Kết quả, có 17.981 cán bộ, giáo viên tham gia ý kiến. Trong đó, có tới gần 60% chọn Lựa chọn 2+2 môn thi.
Theo Bộ GD-ĐT, Lựa chọn 2+2có ưu điểm là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn). Số buổi thi cũng giảm 1 số buổi thi so với hiện nay.
Ngoài ra, điều này cũng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em, tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp.
Thí sinh được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét vào đại học. Tuy nhiên, nhược điểm là ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Lịch sử và Ngoại ngữ, hai môn này hiện nay đang là môn bắt buộc học.
Trước đó, Bộ GD-ĐT lấy ý kiến cán bộ, giáo viên các trường THPT trên cả nước, xin ý kiến lãnh đạo các Sở GD-ĐT về hai phương án.
Phương án 1, Lựa chọn 4+2, thí sinh phải thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.
Thí sinh học chương trình GDTX (nhóm thí sinh này không phải học bắt buộc môn Ngoại ngữ) phải thi 5 môn, gồm thi bắt buộc 3 môn (Ngữ văn, Toán, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.
Phương án 2, Lựa chọn 3+2, thí sinh phải thi 5 môn, gồm thi bắt buộc 3 môn (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Lịch sử).
Thí sinh học chương trình GDTX (nhóm thí sinh này không phải học bắt buộc môn Ngoại ngữ), thí sinh phải thi 4 môn, gồm thi bắt buộc 2 môn (Ngữ văn, Toán) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.
Bộ GD-ĐT tiếp tục xin ý kiến các địa phương, chuyên gia về số lượng môn thi phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 theo ba phương án lựa chọn 4+2, 3+3 và 2+2.
Như VietNamNet thông tin, vào ngày 9/3/2018, UBND huyện Krông Pắk bất ngờ ra thông báo buộc 550 giáo viên hợp đồng phải thôi việc do việc tuyển dụng trước đó không đúng quy định, vượt chỉ tiêu biên chế.
Sau khi bị thôi việc, 6 giáo viên trên tổng số hơn 500 người đã khởi kiện vì cho rằng việc UBND huyện sa thải trái quy định, gây mất quyền lợi.
Cả 6 giáo viên này khởi kiện thành 2 vụ án tranh chấp hợp đồng lao động, trong đó, 5 người nguyên là giáo viên tại Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai cùng khởi kiện, ủy quyền cho anh Nguyễn Ánh Dương và vụ kiện riêng lẻ của cô giáo Nguyễn Thị Bình – nguyên giáo viên Trường THCS Ea Kly.
Vào tháng 6/2022, Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk tuyên buộc Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai và UBND huyện Krông Pắk có lỗi trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với 5 giáo viên và phải cùng nhau bồi thường gần 1,3 tỷ đồng.
Cụ thể, UBND huyện Krông Pắk và Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai liên đới bồi thường cho anh Nguyễn Ánh Dương gần 318 triệu đồng. Còn các anh, chị Nguyễn Tuấn Anh, Trịnh Thị Bích Hạnh, H’Dim Niê mỗi người gần 239 triệu đồng; bồi thường cho anh Lương Văn Chinh số tiền hơn 214 triệu đồng.
Trước đó, vào tháng 4/2022, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk cũng có bản án tuyên buộc Trường THCS Ea Kly và UBND huyện Krông Pắk có trách nhiệm liên đới bồi thường cho cô Nguyễn Thị Bình số tiền hơn 175 triệu đồng.
Tuy nhiên, dù đã được tuyên thắng kiện hơn một năm nay nhưng 6 giáo viên hợp đồng trên vẫn chưa nhận được tiền bồi thường.
Đến tháng 10/2023, UBND huyện Krông Pắk đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk bổ sung hơn 2,1 tỷ đồng (bao gồm cả lãi suất) để chi trả cho 6 giáo viên nói trên.