当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Rochedale Rovers vs Pine Hills, 16h15 ngày 8/4: Viết lại lịch sử 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Khoảnh khắc gần gũi hiếm hoi của Trấn Thành - Hari Won sau sân khấu.
Trong tập 5 cùa chương trình hài thực tế “Người bí ẩn” sắp được lên sóng, Cặp đôi danh hài Vân Sơn – Hồng Đào tiếp tục đảm đương vai trò giám khảo.
Đội chơi tuần này chính là cô diễn viên, ca sĩ gốc Hàn Hari Won và “soái ca vạn người mê” Hứa Vĩ Văn.
Ở clip giới thiệu chương trình, cặp đôi danh hài Vân Sơn – Hồng Đào hóa thân thành một đôi tân lang và tân giai nhân trong ngày trọng đại.
Nếu Hồng Đào duyên dáng, e ấp trong tà áo dài trắng tinh khôi đại diện cho hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam thì Vân Sơn lại bảnh bao trong quốc phục của người dân xứ sở Kim Chi khi nhập vai một người đàn ông Hàn chính hiệu.Trao đổi với “MC đám cưới” Trấn Thành về nguyên nhân chọn Việt Nam làm nơi tổ chức hôn lễ, nam danh hài cho biết đó là vì anh còn có một cô em gái lưu lạc tại đây có tên là Hari Won.
Sự xuất hiện Hari Won ngay sau đó bên cạnh “soái ca” Hứa Vĩ Văn nhận được nhiều tràng vỗ tay ủng hộ của khán giả tại trường quay.
Chuyện tình cảm vừa được công bố gần đây giữa Trấn Thành và Hari Won đã làm tiêu tốn không ít giấy mực của giới truyền thông.
Chính vì thế, sự hội ngộ lần đầu tiên của cặp đôi trên sóng truyền hình sau scandal nhận được nhiều sự quan tâm của người hâm mộ.
![]() |
Vân Sơn ôm tới tấp Hari Won khi gặp gỡ trên sân khấu. |
Với bản tính thích đùa và có chủ ý chọc ghẹo đồng nghiệp, ngay lúc Hari Won vừa bước ra sân khấu, giám khảo Vân Sơn không ngại ôm tới tấp lấy ca sĩ “Hương đêm bay xa”.
Chứng kiến người thương của mình trong vòng tay đàn anh, nam MC đã vội vã nhắc khéo Vân Sơn: “Làm gì mà ôm dữ vậy?”.
Viện cớ anh trai, em gái lâu ngày mới gặp lại nhau theo ngữ cảnh tình huống, Vân Sơn đáp trả: “Tôi ôm em gái của tôi mắc gì bên đó anh tức!”.
Trấn Thành sau đó chỉ biết cười trừ và biện minh: “Ai tức! Đây là MC nhắc nhở những người vừa lập gia đình. Vợ đứng kế bên mà ôm em gái nhiều quá khiến vợ tủi thân”.
Màn tung hứng hài hước của đội nhà, đội khách cùng nam MC lắm chiêu đã mang lại tiếng cười cho khán giả xem trailer chương trình.
![]() |
Sau màn Vân Sơn ôm Hari Won, Hồng Đào cũng tranh thủ thể hiện tình cảm với Hứa Vĩ Văn. |
Bà Huyên cho biết Hội đồng quản lý sẽ chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt kế hoạch, chiến lược phát triển, duyệt dự toán kinh phí hoạt động, các quy chế hoạt động, hoạt động liên doanh liên kết, những vấn đề mới phát sinh, giám sát Ban Giám đốc Bệnh viện Mắt trong việc triển khai các nghị quyết đã được Hội đồng này phê duyệt.
Hội đồng họp một lần mỗi tháng, họp đột xuất khi có yêu cầu của chủ tịch hội đồng hoặc ít nhất 5 (trong 7 thành viên) thành viên yêu cầu.
Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch, một phó chủ tịch, một đại diện cho quyền lợi của người bệnh, một đại diện Sở Y tế, một đại diện Sở Tài chính, một đại diện Sở Kế hoạch - Đầu tư, Giám đốc và các Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt.
Khi Hội đồng quản lý bệnh viện ra đời, Bệnh viện Mắt sẽ chuyển đổi sang mô hình quản lý hai cấp. Khi đó Giám đốc và các Phó Giám đốc bệnh viện vừa là thành viên của Hội đồng, vừa trực tiếp điều hành các hoạt động hàng ngày của bệnh viện.
Bà Huyên cho biết Sở Y tế đã tham khảo mô hình quản lý bệnh viện hai cấp theo cơ chế tự chủ tài chính tại Cộng hòa Síp (được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị). Theo đại diện Sở Y tế, việc thành lập Hội đồng sẽ hỗ trợ giám đốc mới, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho Bệnh viện Mắt tiếp tục ổn định và phát triển.
![]() |
Triển lãm có sự góp mặt của 8 nghệ sĩ thế hệ 7x như họa sĩ Lê Quý Tông, họa sĩ Đoàn Xuân Tặng, họa sĩ Tạ Đình Khiêm, nghệ sĩ Nguyễn Thúy Hằng… và nghệ sĩ mời danh dự thuộc thế hệ 6x Đỗ Minh Tâm – cái tên quen thuộc với trường phái nghệ thuật trừu tượng Việt Nam. |
![]() |
Vẫn là mối quan tâm chủ yếu về thiên nhiên, con người ở nông thôn và thành thị trong nhiều trạng thái và không gian sống khác nhau, hoạ sĩ Đỗ Minh Tâm muốn nói đến một cuộc sống đa dạng, luôn biến đổi và phát triển ở những thành phố lớn cùng nhiều mâu thuẫn, bức bối do con người tạo ra. |
![]() |
Với sự góp mặt của 9 nghệ sĩ 6X, 7X đầy sự trải nghiệm trong đời sống thường nhật cũng như đời sống nghệ thuật, AIF Summer 2019 chứng kiến sự thăng hoa của các tác phẩm nghệ thuật hội hoạ và sắp đặt – những tác phẩm mang hơi thở đương đại, lấy cảm hứng từ những điều đơn giản, bình dị hay phức tạp trong thế giới xung quanh. |
![]() |
Nguyễn Thuý Hằng dẫn Những chiến binh vào rừng để cảm nhận rõ hơn về sự tha hương, mất mát và cuộc viễn chinh như mong muốn khởi đầu khi cô hình thành loạt tác phẩm này. |
![]() |
Vũ Kim Thư mang đến Thế giới nhỏ trong rừng với màu trời – màu mới trên loại giấy washi trong những tác phẩm thường thấy của cô. Nghệ sĩ Vũ Kim Thư chia sẻ: “Tôi đã vô cùng có cảm hứng với những phòng gallery được tạo ra từ những chiếc container. Đối với tôi, nó như những chiếc hộp xinh xắn nấp trong rừng mà không gian trong mỗi chiếc hộp ấy là cả một thế giới riêng mỗi nghệ sĩ tạo ra cho nó. Những hình điêu khắc giấy bồi này chứa đựng các hình vẽ mực nho loằng ngoằng mang đến hình ảnh một thế giới tưởng tượng, phong cảnh, nước cũng như giấc mơ trong trạng thái trừu tượng. Tôi muốn người xem có thể tận hưởng thế giới mơ mộng này. |
![]() |
La Như Lân khiến người xem phải mở những ngăn kéo ký ức của "Ngày hôm qua" bên cạnh sự hy vọng về "Ngày mai tươi sáng". |
![]() |
Lấy ngôn ngữ hội hoạ để thể hiện khoảnh khắc về thế giới xung quanh, trong tâm trí Tạ Đình Khiêm là xô nghiêng cảm xúc của Núi lạnh, là chông chênh ngang dọc của Mặt nước. |
![]() |
Vàng dòng, chương III – “Endgame” của Lê Quý Tông đưa tới những mảnh ghép lộn xộn, cần người xem hoàn thành nốt phần còn lại trong sự hình dung và tưởng tượng của chính họ. |
![]() |
Ngắm Phố qua mùa để có thể chạm tới miền ký ức cũ trong những chuyển động rung nhoè của Phạm Hoàng Minh. |
![]() |
Hay chuyển điểm nhìn sang những đám Mây của Đoàn Xuân Tặng tượng trưng cho chính sự vận động, biến chuyển tất yếu mối quan hệ vốn không thể tách rời giữa thiên nhiên và con người vùng núi phía Bắc. |
![]() |
Rộn ràng với những ngây ngô, trong sáng của Lưu Vũ Long, các đối tượng trong tác phẩm của anh đến từ những thứ xung quanh, trong tâm trí và sự tưởng tượng. Đông đúc, chật chội, sặc sỡ, chúng nói lên quan đểm cá nhân về sự phồn thực, may mắn và hạnh phúc của tác giả. |
![]() |
Trong nắng rừng lá kim mùa 2019, những tác phẩm này sẽ nói lên câu chuyện và cảm xúc của chính nó dưới con mắt của khán giả yêu nghệ thuật. |
Tình Lê
Không gian nghệ thuật Art In The Forest (AIF) 2017 vừa chính thức khai mạc tại Đại Lải (Vĩnh Phúc).
" alt="Triển lãm nghệ thuật đầy ấn tượng trong container giữa rừng thông"/>Triển lãm nghệ thuật đầy ấn tượng trong container giữa rừng thông
Nhận định, soi kèo Nữ Kazakhstan vs Nữ Armenia, 20h00 ngày 8/4: Tự tin vượt lên
Nhằm chấn chỉnh hoạt động quảng cáo không rõ nội dung của thương hiệu Coca cola, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) đã ban hành 3 văn bản: văn bản số 409/VHCS-QLHĐQC gửi các Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; văn bản số 410/VHCS-QLHĐQC gửi Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, Đài Truyền hình, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và văn bản số 411/VHCS-QLHĐQC gửi Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử.
Theo đó, 3 văn bản nêu rõ, hiện nay, nội dung quảng cáo sản phẩm Coca-Cola Việt Nam trên truyền hình và một số phương tiện quảng cáo có sử dụng cụm từ “Mở lon Việt Nam”. Việc sử dụng cụm từ nêu trên trong nội dung quảng cáo có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam, đồng thời không đảm bảo thông tin rõ ràng của nội dung quảng cáo với sản phẩm, hàng hóa được quảng cáo, vi phạm các quy định tại khoản 3 Điều 8 và khoản 1 Điều 19 Luật Quảng cáo.
![]() |
Bộ VHTT&DL cho rằng, cụm từ "Mở lon Việt Nam" của Coca-Cola bị cho là có dấu hiệu quảng cáo thiếu thẩm mỹ, vi phạm thuần phong mỹ tục. |
Để xử lý và chấn chỉnh hoạt động quảng cáo nêu trên, Cục Văn hóa cơ sở đề nghị các Sở VHTT&DL, VHTT kiểm tra, rà soát hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo Coca-Cola đã tiếp nhận và yêu cầu chỉnh sửa cụm từ “Mở lon Việt Nam”; yêu cầu tháo dỡ sản phẩm quảng cáo trong trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện thông báo sản phẩm quảng cáo đối với quảng cáo trên phương tiện bảng, băng-rôn. Đối với phương tiện giao thông, màn hình và các phương tiện quảng cáo khác trên địa bàn, Cục đề nghị các Sở kiểm tra, yêu cầu chỉnh sửa hoặc tháo dỡ sản phẩm quảng cáo có sử dụng cụm từ trên. Cục cũng đề nghị các Sở xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có).
Với các Đài Phát thanh, Truyền hình, Cục Văn hóa cơ sở đề nghị phối hợp, kiểm tra và có biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với sản phẩm quảng cáo Coca-Cola có sử dụng cụm từ “Mở lon Việt Nam”. Đồng thời, đề nghị doanh nghiệp sửa đổi cụm từ trên đảm bảo phù hợp quy định của pháp luật về quảng cáo trước khi tiếp tục phát sóng.
Cục Văn hóa cơ sở cũng đề nghị Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử kiểm tra việc thực hiện nội dung quảng cáo Coca-Cola có sử dụng cụm từ nêu trên trên hệ thống phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trao đổi với VietNamNet, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương cho biết, như thông tin đã được nêu rõ tại 3 văn bản, cụm từ được nhãn hàng Coca Cola sử dụng trong chiến dịch quảng cáo lần này: “Mở lon Việt Nam” hoàn toàn không rõ nghĩa, không đảm bảo thông tin rõ ràng của nội dung quảng cáo với sản phẩm, hàng hóa được quảng cáo theo quy định đã được nêu rõ trong Luật Quảng cáo.
“Trước khi ký 3 văn bản chấn chỉnh nội dung này, Cục Văn hóa cơ sở đã nghiên cứu kỹ nội dung cụm từ “Mở lon Việt Nam” trong sản phẩm quảng cáo của Coca Cola. Trước hết phải khẳng định, cụm từ này không có thông tin rõ ràng, nếu đã nói “lon” phải gắn với tên sản phẩm là gì, lon Coca cola hay một nhãn hàng bia, nước ngọt... nào khác. Việc ngắt chữ “lon” không gắn với tên sản phẩm hàng hoá sẽ làm cho người tiêu dùng không có được thông tin rõ ràng về sản phẩm”, bà Hương nhấn mạnh.
![]() |
Cổng Thông tin của Bộ VHTTDL đăng tải nội dung chấn chỉnh quảng cáo. |
Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cũng nói rõ, việc gắn chữ “lon” như cách của Coca cola mà không có danh từ, trạng từ ở phía sau như “ở Việt Nam”, “tại Việt Nam”… là phản cảm, thiếu thẩm mỹ vì tên gọi Việt Nam không thể tùy tiện sử dụng với mục đích quảng cáo, gắn với các slogan một cách thiếu trang trọng như vậy. “Chúng ta cũng chia sẻ với một doanh nghiệp nước ngoài khi họ đã vô ý xây dựng một slogan quảng cáo không đảm bảo sự trong sáng trong sử dụng tiếng Việt, chưa tìm hiểu cũng như được tư vấn kỹ càng, phù hợp về từ ngữ, văn phong trong văn hóa Việt…”, theo bà Hương.
Chia sẻ thêm về quan điểm của Cục Văn hóa cơ sở, cơ quan chức năng chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo, Cục trưởng Ninh Thị Thu Hương khẳng định, Cục không cấm quảng cáo của Coca cola, tuy nhiên để đảm bảo thông tin quảng cáo rõ ràng, đầy đủ, doanh nghiệp này cần phải sửa, thêm chữ cho rõ ràng thông điệp, nội dung muốn quảng cáo.
Mặt khác, khi đề nghị các Sở, các Đài Phát thanh - Truyền hình phối hợp chấn chỉnh nội dung này, Cục đã nêu rõ, nếu quảng cáo chưa được phép của Sở mà xuất hiện trên các biển, bảng, băng rôn quảng cáo ngoài trời thì yêu cầu tháo dỡ, xử lý. “Sau khi nhận được văn bản của Cục, Sở VHTT Hà Nội đã yêu cầu tháo dỡ bảng quảng cáo sản phẩm của Coca-Cola tại Ô Chợ Dừa…”, Cục Văn hóa cơ sở thông tin.
Phản hồi sự việc trên, phía Biz-Eyes, đại diện truyền thông của Coca-Cola Việt Nam cho biết: "Chương trình khuyến mãi với thông điệp ban đầu được thiết kế chỉ nhằm đưa ra hướng dẫn cụ thể về cách thức xem mã khuyến mãi dưới nắp khoén sản phẩm Coca-Cola và đã không xét đến các yếu tố ngữ văn khác trong cụm từ. Công ty trân trọng ý kiến chỉ đạo của Cục Văn hoá cơ sở - Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch và đã nhanh chóng làm việc cùng các bộ phận liên quan để có sự điều chỉnh phù hợp, nhanh chóng, đảm bảo tính tuân thủ cao trong các nội dung quảng cáo sản phẩm của mình.
Cụ thể, ngay sau khi nhận được công văn từ Cục Văn hoá cơ sở - Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch vào ngày 22 tháng 6 năm 2019, Công ty đã nhanh chóng thay đổi cụm từ “Mở lon Việt Nam” thành “Cơ hội trúng vàng mỗi ngày” cho chương trình khuyến mãi của sản phẩm Coca-Cola Việt Nam trên truyền hình và các phương tiện quảng cáo khác. Hiện quy trình đang được diễn ra nhanh chóng, toàn bộ nội dung quảng cáo trên tất cả các kênh truyền hình, kỹ thuật số và 70% bảng hiệu quảng cáo ngoài trời đã được cập nhật nội dung mới".
Tình Lê
Bộ VHTTDL cho rằng cụm từ "Mở lon Việt Nam" của Coca-Cola bị cho là có dấu hiệu quảng cáo thiếu thẩm mỹ, vi phạm thuần phong mỹ tục.
" alt="Cục Văn hóa cơ sở lên tiếng về chấn chỉnh quảng cáo Coca"/>LTS: Từ những gánh hàng rong, phở Nam Định đã nổi danh toàn cầu. Việc làm nên thương hiệu và giữ được vị thế của phở Nam Định là một hành trình dài, không ít gian nan.
VietNamNet giới thiệu tuyến bài về chuyện của phở Nam Định để độc giả hiểu thêm về món ăn đặc sản này.
Tôi có anh bạn sang Đức từ những năm 1990, có nhà hàng lớn ở Berlin. Mỗi lần về Việt Nam, bữa sáng anh chọn luôn là phở. Đêm hôm khuya khoắt, dù đã ăn tiệc, nhậu nhẹt linh đình vẫn lọ mọ lùng phở. Khu anh ở mỗi khi về Việt Nam có đủ các hàng phở nổi tiếng, nhưng quán anh chọn luôn là phở Nam Định.
Cái ngon của phở Nam Định không cần phải bàn cãi, bởi bao nhiêu năm, món ăn đã làm mê mẩn biết bao thực khách khó tính.
Nổi danh nhất trong nhóm phở Nam Định là dòng phở Cồ (phở của những người mang họ Cồ). Nhiều thực khách cho rằng, người họ Cồ tạo ra món phở nức tiếng này. Tuy nhiên, đây là câu chuyện chưa hoàn toàn ngã ngũ. Chỉ biết rằng, dòng họ Cồ có nguồn gốc từ làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ngôi làng này có nhiều dòng họ và người dân ở đây có nghề bán phở từ rất lâu đời.
Những gánh hàng rong lúc nông nhàn
Tại đền Vân Cù - nơi tương truyền người dân trước khi đi xa bán phở đều đến chào và ngày trở về thường đến lễ tạ - có tài liệu ghi chép rằng, những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi người Pháp tới xây dựng nhà máy Dệt Nam Định, người dân làng Vân Cù đã tranh thủ lúc nông nhàn đến đây bán hàng ăn sáng.
Ban đầu là các gánh hàng bán bánh đa cua, bún xáo... Về sau, để đáp ứng nhu cầu của thực khách, những người bán hàng đã cải tiến cách chế biến món ăn, tạo ra phở bò.
Khi bát phở hình thành, người làng Vân Cù không chỉ gánh đi bán ở những bến đò, xóm công nhân xung quanh nhà máy Dệt. Họ còn gánh đi bán ở các tỉnh thành và phát triển rực rỡ ở Hà Nội.
![]() | ![]() |
Những người bán phở đầu tiên ở làng là cụ Phó Huyến, cụ Phó Tắc, cụ Lý Thử… Đến giai đoạn 1920 - 1930, làng Vân Cù có 2 người nổi danh ở Hà Nội là cụ Cồ Như Thấn và cụ Cồ Hữu Vặng.
Cụ Cồ Hữu Vặng mở lò làm bánh phở tại Hà Nội từ năm 1930. Lò này chính là nơi quy tụ những người dân làng Vân Cù lên ở nhờ rồi đi bán phở gánh.
Mỗi ngày, từ lúc 5h sáng, mỗi người lại gánh một chiếc bếp lò đỏ lửa cùng 5-10 lít nước dùng, bánh phở, thịt, gia vị và một chồng bát loại trôn nhỏ, miệng loe đi các ngõ phố.
Nói là phở gánh nhưng người Nam Định không đi bán rong. Mỗi người đều tìm cho mình một chỗ ngồi quen thuộc để bán cho khách quen. Tới khoảng 9h sáng, mọi người lại tất tả quay về nhà chung, cùng nhau chuẩn bị đồ cho chuyến phở chiều rồi bán tới 21- 22h khuya.
Dần dần, những người bán phở gánh Nam Định tự tìm thuê một địa điểm để mở cửa hàng, có bàn ghế, có quầy. Trong đó, tiêu biểu nhất là ông Cồ Như Chiêu con ông Cồ Như Thấn mở cửa hàng ở 48 Hàng Đồng từ năm 1945.
Anh Cồ Văn Tuyên (SN 1973) - cháu của ông Chiêu lên bán hàng giúp bác từ năm 1989 - cho biết: “Khi đó, giá mỗi bát phở khoảng 1.000 đồng, chỉ nhà có điều kiện mới ăn phở. Cửa hàng của bác tôi khách nườm nượp. Người dân xếp hàng tới mua. Sau đó bác mở thêm cửa hàng ở phố Thuốc Bắc, phố Ngõ Gạch. Cửa hàng nào cũng đông khách”, anh Tuyên nhớ lại.
Những thế hệ làm vang danh phở Nam Định
Tiếp bước cha ông, những thế hệ tiếp theo của làng Vân Cù góp phần làm thương hiệu phở Nam Định nói chung và phở Vân Cù nói riêng phát triển mạnh mẽ trên khắp dải đất hình chữ S.
Anh Cồ Như Đồi (SN 1974, cháu nội của ông Cồ Như Đát - thợ bán phở ‘mậu dịch’ ở Lương Văn Can, Tạ Hiện, Hà Nội những năm 1950) cho biết, bản thân anh đã được chứng kiến những giai đoạn cực thịnh của phở Nam Định.
“Từ sáng sớm, khách đã xếp thành 2 hàng ngay ngắn để mua phở. Bên ngoài quán có một người đứng phát xu (khách muốn mua bát phở gầu người này đưa đồng xu tròn, khách mua bát phở chín người này đưa nửa đồng xu…). Sau đó, khách mang đồng xu vào quầy. Trong quầy có 3 người đứng nhận xu. Chỉ cần đưa xu là chủ hàng biết và sẽ mang đúng món khách yêu cầu. Trung bình mỗi ngày, hệ thống cửa hàng của ông nội bán 5-6 tạ bánh phở”, anh Đồi nhớ lại.
Lúc đó, anh Đồi mới 15 tuổi nhưng đã được ông nội tín nhiệm cho đứng thái thịt bò. Đây cũng là điều khiến anh rất tự hào vì thông thường, người mới vào nghề sẽ được ông bố trí làm công việc đơn giản.
“Người mới thường được ông cho chạy bàn. Khi đã làm quen và ông nhận thấy có sự chăm chỉ, khéo léo thì mới được nâng cấp lên làm những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao như thái thịt… Miếng thịt xếp vào bát phở phải to bản và mỏng”, anh Đồi chia sẻ.
Được ông nội hướng dẫn nên từ bé anh Đồi đã có kỹ thuật thái thịt bò điêu luyện. Hiện tại, kỹ thuật thái thịt của anh đã đạt đến độ, có lúc không cần nhìn dao vẫn thái được miếng thịt bò đúng chuẩn để xếp vào bát phở.
Quán vài chục mét vuông, khách đứng, ngồi ăn vội
Giai đoạn 2001 - 2004, anh Đồi tự mở một quán phở bò ở Ngã Tư Sở. Quán nhỏ, chỉ vài chục mét vuông nhưng đông khách tới mức mỗi ngày anh bán hơn 2 tạ bánh phở (trung bình mỗi cân bánh phở, anh Đồi chia được 6 bát).
Nhiều khách xếp hàng chờ đến lượt mua. Có khách không có chỗ ngồi còn bê phở đứng ăn rồi vội đi làm.
Việc làm ăn khấm khá nên anh Đồi càng say nghề. Có hôm, anh chỉ ngủ được vài tiếng vì cửa hàng đông khách: “2h sáng tôi mới đi ngủ, nhưng 4h sáng đã dậy để chuẩn bị phở bán ngày mới”.
Anh Đồi không nhớ được hết các vị khách thường xuyên đến quán. Nhưng có một kỷ niệm khiến anh bất ngờ và hạnh phúc nên đến giờ vẫn nhớ như in.
“Đó là năm 2002, tôi đi du lịch Trung Quốc. Đang ở điểm du lịch thì một người đàn ông nhìn tôi rồi reo lên: Ôi, sao ông Cồ lại ở đây. Tôi ngớ người hỏi lại: Ơ, sao anh biết em? Người đó nói: Anh ăn phở nhà em suốt nên nhận ra ngay”, anh Đồi nhớ lại, vẻ mặt hãnh diện.
Sau này, cũng nhờ nghề bán phở mà anh Đồi cũng như nhiều người làng Vân Cù có cơ hội phát triển. Có người nhờ bát phở mà gặp được ý trung nhân.
Kỳ tới: Cú sốc của phở và chuỗi ngày kinh hoàng của các ông chủ ở Hà Nội
Cả làng kéo nhau đi bán hàng rong tạo ra món ăn nổi tiếng toàn cầu