứ ba cũng xuống Hà Nội học Cao đẳng Nội vụ. Cả hai anh em đều đi làm thêm bốc vác vào buổi tối hoặc nhặt bóng cho các sân đánh quần vợt. Cố gắng tằn tiện cũng đủ tiền học và tiền ăn.
Năm 2018 Cáy đã ra trường và trở về Mèo Vạc nhận công tác ở một xã trong huyện. Khớp lại các câu chuyện của anh em Sình Mí Cáy, của trường THPT, của các đồng chí lãnh đạo huyện và những điều tai nghe mắt thấy trong chuyến đi, tôi thấy trong lòng đang nhen nhóm một niềm vui và tràn đầy hi vọng.
Theo báo cáo của lãnh đạo huyện, mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng lộ trình xây dựng chương trình “Nông thôn mới” đang được triển khai quyết liệt. Trong năm 2020 ít nhất sẽ có một xã hoàn thành mục tiêu này. Tôi hỏi đồng chí Phó Chủ tịch huyện:
- Giải pháp nào để tiến hành chương trình xây dựng “Nông thôn mới”?
Đó là sự chỉ đạo sát sao liên tục, đứng đầu là đồng chí Bí thư huyện ủy. Các tiêu chí cụ thể như thu nhập, nhà ở, nhà vệ sinh,… lập ban chỉ đạo để phân bố ngân sách hợp lý; tạo công ăn việc làm; đưa con em đi lao động ở các khu công nghiệp trong nước; ký kết hợp đồng lao động với các tỉnh, huyện giáp biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc; quy hoạch lại các vùng sản xuất, chăn nuôi, kết hợp với du lịch, xây dựng thêm các hồ chứa nước sạch, xóa nhà tạm cho một nghìn hộ dân,…
Con số đưa ra là rất nhiều, rất lớn, nhưng đó là những con số và kế hoạch rất cụ thể, chính xác, mang tính khả thi cao. Điều quan trọng là: "lãnh đạo huyện Mèo Vạc đã xác định đúng mục đích. Đó là: muốn xây dựng nông thôn mới trước hết phải bắt đầu từ dân, dựa vào dân".
Quá trưa, đoàn chúng tôi được Ủy ban nhân dân huyện mời cơm. Mặc dù đã rất đói, cơm rất ngon nhưng câu chuyện về những đứa trẻ người Mông còn thiếu thốn, những ngôi nhà tạm, những thầy cô giáo đang vượt mọi khó khăn để trụ lại với nghề trên cao nguyên đá, để dạy cái chữ cho các em, và cả những trăn trở suy tư của các đồng chí lãnh đạo huyện, của đoàn nhà báo chúng tôi vẫn cứ diễn ra sôi nổi.
Tạm biệt Mèo Vạc, tạm biệt những bà mẹ người Mông ướt đầm mồ hôi trên lưng áo để tạo nên màu xanh mướt mát của ngô. Tạm biệt những nụ cười hồn hậu và đầy thân thiện của người Mèo Vạc.
Những ông bố vật lộn với cô đơn, nuôi vợ con ở trời Tây
Có khoảng 1.900 phụ nữ Hàn Quốc đang nuôi dạy con một mình ở Montreal, Canada, trong khi chồng họ vẫn ở quê nhà, hỗ trợ họ về mặt tài chính.
" alt="Một ngày ở Mèo Vạc, Hà Giang">Một ngày ở Mèo Vạc, Hà Giang
-
Siêu máy tính dự đoán Bournemouth vs Fulham, 02h00 ngày 15/4
-
Ảnh minh hoạ Khoản 1 Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
Theo thông tin bạn cung cấp, hàng thừa kế thứ nhất của ông bạn gồm: bà nội bạn và các người con của ông bà. Những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản thừa kế như nhau.
Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ về việc quyền sử dụng đất đứng tên một mình ông hay cả hai ông bà. Vậy nên sẽ chia làm 02 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của ông
Trong trường hợp này, phần di sản là quyền sử dụng đất là ông bạn để lại sẽ được chia đều cho bà nội bạn và các người con của ông.
Trường hợp 2: Quyền sử dụng đất là tài sản chung trong hôn nhân của hai ông bà
Theo quy định tại Khoản 2 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết: “Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.”
Như vậy, trường hợp mảnh đất là tài chung trong hôn nhân của hai ông bà, phần di sản ông để lại là ½ quyền sử dụng đối với ½ mảnh đất đó, còn ½ còn lại thuộc quyền sử dụng của bà.
Phần di sản ½ mảnh đất của ông cũng sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: bà nội bạn và các người con của ông bà. Trường hợp bố bạn đã xây nhà muốn giữ căn nhà, cần có văn bản thỏa thuận từ chối di sản thừa kế của những người được hưởng thừa kế còn lại, văn bản này phải được công chứng.
Thứ hai: Trường hợp bà bạn đã tặng cho cho cháu trai và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Nếu có tranh chấp về thừa kế và quyền sử dụng đất, các bên hoà giải tranh chấp tại UBND xã phường nơi có đất. Trường hợp hoà giải không thành, hàng thừa kế có thể khởi kiện tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.
Anh trai bạn nếu đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc cấp đó theo đúng quy định pháp luật thì được nhà nước bảo hộ. Nếu có tranh chấp các bên khởi kiện tại Toà án, ngôi nhà trên đất nếu có tranh chấp các bên khởi kiện tại Toà án giải quyết.
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
" alt="Đất đã cho cháu trai có đòi lại được không?">Đất đã cho cháu trai có đòi lại được không?