Nhận định bóng đá Hoàng Anh Gia Lai vs Quảng Ninh, 17h00 ngày 6/3
Hoàng Ngọc - 06/03/2020 11:31 Việt Nam lịch laliga hôm naylịch laliga hôm nay、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Nhận định, soi kèo Goztepe vs Besiktas, 23h00 ngày 19/4: Phong độ sa sút
2025-04-20 22:53
-
MC Tiền Phong bị thất nghiệp sau vụ bê bối tình dục
2025-04-20 22:20
-
Kén vợ để đổi đời, chưa đầy 2 năm tôi hối hận muốn ly hôn. Ảnh minh họa: P.X Đi làm thì thôi, hễ về nhà tôi lại phải nhìn thái độ của mọi người trong nhà để cư xử. Lúc nào, tôi cũng phải đóng vai một người chồng yêu thương vợ hết lòng, người con rể hiếu thảo, em rể hiểu chuyện và biết phục tùng. Dù ăn ngon mặc sướng, có giúp việc trong nhà, tôi vẫn thấy mình chẳng khác nào người hầu.
Muốn đi đâu xa tôi đều phải xin phép. Bố mẹ vợ không thích tôi về quê, nên số lần tôi về thăm bố mẹ đẻ cũng ít dần. Kể cả tết Nguyên đán, tôi cũng chỉ tranh thủ về với bố mẹ được 1 ngày rồi lên luôn. Tuy có tiền cho bố mẹ nhiều hơn nhưng nhìn ánh mắt buồn bã của họ, tôi cũng chạnh lòng.
Cưới nhau gần 1 năm, vợ tôi có bầu. Cô ấy càng nũng nịu khó chiều hơn, lấn lướt tôi đủ đường nhưng tôi vẫn luôn cố gắng. Ngày vợ tôi sinh con trai, cả nhà vui như hội, tôi cũng có thêm động lực cố gắng để chờ hết 3 năm.
Bố mẹ tôi ở quê nghe tin cũng mừng lắm và nóng lòng muốn được gặp cháu nội. Họ nhanh chóng bắt xe lên thăm, nhưng nhà ngoại đầy sự ghẻ lạnh và khinh thường làm tôi bức xúc. Họ chê bai những món quà bố mẹ tôi mang đến, không cho ông bà đến gần cháu vì sợ không sạch sẽ lây bệnh.
Bố mẹ tôi ngỏ ý khi bé cứng cáp hơn thì cho về quê nội chơi liền bị mẹ vợ mỉa mai: “Ôi giời, ông bà nhớ thì lên thăm, chứ đưa cháu tôi về nơi quê làm gì cho tội nghiệp. Bố nó đã biết khôn về ở nhà này, cháu tôi dại gì mà về đấy”.
Bố mẹ tôi tối sầm mặt lại, biết hoàn cảnh của con nên cũng không dám gay gắt. Tôi thương họ nên đánh liều lên tiếng. Tôi bảo bố mẹ vợ không nên nói vậy, nhà tôi tuy ở nông thôn nhưng cũng rất sạch sẽ, hơn nữa cháu nội về thăm ông bà là điều rất bình thường.
Không ngờ, vừa dứt lời, tôi liên tiếp nhận những lời mắng nhiếc từ bố mẹ vợ: “Chạn vương nhà anh mà dám giáo huấn chúng tôi sao. Có giỏi thì về đấy mà sống, sao cứ bám lấy cái nhà này. Con H. ngu muội chọn anh, nhưng anh muốn gì chúng tôi biết hết. Không có dễ đâu nhé, biết điều thì im lặng mà sống, nhà này còn xem xét”.
Tôi vô cùng nhục nhã và xấu hổ trước mặt bố mẹ, nhưng chỉ biết cúi đầu. Tiễn ông bà ra về, mẹ tôi rơi nước mắt: “Sao con lại sống khổ thế này hả con. Giàu có cao sang mà làm gì khi mình không thể là chính mình…”.
Lời mẹ nói như nhát dao cứa vào tim tôi chảy máu. Tôi vốn nghĩ chỉ cần cố 3 năm ra ở riêng là có tất cả, nhưng cuộc sống này đang dần biến tôi thành kẻ hèn nhát và nhu nhược. Tôi cảm thấy vô dụng và uất ức vì không thể bênh vực được bố mẹ.
Tôi đã nghĩ đến ly hôn để giải thoát, nhưng nếu thế thì sự cố gắng bấy lâu nay của tôi thành công cốc. Hơn nữa con tôi còn quá nhỏ, tôi thương và sợ mất con. Xin mọi người cho tôi lời khuyên?
Trong cuộc sống, bất cứ mối quan hệ nào cũng có thể nảy sinh những vấn đề phức tạp, bi hài. Không chỉ chuyện mẹ chồng nàng dâu trong gia đình mà chuyện con rể - bố mẹ vợ cũng có nhiều điều đáng nói.
VietNamNet mở diễn đàn Bố mẹ vợ - con rể. Mời độc giả chia sẻ những tâm sự của mình xung quanh mối quan hệ này. Bài viết xin gửi về địa chỉ email: bandoisong@vietnamnet.vn.
Độc giả giấu tên
Đến nhà con gái chơi, nghe chàng rể cầu khấn bên bàn thờ, mẹ vợ nói câu đau đớn
Sang nhà con gái chơi, thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại nói mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín." width="175" height="115" alt="Con trai lấy vợ giàu, mẹ bật khóc nói 2 câu khi thấy cảnh ở nhà thông gia" />Con trai lấy vợ giàu, mẹ bật khóc nói 2 câu khi thấy cảnh ở nhà thông gia
2025-04-20 21:50
-
Điều khiển cổng qua app với tính năng vượt trội
Nhiều người có chung nỗi ám ảnh mỗi khi ra vào nhà là phải mở/ đóng cổng, và nhiều khi đi khá xa rồi không nhớ rõ là mình đã đóng cổng hay chưa. Giờ đây, chỉ với một chiếc điện thoại có kết nối internet, ai cũng có thể kiểm tra trạng thái, rồi đóng mở cổng từ xa, dù đang ở chợ, ở nơi làm việc, hay cả khi đang ở nước ngoài.
Với cổng tự động thế hệ cũ, người dùng luôn phải mang theo 1 chiếc điều khiển từ xa. Còn với HCO Smart Gate, chỉ cần có chiếc điện thoại là đủ. Mỗi khi vào/ ra, không cần phải xuống xe hoặc chạy đến mở cổng nữa, mà chỉ cần mở app trên điện thoại, có thể dễ dàng mở và sau đó đóng cổng chỉ với vài thao tác chạm.
Tất nhiên, với ứng dụng HCO Smart Gate, người dùng vẫn sử dụng điều khiển từ xa (remote) như bình thường, để cho người lớn tuổi, trẻ em hoặc người giúp việc đóng mở cổng. Ưu điểm ở đây chính là, khi bị mất điều khiển từ xa hoặc không muốn người khác sử dụng, có thể xóa remote, ngăn chặn hành vi sử dụng mà mình không mong muốn.
Trong một số trường hợp, cổng không đóng mở được, ứng dụng giúp chúng ta kiểm tra trạng thái cổng, xem đấy là lỗi gì. Từ đó, có thể khắc phục một cách đơn giản và nhanh chóng nhất.
Ngoài ra, chủ nhà còn dễ dàng kiểm tra lịch sử đóng/ mở cổng như thời gian, số lần trong ngày, từ đó có thể biết ai đã mở/ đóng cổng vào thời điểm nào.
Ứng dụng thông minh, phần cứng tiện ích
Phần cứng kèm theo ứng dụng HCO bao gồm một bộ HCO Wi-Fi Smart V1.0, sử dụng nguồn điện 24V 1 chiều, kết nối với 1 bảng mạch điều khiển. Thiết bị HCO Wi-Fi Smart V1.0 là thiết bị kết nối bộ điều khiển cổng với mạng Wi-Fi gia đình, từ đó, tín hiệu điều khiển gửi từ app HCO Smart Gate có thể dễ dàng điều khiển cánh cổng một cách tức thời.
Ứng dụng HCO Smart Gate có giao diện trực quan bằng tiếng Việt, nên bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng sử dụng chỉ với việc chạm màn hình để đóng/ mở/ dừng hoặc đóng/mở 1 cánh. Trạng thái Cổng đóng/ mở cũng hiển thị % lên màn hình nên thuận tiện cho việc theo dõi.
Hiện HCO Smart Gate đã vượt qua bài kiểm tra khắt khe của Apple và Google để có trên kho ứng dụng App Store (điện thoại iPhone) và CH Play (điện thoại Android). Người dùng chỉ việc tải ứng dụng về, nhập email hoặc số điện thoại để đăng ký tài khoản, sau đó kết nối với thiết bị điều khiển cổng là có thể sử dụng.
HCO Smart Gate là giải pháp do Công ty TNHH HCO Việt Nam, một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tự động hóa phát triển. HCO đã và đang trở thành một công ty hàng đầu trong việc nhập khẩu và phân phối các hệ thống ra vào tự động (automation access systems) ứng dụng trong dân dụng, công nghiệp và thương mại.
Với ứng dụng HCO Smart Gate, người dùng hoàn toàn có thể dễ dàng điều khiển các hệ thống cửa như: cổng tự động âm sàn, cổng tự động tay đòn, cổng tự động trượt ngang, cửa tự động Garade.
Minh Anh
" width="175" height="115" alt="HCO Smart Gate: Giải pháp đột phá cho cổng tự động thông minh điều khiển từ điện thoại di động" />HCO Smart Gate: Giải pháp đột phá cho cổng tự động thông minh điều khiển từ điện thoại di động
2025-04-20 21:15


Tại Nhật không có sách giáo khoa Đạo đức mà chỉ có sách tham khảo cho môn này và phụ huynh phải mua sách.
Vừa đến cổng trường, tôi đã thấy cô giáo và học sinh cùng nhau dọn dẹp hành lang, phòng học. Việc dọn dẹp cũng chia thành nhóm và học sinh các khối lớp cùng làm với nhau. Sau đó chuông đồng hồ điểm 13h45 và các con cùng bước vào tiết học thứ 5.
![]() |
Các con tham gia thảo luận nhóm trong giờ học môn Đạo đức tại trường Tiểu học Morinosato (Thành phố Kanazawa – Nhật Bản) |
Chủ đề của tiết học Đạo đức ngày hôm nay là "Cùng tìm hiểu thêm về bạn bè". Lý do để cô chọn chủ đề này vì các con mới vào năm học mới được hai tuần và thông tin biết về nhau còn chưa hết.
Trong lớp con tôi theo học có 31 bạn thì chỉ có 10 bạn là học cùng con hồi lớp 2. Tại trường tiểu học Nhật trung bình 1- 2 năm danh sách lớp lại đổi một lần và các con có cơ hội được biết thêm các bạn mới trong cùng khối.
Diễn biến của tiết học
Đầu tiên, cô cho học sinh chơi trò chơi Quiz để đoán xem người được giới thiệu là ai trong lớp. Tại Nhật thông thường đầu năm các em sẽ tự viết 1 bản giới thiệu về mình với các chủ đề như: sở trường của em, sở thích, món ăn yêu thích....
Và cô giáo chọn ra 3 người để các em đoán
Người đầu tiên với sở thích như đọc sách, thích ăn nấm, chơi trò đuổi bắt …Và cả lớp không ai đoán ra được. Cô giáo phải gợi ý thêm là con gái và nói theo khẩu hình tên của bạn đó thì cả lớp mới đoán ra. Những tiếng xuýt xoa, cười nói rộ lên.
Người thứ hai thích bóng đá, piano, ăn dưa hấu, ăn bánh meron...Các bạn thi nhau giơ tay và chỉ trúng phóc là bạn B (tên con trai tôi)
Người thứ ba thích ăn sushi, yêu trẻ con, thích đọc sách...và các em cũng đoán ra được đấy chính là Cô giáo chủ nhiệm.
Tiếp đến, để giúp học sinh hiểu thêm về nhau hơn - cô giáo chia cả lớp ra thành các nhóm theo chỗ ngồi, mỗi nhóm 4-5 em. Các em sẽ được phát 12 tấm thẻ với các câu hỏi và phỏng vấn theo vòng tròn.
Câu hỏi mà các em dc nhận như sau:
1. Môn thể thao yêu thích nhất là gì?
2. Gần đây có chuyện gì làm bạn buồn?
3. Gần đây có điều gì làm bạn vui ?
4. Lớn lên bạn thích trở thành người như thế nào?
5. Bây giờ bạn có thể vẽ vật gì trông giống thật nhất?
6. Địa điểm yêu thích nhất của bạn là ở đâu?
7. Bây giờ bạn muốn có vật gì nhất?
8. Bản thân bạn cần thay đổi điều gì?
9. Cuốn băng video mà bạn thích nhất?
10. Điều gì làm bạn tự mãn nhất?
11. Gần đây bạn có thể tự làm dc điều gì?
12. Nào trong nhóm cùng vỗ tay hoan hô?
Xoay quanh 12 câu hỏi được đưa ra thì câu trả lời cũng rất thú vị. Ví dụ, trong nhóm của con trai tôi khi gặp câu hỏi: Niềm vui gần đây của bạn là gì?- Có em trả lời “Vui” - vì được bố mẹ thưởng cho 10 yên (tương đương với 2.000 đồng) vì đã giúp bố mẹ việc nhà.
Hoặc gặp câu hỏi "Mai sau lớn lên bạn thích là người như thế nào?"thì có bé tủm tỉm trả lời rất thật: Tớ muốn làm người bình thường!
Kết thúc buổi phỏng vấn theo nhóm tôi nhìn thấy nụ cười rạng rỡ và ánh mắt sáng bừng của các con khi nghe bạn bè chia sẻ cùng nhau những suy nghĩ, sở thích…
Cuối cùng giờ học gần kết thúc, cô giáo phát cho mỗi em tờ giấy để cùng ghi lại cảm tưởng của mình về giờ học, về bạn bè.
Câu trả lời nhận được đều là rất vui, thú vị.
- Đào Thu Vân (NCS Đại học Kanazawa – Nhật Bản)
![]() |
Đơn thư kêu cứu của phụ huynh |
![]() |
Quyết định kỷ luật học sinh của Trường THCS Vũ Tiến. |
Ngày 21/4, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin về việc Trường THCS Vũ Tiến (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) mời công an xã đến để đuổi học sinh ra khỏi trường sau quyết định đuổi học 6 tháng các học sinh này.
Cùng với đó là lá thư kêu cứu của 3 phụ huynh khối lớp 9 của Trường THCS Vũ Tiến trình gửi Bộ GD-ĐT, các cơ quan báo chí trình bày quá trình con họ bị kỷ luật.Play
Theo tóm tắt, vụ việc xảy ra với 3 nhóm học sinh ngày mưa gió đã leo lên tum trên trần tè bậy. Hiệu trưởng bắt gặp và phạt học sinh T.V.T lớp 9A lao động, hạ hạnh kiểm về mức Yếu trong học kỳ I cùng hai học sinh khác là T.N.H lớp 9B và T.V.M lớp 9D.
Theo phản ánh của phụ huynh: Học sinh phải xách nước từ dưới ao lên tầng 3 rửa chỗ tè bậy, sau đó lấy giẻ thấm hết chỗ nước vừa rửa xong rồi vắt vào xô mang xuống cho hiệu trưởng.
“Cứ như thế trong hơn 1 tháng ngày nào cũng rửa từ giờ truy bài đến tiết 2 và ngày nào thầy Phạm Xuân Định (hiệu trưởng nhà trường - PV)lên loa gọi chúng em đi rửa nước giải sau đó thầy kỉ luật và đình chỉ cháu 1 tuần” – thư của phụ huynh viết.
Trong năm 2015-2016 nhà trường, theo phụ huynh đã tiến hành chia lại lớp 9 mà không hỏi ý kiến phụ huynh, học sinh cùng việc thu tiền của học sinh đến lao động, nhận lớp trong 4 buổi gây bức xúc.
Sau đó, các học sinh và phụ huynh đã thu thập các thông tin sự việc hành vi của hiệu trưởng diễn ra trong năm để lên phòng hội đồng chất vấn hiệu trưởng...
Đến 20/4 hiệu trưởng mời phụ huynh để họp kỷ luật và đình chỉ 3 học sinh mỗi em 6 tháng không được đến trường nhưng chưa gửi quyết định đình chỉ đến tay phụ huynh.
“Sáng 21/4, các học sinh vẫn đi học. Trong tiết 1, thầy N.V.V và một công an xã đã lên tận lớp, gọi con chúng tôi ra khỏi lớp. Sau đó hiệu trưởng gọi thêm 3 công an xã đến đuổi con chúng tôi ra khỏi cổng trường và khóa lại”– đơn thư viết.
Vi phạm của con đã bị xử lí trước đó nay trường mới đình chỉ các con, trong khi thời gian thi tốt nghiệp lớp 9 chỉ còn 3 tuần khiến phụ huynh lo lắng và bức xúc.
Sáng ngày 22/4, trao đổi với VietNamNet, Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình Đặng Phương Bắc cho biết: Trước hết sở đang yêu cầu UBND huyện Vũ Thư có đoàn thanh tra nhà nước về các hoạt động của Trường THCS Vũ Tiến.
"Toàn bộ các sự việc sẽ có đoàn thanh tra kết luận” - ông Bắc quả quyết.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.
- Văn Chung

Những ngày này, nghệ sĩ Việt sống ở nước Mỹ xa xôi phải trải qua nhiều khó khăn và lo lắng trước dịch bệnh Covid-19. Phát biểu tại Nhà Trắng rạng sáng 14/3 (giờ Việt Nam), Tổng thống Donald Trump cho biết với tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, nguồn ngân sách bổ sung 50 tỉ USD sẽ được giải ngân để tiếp sức thêm cho các bang, địa phương và các vùng lãnh thổ của Mỹ giữa dịch bệnh. Tính đến chiều 14/3 (giờ Việt Nam), đã có 49/50 tiểu bang ở Mỹ có ca bệnh Covid-19, ngoại trừ bang West Virginia.
Sống ở bang California, gia đình nam ca sĩ Đan Trường có bà xã - nữ doanh nhân Thủy Tiên và cậu con trai Mathis Thiên Từ. Từ Mỹ, Thủy Tiên cho biết đã có 2,726 người bị nhiễm ở Mỹ và có 54 người chết, tính đến sáng ngày 15/3 (giờ Việt Nam) và tại nơi Thủy Tiên sống có 246 người nhiễm, 6 người chết ở California.
Giữa tâm dịch Covid-19, Thủy Tiên chịu ảnh hưởng không nhỏ trong công việc kinh doanh nhưng chị quan niệm, sức khỏe mới là điều quan trọng nhất. Bà xã Đan Trường cũng tiết lộ về việc người Châu Á bị kỳ thị giữa thời điểm dịch bệnh bùng phát.
![]() |
Cuộc sống gia đình chị bị ảnh hưởng ra sao giữa thời điểm Mỹ vừa ra thông báo tình trạng khẩn cấp vì dịch Covid-19?
- Tôi nghĩ không phải riêng mình mà hầu như mọi người ai cũng bị ảnh hưởng từ công việc đến đời sống riêng do dịch Covid-19 bùng phát. Hiện nay tôi đã cho bé Thiên Từ nghỉ học được 2 tuần, còn tôi đã tạm thời ngừng công việc. Ngoài ra, để phòng ngừa việc có thể dịch bệnh sẽ xấu hơn, gia đình tôi cũng lo dự trữ đồ ăn, nước uống, đồ dùng hàng ngày và thuốc uống đủ dùng.
Thật sự thì bên Mỹ giờ đây ai cũng lo sợ. Người đi làm đã nhận được thông báo ở nhà làm việc. Nhưng tôi nghĩ trong thời gian tới, một số người sẽ bị mất việc vì ảnh hưởng kinh tế. Hiện nay phần đông những cửa tiệm kinh doanh nhỏ đã đóng cửa hết ở những khu phố dành cho người Việt, người Trung Quốc, người Nhật Bản và người Hàn Quốc (Viet Nam Town, China Town, Japan Town và Korean Town).
Thực sự không ai dám đi ra ngoài, ai ai cũng lo đi dự trữ đồ vì lo lắng có thể có lệnh phong tỏa ở nhà trong vòng 2 tuần. Những cửa tiệm lớn, quen thuộc như Costco, Target Walmart, Whole Food, Safeway đều bị hết đồ bán. Đặc biệt những món hàng như gạo, giấy vệ sinh, nước sát khuẩn tay, đồ rửa và thuốc.
Hiện nay, việc tôi lo lắng là sức khỏe của gia đình vì bệnh dịch có thể lây từ người này sang người khác. Tôi có đề nghị mọi người không nên họp mặt hoặc gặp bạn bè vì mình cũng không biết họ đã tiếp xúc với ai. Ngoài ra, những bệnh viện, bác sĩ hoặc y tá, mình cũng không nên gặp vì hiện nay tất cả bệnh viện gần nhà tôi đều có bệnh nhân bị dương tính với virus Corona.
![]() |
- Công việc kinh doanh của chị bị ảnh hưởng như thế nào? Và chị có động thái, kế hoạch gì để vượt qua thời điểm khó khăn này?
- Về công việc kinh doanh, từ những cửa tiệm nhỏ cho đến mục cổ phiếu, vì sự dao động của thị trường chứng khoán 2 tuần qua, tôi cũng không lo lắng lắm vì tôi đã may mắn di chuyển một số chương mục đầu tư trước khi có biến. Thật sự, tôi thấy sức khỏe là quan trọng nhất vì thế hiện nay, tôi tập trung cho việc bảo vệ sức khỏe gia đình và bé Mathis Thiên Từ.
- Chị bảo vệ gia đình mình, đặc biệt là bé Mathis Thiên Từ ra sao?
- Tôi đã mua một số thuốc, sữa, vitamin lưu trữ sẵn ở nhà.
![]() |
Không ít người Việt sống ở nước ngoài chia sẻ việc họ bị kỳ thị khi là người Châu Á sống ở phương Tây trong lúc đại dịch Covid-19. Chị nghĩ gì về điều này? Bản thân chị và gia đình có gặp phải tình huống khó xử nào không?
- Tôi nhớ hôm trước tôi chạy ra tiệm Whole Food để mua một số rau và trái cây vì đồ ở đây để lâu hơn những đồ ở chỗ khác. Vì thế người đi chợ Whold Food phần đông là người Mỹ vì giá cả ở chỗ này khá mắc so với những chợ như Safeway hay Costco. Khi đó tôi đã bị một người đàn ông người Châu Âu hất hàm hỏi khi tôi đợi người giúp việc lấy thịt cho mình.
Ông này nhìn tôi hỏi: "Mày đã xếp hàng lấy số chưa? Tại sao mày đứng trước tao trong khi tao là người cầm số xếp hàng từ nãy đến giờ'. Tôi chưa kịp trả lời ông ấy thì người giúp việc ở chợ đã xen vào trả lời thay tôi và nói với ông ta rằng: "Cô ấy đã có số và đã xếp hàng từ lâu rồi. Cô ấy chỉ đứng đấy để đợi chúng tôi mang thịt và một số đồ cô ấy đã order (đặt hàng)". Sau đó, người đàn ông này không có một tiếng xin lỗi, cũng không thèm trả lời lại với người giúp việc ở chợ.
Tôi biết ông ấy kỳ thị người Châu Á vì có những người đứng xung quanh mà ông ấy không hỏi, lại quay sang hỏi tôi một cách mất lịch sự như vậy. Chưa kể, đây là chợ luôn có những khách hàng rất lịch sự và phục vụ rất tốt. Vào thời điểm nhạy cảm bệnh dịch này nên tôi cũng không nói lại với ông ấy câu nào. Nhưng thực tế, người Châu Á đã bị kỳ thị ở rất nhiều nơi.
![]() |
- Có không ít trường hợp người Việt khi ra đường ở phương Tây đeo khẩu trang là bị kỳ thị. Chị có đeo khẩu trang khi ra ngoài đường không?
- Khi tôi ra ngoài để mua đồ cần thiết, tôi vẫn đeo khẩu trang vì hiện nay là tình hình khẩn cấp rồi.
- Ông xã Đan Trường cũng bị hủy rất nhiều show trong mùa dịch. Chị an ủi chồng ra sao?
- Về công việc của anh Trường, hiện nay những show trong tháng 3 hầu như đã bị hủy. Hiện nay anh ấy chỉ mong mọi người phải bảo vệ sức khỏe và giữ được bình an, còn những show trong quán bar, anh Trường cũng đề nghị ban tổ chức hủy vì anh ấy thấy những chỗ đông người khá nguy hiểm. Bản thân anh Trường chỉ mong muốn làm sao bệnh dịch không lan tràn quá nhiều.
![]() |
- Thời gian đầu, bé Mathis có dấu hiệu bị ốm nhưng không phải là bệnh viêm phổi cấp, chị đã vượt qua thời điểm lo lắng đó ra sao? Hiện tại sức khỏe của bé ra sao?
Thời kỳ đầu khi bé Thiên Từ bị ốm, tôi cũng rất lo vì chưa bao giờ Thiên Từ bị sốt dài đến vậy. Con sốt đến 4 ngày và sau đó lại bị sốt trở lại vào tối ngày thứ 5 đến ngày thứ 6. Xưa nay Thiên Từ chỉ bị sốt 1-2 ngày là hết sốt, nhưng lần này do bé bị quá nặng và phải nhập viện 2 lần. Gia đình mọi người lo rất nhiều nhưng may mắn, nhà mình có một cô em làm y tá nên cô ấy đã giúp mình trông bé, liên tục để ý cho bé. Và kể từ lúc có dịch đến giờ, tôi luôn cho bé uống thêm vitamin, pedialyte và chuẩn bị kèm theo một số thuốc dự phòng nếu như bé ốm.
Còn riêng cá nhân tôi, để đảm bảo sức khỏe và không bị nhiễm bệnh, vì thế tôi luôn làm 2 trắc nghiệm như sau mỗi ngày:
1) Sáng sớm, hít thở vào 10 giây. Trong 10 giây đó, mình không thấy khó chịu hoặc hắt xì thì phổi mình bình thường.
2) Phải thường xuyên súc miệng và phải uống ít nước mỗi 15 phút 1 lần. Nước để giúp mình rửa đi những chất virus cần, dù mình có bị virus thì chất acid trong cơ thể sẽ tẩy đi những con virus đó, vì thế luôn để cổ họng và miệng của mình ẩm.
- Cám ơn chị về những chia sẻ!
![]() |
Theo Dân Việt

Vợ Đan Trường lo lắng vì con trai sốt liên tục 3 ngày
- Sao Việt 3/2: Trước diễn biến bất thường của dịch Corona, bà xã Đan Trường chia sẻ tâm trạng lo lắng vì con trai đã sốt liên tục 3 ngày.
" alt="Vợ Đan Trường sống ở biệt thự triệu đô như lâu đài bên Mỹ kể chuyện bị kỳ thị giữa dịch bệnh" width="90" height="59"/>Vợ Đan Trường sống ở biệt thự triệu đô như lâu đài bên Mỹ kể chuyện bị kỳ thị giữa dịch bệnh

- Nhận định, soi kèo Al Khor vs Al Duhail, 22h30 ngày 18/4: Khó thắng cách biệt
- Phát hiện mối tình đầu gặp biến cố lớn, người đàn ông gửi đến một món quà
- Tesla sa thải hàng trăm nhân sự, hầu hết làm theo giờ
- Đưa ra tờ xét nghiệm ADN, vợ cũ ‘cướp trắng’ đứa con tôi nuôi dạy 14 năm
- Kèo vàng bóng đá Espanyol vs Getafe, 02h00 ngày 19/4: Khách ‘tạch’
- Phương án tuyển sinh của 103 trường đại học phía Nam năm 2016
- 'Uẩn khúc' khiến Apple không làm được chip 5G cho iPhone
- BTS, Blackpink dẫn đầu top sao Hàn quyền lực nhất
- Nhận định, soi kèo Fulham vs Chelsea, 20h00 ngày 20/4: Bước ngoặt của cuộc đua top 5
