Các ứng dụng và công cụ bị ảnh hưởng gồm Moodle, Zoom, edX, Coursera, Google Meet, Google Classroom và Blackboard.
Trong Q1 2020 chỉ có 131 người dùng trong khu vực bị ảnh hưởng thì trong Q2 2020, số lượng này đã tăng lên 1.483, tương đương với mức tăng 1032%.
Số lượng người dùng gần như đã bị lây nhiễm mã độc trong Q3 là 1.166.
![]() |
Số người dùng giải pháp Kaspersky tại khu vực Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi các mối đe dọa bảo mật liên quan đến hoạt động học tập trực tuyến trong năm 2020 |
Hầu hết các biện pháp cách ly xã hội tại khu vực Đông Nam Á được áp dụng trong nửa cuối tháng 3. Khi số ca mắc Covid-19 giảm đi, một số quốc gia như Việt Nam và Thái Lan đã có thể nới lỏng các biện pháp hạn chế sau quý 2 của năm.
Trên toàn cầu, tổng số các vụ tấn công DDoS đã tăng thêm 80% trong Q1 2020 so với Q1 2019. Hơn nữa, các vụ tấn công nhắm vào các tài nguyên giáo dục đào tạo còn chiếm tỷ trọng lớn trong sự gia tăng này.
Từ tháng 1 đến tháng 6/2020, số vụ tấn công DDoS nhắm vào các tài nguyên giáo dục đã tăng ít nhất 350% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong các vụ tấn công từ chối dịch vụ, tội phạm mạngthực hiện việc làm quá tải máy chủ mạng bằng các yêu cầu dịch vụ khiến máy chủ bị sập và không tiếp tục phục vụ yêu cầu truy cập của người dùng.
Các vụ tấn công DDoS vô cùng nguy hiểm bởi vì chúng có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, gây gián đoạn hoạt động của tổ chức, và trong trường hợp của các tài nguyên giáo dục, hậu quả là truy cập của học viên và giáo viên vào những tài nguyên quan trọng bị từ chối.
Khi rủi ro của đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục hiện diện cho tới khi có vắc-xin, các cơ sở giáo dục đào tạo trên toàn cầu sẽ buộc phải tiếp tục thích ứng với tình hình mới này.
H.N.
Sau một thời gian nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển, Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC) vừa ra mắt dịch vụ giám sát An toàn thông tin toàn diện (VSEC VADAR) cho các cơ quan, tổ chức.
" alt=""/>Nguy cơ bảo mật ẩn dưới nền tảng học trực tuyến tăng hơn 1000% tại ĐNÁTôi và anh quen nhau qua Internet. Trước kia tôi không bao giờ tin có chuyện phát sinh tình yêu online, nhưng anh đã làm tôi thay đổi định kiến trên bằng tình yêu nồng nhiệt anh dành cho tôi. Dù biết anh chỉ trong một thời gian ngắn nhưng tôi có cảm giác thân thương dễ gần, và rồi không hiểu vì sao tôi thường nghĩ về anh, cả trong lúc làm việc lẫn trong những giấc mơ.
Tôi làm kế toán cho một công ty truyền thông. Công việc tuy bận rộn nhưng tôi vẫn có thời gian để vào mạng online, chat chit. Theo lời kể hấp dẫn của cô bạn thân, tôi tò mò vào website henantrua… và làm quen được với rất nhiều bạn bè ở khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi. Và tôi đã rất ấn tượng với nick nguoibuon… Anh là cán bộ một công ty xây dựng. Vì cảm giác cô đơn của người độc thân nên anh cũng lọ mọ lên mạng tham gia vào diễn đàn này và trò chuyện với khá nhiều người, nhưng anh rất thích nói chuyện với tôi vì cảm giác được chia sẻ.
Chúng tôi tâm sự với nhau rất nhiều chuyện, cả những chuyện tình cảm riêng tư không biết nói cùng ai. Anh đã li dị vợ và đang sống với con gái. Cuộc hôn nhân không hạnh phúc đã khiến anh suy sụp rất nhiều. Có những chuyện người ta không thể nói trực tiếp với nhau ngoài đời nhưng qua cửa sổ chat yahoo và những biểu tượng cảm xúc, những dòng tâm sự lại có thể dạt dào đến thế.
Chúng tôi còn trao đổi số điện thoại và thường xuyên nhắn tin, gọi điện liên lạc với nhau. Anh còn rủ tôi đi uống nước hẹn gặp mặt. Ngoài đời anh là người chín chắn và sâu sắc chứ không tếu táo như khi chat trên mạng. Khi đã quen thân, thỉnh thoảng anh cũng mời tôi đến nhà chơi. Cô con gái của anh rất xinh xắn và rất quý tôi. Cuối tuần rảnh rỗi, cả ba chúng tôi rủ nhau ra ngoài đi ăn, đi mua sắm, đi chợ đêm... Tôi cảm thấy thật hạnh phúc và ấm áp như đang sống trong một gia đình vậy.
Ban đầu chúng tôi chỉ coi nhau như anh em, bạn bè vì anh cũng rất sợ yêu, sợ kết hôn một lần nữa khi vết thương cũ chưa lành, sợ lại đổ vỡ, thương con còn nhỏ, muốn dành tất cả cho con. Nhưng có lẽ trái tim đã không làm theo lí trí của mình, chúng tôi yêu nhau như ngây dại, đam mê cuồng nhiệt như mới lần đầu tiên. Anh nhận thấy tôi là một cô gái nhân hậu, tốt tính, có thể làm mẹ cho con anh nên muốn ngỏ ý cùng tôi đi đến đầu bạc răng long. Tôi rất hạnh phúc và thấy anh là bến đỗ bình yên của đời mình.
Chúng tôi yêu nhau được một thời gian thì gia đình tôi biết chuyện. Cả nhà tôi không ai chấp nhận cả, họ nói tôi còn trẻ mà lại đi yêu người đàn ông đã có vợ lại ly hôn, hơn nữa tuổi đời của anh còn gần gấp đôi tuổi tôi, thế nào lấy nhau tôi cũng khổ. Cho dù tôi có giải thích thế nào đi nữa thì bố mẹ tôi cũng quyết liệt ngăn cản.
Anh cũng biết được sự phản đối của gia đình tôi, anh thường chia sẻ với tôi rằng: “Yêu anh đã làm cho em thiệt thòi, khổ cho em quá”. Nhưng chính bản thân tôi lại cảm thấy hạnh phúc khi ở bên anh. Còn anh lúc nào cũng lo lắng, quan tâm, chăm sóc và chiều chuộng tôi hết mức.
Nhiều lần tôi cố giải thích cho bố mẹ tôi hiểu rằng, yêu người lớn tuổi và đã ly hôn thì sao chứ. Miễn là người ta yêu thương con hết lòng thì thôi, chứ mấy cái kia đâu quan trọng. Nhưng bố mẹ tôi vì quá thương con mà chỉ nhìn thấy những cái xấu khi tôi lấy một người đàn ông đã li hôn và có con, cho nên họ ra sức phản đối.
Người ta vẫn nói tình yêu không phân biệt tuổi tác, giàu nghèo... nhưng có lẽ nó không đúng lắm với cuộc sống đời thường. Đất nước mình vẫn còn quá nhiều định kiến về việc đôi lứa yêu nhau có xứng, có hợp hay không. Cũng chính vì điều đó mà chuyện tình của tôi gặp nhiều trắc trở chỉ vì anh là người lớn tuổi và đã ly hôn và có con.
Hiện giờ tôi rất buồn và suy nghĩ rất nhiều, không thiết ăn uống gì. Tôi càng ngày càng xanh xao, gầy mòn. Tôi đang đứng giữa gia đình và tình yêu của mình, không biết phải chọn bên nào nữa. Đối với tôi, anh là một người tôi cần cho cuộc sống của mình, vì tôi yêu anh. Còn gia đình, tôi không thể làm trái ý cha mẹ mình được...
Mai Nhàn
Bạn đọc chia sẻ tâm sự của mình với chuyên mục "Chuyện chung, chuyện riêng" xin gửi về: banbandoc@vietnamnet.vn (Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại để tiện liên hệ).
" alt=""/>Tôi sẽ thành mẹ kế...khi lấy anh
“Bác sĩ nói con bị viêm phổi nặng và biến chứng. Tôi không nghĩ bệnh chuyển nặng nhanh như thế, trở tay không kịp”, chị N. chia sẻ.
Giường bên cạnh, là một bé gái mới 28 ngày tuổi. Anh Ngô Văn Tùng (30 tuổi, ngụ Bình Phước) đang vỗ về con để vợ ra ngoài nghỉ mệt sau 3 ngày chăm sóc. Ban đầu, bé cũng chỉ sổ mũi, ho ít, được khám ở gần nhà.
Ngày thứ 2, con ho nhiều, khó thở, vợ chồng anh gấp rút chuyển con lên TP.HCM. “Hôm nay bé vẫn phải thở oxy nhưng đã đỡ hơn trước, giảm ho, ăn được. Lúc con khó thở phải cấp cứu, tôi hoảng hốt lắm, rất sợ", người cha nói.
Lúc này, phòng Cấp cứu ở Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 gần như kín giường. 24 trẻ có tình trạng nặng đang được chăm sóc, nhiều ca phải thở oxy, thở áp lực dương liên tục qua mũi.
Bệnh tăng đến đâu, ứng phó đến đấy
Theo bác sĩ CKII. Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, từ tháng 10 trở đi là mùa của bệnh hô hấp. Việc gia tăng trẻ nhập viện được tính toán sẵn để chuẩn bị giường, thuốc, nhân lực.
Bác sĩ Phong cho hay, sáng 12/10, Khoa Hô hấp 1 đang có 258 trẻ điều trị, tăng khoảng 100 ca so với trước đó. Tuy nhiên, dự báo đến cuối tuần có thể tăng đến 300 trẻ nội trú, tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi và đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi. Cùng thời điểm, Khoa Hô hấp 2 đang điều trị cho 54 em.
Với tình hình trên, các phòng bệnh không tránh khỏi cảnh đông đúc hay phải kê thêm giường ở hành lang. Kéo theo đó, điều dưỡng, bác sĩ cũng không ngơi nghỉ để theo sát diễn tiến sức khỏe của các bé.
“Có thời điểm, chúng tôi nhận đến 350 ca nên cũng quen với áp lực và sự vất vả. Vấn đề là phân công hợp lý, hỗ trợ nhau trong công việc, mục tiêu quan trọng nhất là sức khỏe của các bé”, bác sĩ Phong nói.
Hiện mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM khám ngoại trú cho khoảng 7.000 trẻ. 20-30% trong số đó là trẻ khám bệnh liên quan đến hô hấp. Tương tự, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận khoàng 6.500 lượt khám/ngày, Bệnh viện Nhi đồng TP khoảng 1.500-2.000 lượt khám/ngày.
Phụ huynh cần làm gì?
Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Phong, phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến những trẻ có bệnh nền, bệnh bẩm sinh (bại não, di chứng não, tim bẩm sinh…) vì hệ miễn dịch kém, dễ bị virus tấn công trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi. Những bệnh nhi này thường có diễn tiến nhanh, khó lường, nặng nề.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh hô hấp ở trẻ em gồm:
- Cho trẻ uống nhiều nước, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng.
- Tiêm chủng đầy đủ.
- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, thông khí tốt, tránh bụi bẩn, khói thuốc
- Giữ vệ sinh cho trẻ, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm khi có các triệu chứng đường hô hấp như ho, sổ mũi, sốt… Bác sĩ sẽ tư vấn cho cha mẹ cách theo dõi, tránh bệnh diễn tiến nhanh, nặng.
Trường hợp trẻ có 1 trong các triệu chứng nặng toàn thân như sốt cao liên tục khó hạ, co giật, bỏ ăn bỏ bú, khó thở hoặc các triệu chứng đường hô hấp nặng hơn (ho, khò khè…), phụ huynh cần cho trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.