Soi kèo góc MU vs Rangers, 3h00 ngày 24/1
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Tottenham, 0h45 ngày 24/1: Cải thiện phong độ -
Việc đẩy mạnh xe điện hóa và tái cơ cấu hoạt động sản xuất trên quy mô toàn cầu khiến nhiều hãng Nhật Bản thay đổi chiến lược ở thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Với Subaru, nhà máy của hãng tại Thái Lan, nơi cung cấp xe Forester cho khách Việt, sẽ đóng cửa từ 2025. Định hướng kinh doanh mới của Subaru tại Việt NamBà Lê Thanh Hải, Tổng giám đốc Subaru Việt Nam chia sẻ về định hướng kinh doanh của hãng trong thời gian tới.
-
Ngày 18/7/2021, UBND tỉnh Hậu Giang đã ra Chỉ thị số 08 về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, với những quy định cụ thể, cao độ về phòng, chống dịch giai đoạn hiện nay. Hậu Giang giãn cách toàn tỉnh từ 0h ngày 19/7(Ảnh minh họa) Cụ thể, UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm, hàng hóa, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu và phải thực hiện 5K; phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
Đồng thời, yêu cầu toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng, chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng.
Tỉnh tiếp tục tạm dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu; đối với chợ truyền thống nếu không đảm bảo các tiêu chí an toàn phòng, chống dịch thì tạm dừng hoạt động cửa và thực hiện các biện pháp khắc phục; Tạm dừng tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện, cấp xã và Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh từ ngày 19/7/2021 cho đến khi có thông báo mới.
Các cơ sở được tiếp tục hoạt động và kinh doanh là: Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu bao gồm: lương thực, thực phẩm, dược phẩm, văn phòng phẩm, điện, nước, nhiên liệu, vật liệu xây dựng; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ tang lễ; cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất, nông nghiệp, xuất, nhập khẩu hàng hóa; dịch vụ bưu chính viễn thông (trừ các điểm internet công cộng)… bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, dịch vụ bổ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, tư vấn doanh nghiệp).
Riêng hoạt động kinh doanh quán ăn chỉ được bán mang về hoặc giao hàng tại nhà.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý thị trường tỉnh và các địa phương đảm bảo nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân trong thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16; bình ổn thị trường, đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa và đúng giá cho người dân; có kế hoạch, hướng dẫn tiểu thương tại chợ truyền thống, tiếp nhận hàng hóa, nhất là mặt hàng rau củ quả, thực phẩm tươi sống.
Tỉnh tham mưu hình thành các điểm trung chuyển hàng hóa từ tỉnh đi các tỉnh, thành khác; tăng cường các giải pháp mua sắm trực tuyến của các siêu thị, hệ thống phân phối lớn nhưng phải đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch; phối hợp với các địa phương tổ chức các điểm bán hàng phù hợp cho người dân có hoàn cảnh khó khăn không thể đặt hàng, mua sắm trực tuyến; kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng găm hàng, tăng giá; thường xuyên cập nhật lên Bản đồ an toàn Covid-19.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương và yêu cầu phải tập trung cao độ, quyết tâm khoanh vùng, dập dịch, đảm bảo thông tin thông suốt, tăng cường tuyên truyền để người dân nắm rõ các quy định khi giãn cách để cùng chung tay thực hiện…
Tính đến thời điểm hiện tại, Hậu Giang có tổng số 55 ca nhiễm và nghi nhiễm Covid-19. Trong đó, có 28 ca đã được công bố, còn 27 ca nghi nhiễm. Tỉnh hiện có nhiều ổ dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại xã Thuận Hòa, Xà Phiên (huyện Long Mỹ), thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A).
N.L
"> -
Người vô gia cư Sài thành không bị bỏ rơi nhờ món quà trong đêmĐêm xuống, nhóm tình nguyện Đêm Sài Gòn lại đem quà đi phát tặng người nghèo. “Biệt đội” Đêm Sài Gòn
Trong những ngày giãn cách, TP.HCM như say ngủ. Chỉ mới 18h, cả những cung đường nhộn nhịp nhất của thành phố cũng lặng im. Chính vào lúc này, nhóm tình nguyện Đêm Sài Gòn lại “hội quân”, chuẩn bị chở quà đến hỗ trợ người vô gia cư đang chật vật cùng cái đói.
Trưởng nhóm Nguyễn Vương Trường Thành (27 tuổi, ngụ TP.HCM) cho biết, Đêm Sài Gòn thành lập từ tháng 6/2016. Ban đầu, mỗi tháng, nhóm tổ chức đi phát quà đêm 2 lần cho người vô gia cư.
Đối tượng nhóm thiện nguyện này nhắm đến để hỗ trợ là người vô gia cư, nghèo khó. “Nhưng khi dịch bệnh bùng phát, thành phố thực hiện việc giãn cách, nhóm nhận thấy người vô gia cư, người nghèo thật sự khó khăn. Nếu không có những chương trình thiện nguyện của cộng đồng, họ sẽ càng thêm thắt ngặt. Thế nên, nhóm quyết định đi tặng quà mỗi đêm”, Thành chia sẻ.
Quà của nhóm là những phần bánh mì tươi, sữa, bánh bông lan, chà bông… Thành nói, nhóm chọn tặng các loại thực phẩm trên thay vì phát cơm bởi chúng bảo quản được trong thời gian dài. Người vô gia cư có thể để dành, chống đói được lâu hơn so với cơm hộp.
Những người lao động bị thất nghiệp do dịch bệnh cũng được nhóm hỗ trợ. Trước khi dịch bệnh căng thẳng, mỗi lần đi phát quà, nhóm khoảng 20 tình nguyện viên tập hợp tại số 19 đường Hoa Cau, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Khoảng 20h, các thành viên chia nhau thành từng nhóm nhỏ, chở theo 1.000 phần quà, rong ruổi trên những tuyến đường có nhiều người vô gia cư để gửi tặng.
Thành nói, sau Chỉ thị 16, nhóm vẫn tiếp tục duy trì việc tặng quà. Tuy nhiên, nhóm đã hạn chế số lượng thành viên đi phát quà vào mỗi đêm. Thay vì gần 20 người như trước, bây giờ, nhóm chỉ cắt cử 4-5 thành viên đi phát.
Mỗi đêm, nhóm chia nhau chở 1.000 phần quà đi phát cho người cần. Các thành viên mỗi người đi mỗi quận, không tụ tập. Việc tặng quà cũng diễn ra trong thời gian ngắn, hạn chế tối đa việc tụ tập đông người. Thành chia sẻ: “Đêm 9/7 là đêm đầu tiên nhóm đi tặng quà sau Chỉ thị 16. Đường sá vắng vẻ, nhóm cũng ít gặp người vô gia cư hơn. Nhưng chính lúc này, nhóm thấy thương các cô chú ấy hơn”.
“Bởi họ chính thức thất nghiệp. Công việc mưu sinh thường ngày như: Bán vé số, nhặt ve chai, bán hàng rong, thậm chí ăn xin… đều bị ngưng hoạt động. Không có thu nhập, họ đã khổ giờ lại càng khổ hơn”, Thành chia sẻ thêm.
Các phần quà của nhóm là bánh mì, bánh ngọt, bánh bông lan… “Không để bà con đói”
Nam thanh niên kể rằng, mỗi đêm đi phát quà là những kỷ niệm, xúc cảm khác nhau. Đặc biệt, hình ảnh người vô gia cư ùa đến đứng đợi nhận quà khi thấy xe của nhóm từ phía xa luôn khiến Thành xúc động.
Khi nhận quà, nhiều người đã không cầm được nước mắt. Bởi sau Chỉ thị 16, họ không chỉ thất nghiệp và nhiều hội nhóm từ thiện cũng tạm ngưng hoạt động. Vì thế, người vô gia cư cũng không còn nhận được nhiều sự hỗ trợ như trước.
Thành viên Diệu Hiền tặng quà một cụ già trong đêm. Thế nên, khi nhận được quà, họ rất vui. Họ cảm nhận thấy mình không bị bỏ rơi. Thấu hiểu nỗi lo lắng ấy, Thành và các thành viên cố gắng vận động mạnh thường quân hỗ trợ để có thêm được những phần quà cho người cần.
Đến nay, ngoài việc chở quà đi phát mỗi đêm, nhóm đã thành lập được 6 điểm tặng quà cố định vào buổi sáng tại các địa chỉ: số 1032 Nguyễn Văn Quá (phường Đông Hưng Thuận, quận 12); 221 Thống Nhất (quận Tân Phú); 19 Hoa Cau (quận Phú Nhuận); 252 Lê Văn Khương (phường Thới An, quận 12); 110 đường 17 (phường Tân Kiểng, quận 7) và 361/19/20B Bình Đông, phường 15, quận 8.
Một thành viên khác của Đêm Sài Gòn hỗ trợ bà cụ nhặt ve chai. Tuy vậy, với khẩu hiệu “Quyết tâm không để bà con đói”, Đêm Sài Gòn vẫn chủ động thực hiện việc đem quà đến tận tay người cần. Mai Thị Diệu Hiền, thành viên của nhóm cho biết, nhóm chọn cách đi phát quà ban đêm vì ban ngày, người nghèo, vô gia cư đã được nhận sự hỗ trợ từ nhiều hội, nhóm thiện nguyện khác.
10/7 là đêm thứ 2, Hiền nhận quà đi phát cho người nghèo, vô gia cư sau Chỉ thị 16. Chuyến đi này, cô gái 29 tuổi cùng người bạn đồng hành rong ruổi qua quận 4, quận 7, quận 8. Đêm ấy, Hiền ghé thăm người đàn ông mang bệnh hiểm nghèo cô gặp từ đêm hôm trước.
Diệu Hiền lặng lẽ để lại phần quà cho người đàn ông hành nghề chạy xích lô thất nghiệp sau Chỉ thị 16. Hiền kể: “Anh ấy bị ung thư đại tràng. Trước giãn cách, anh dắt con đi bán vé số mưu sinh. Con anh đã 12 tuổi nhưng vẫn mù chữ. Bây giờ không được bán vé số, thất nghiệp, anh đành đi xin cơm ăn qua ngày”.
“Tôi đến tận nơi để xác minh thông tin, tặng quà, hỗ trợ tiền phòng trọ cho cha con anh. Lúc tôi gửi tiền, anh ấy khóc nhiều lắm. Anh xúc động vì nhận được sự giúp đỡ giữa lúc cuộc sống khó khăn nhất”, Hiền chia sẻ thêm.
Cụ già vô gia cư ấm lòng khi nhận được những phần bánh mì, sữa để chống đói. Suốt hành trình tặng quà cho người vô gia cư giữa đêm, cô gái và bạn đồng hành lặng lẽ di chuyển trên những tuyến đường liên quận. Đến đoạn đường Nguyễn Trãi (quận 5, TP.HCM), Hiền nhìn thấy người đàn ông tóc đã nhuốm bạc, ngủ vùi trên chiếc xe xích lô cũ kỹ.
Cô gái không dám đánh thức người đàn ông có vẻ ngoài khắc khổ. Hiền nhẹ nhàng đặt lên chiếc xe phần quà rồi lặng lẽ rời đi. “Những người đã ngủ, tôi đi khẽ, đặt nhẹ phần quà bên cạnh rời đi. Người còn thức, tôi đến xin gửi quà và chào tạm biệt bằng cách chúc họ nhiều sức khỏe. Bây giờ chúng tôi chỉ biết chúc họ có sức khoẻ”, cô gái chia sẻ.
Nguyễn Sơn
Ảnh nhân vật cung cấp
Hot boy ăn chay mỗi ngày đi trao cơm cho người nghèo khó khăn
Hình ảnh chàng trai cao lớn, hai tay bưng hộp cơm trao cho từng người vô gia cư, cụ già bán vé số hay người nhặt ve chai... một cách cẩn thận và lễ phép khiến ai nhìn thấy cũng bất giác ấm lòng.
">