Các môtô từ các thương hiệu Honda Gold Wing, Harley-Davidson, BMW gắn hoa cưới diễu hành theo đoàn đi đón dâu vô cùng hoành tráng khiến người đi đường “sửng sốt”.
" alt=""/>SUV lao vào hầm gửi xe với tốc độ 'xé gió'Một số công ty đã phải trấn an mọi người rằng, deepfake không đe dọa hệ thống của họ. Năm 2019, sau khi ứng dụng hoán đổi gương mặt Zao làm mưa, làm gió trên mạng xã hội, nền tảng thanh toán Alipay phải lên tiếng, khẳng định bất kể kết quả tráo đổi gương mặt có giống thật thế nào, công cụ thanh toán của họ cũng không thể bị vượt qua.
Alipay là một trong các ứng dụng thanh toán di động được ưa chuộng nhất tại Trung Quốc. Chính vì vậy, nó cũng là mục tiêu hấp dẫn của hacker. Năm 2018, 5 người bị bắt tại Trung Quốc do sử dụng ảnh và dữ liệu cá nhân bị rò rỉ để tìm cách đánh cắp tiền qua Alipay. Thông tin cá nhân được dùng để đăng ký tài khoản trên Alipay, còn ảnh được dùng để tạo ảnh đại diện 3D nhằm lừa công nghệ nhận diện gương mặt. Tuy nhiên, nỗ lực nhanh chóng bị phát hiện và kế hoạch của nhóm thất bại.
Công nghệ nhận diện gương mặt hiện được dùng rộng rãi tại Trung Quốc, từ ứng dụng ngân hàng tới rút giấy vệ sinh trong toilet. Song, các vụ rò rỉ dữ liệu gần đây đặt ra nhiều lo lắng và gây ra làn sóng phản đối. Nhiều hình ảnh cùng số căn cước và số điện thoại được bán rẻ mạt trên mạng. Đặc biệt, có trường hợp chỉ cần 10 NDT (hơn 35.000 đồng) để mua được một lố 5.000 ảnh gương mặt.
Gan cho rằng, deepfake sẽ khiến mọi người nghĩ nhiều hơn về hậu quả khi cung cấp dữ liệu sinh trắc học. Dù sử dụng sinh trắc học trong xác thực mang đến nhiều tiện ích, mọi người không thể thay đổi gương mặt hay dấu vân tay như đổi mật khẩu bị lộ.
Tuy nhiên, như bất kỳ công nghệ mới nào khác, mỗi nguy cơ lại vấp phải biện pháp phòng vệ tương ứng. Một cách mà nhiều doanh nghiệp đang dùng để bảo vệ người dùng là thông qua xác thực nhiều lớp. Ví dụ, nếu quét gương mặt để truy cập ứng dụng ngân hàng, đây sẽ chỉ là bước xác thực ban đầu. Muốn sử dụng dịch vụ khác, khách hàng cần đến token hay mã gửi qua SMS. Ngân hàng cũng thường đặt ra hạn mức chuyển tiền.
Tới thời điểm này, deepfake chủ yếu dùng để ghép mặt người nổi tiếng vào ảnh/video khiêu dâm hay dùng cho mục đích hài hước. Tổng thống Mỹ Donald Trump và CEO Facebook Mark Zuckerberg cũng là nạn nhân của deepfake.
Theo Kok, các công ty cần có quy định mạnh hơn và minh bạch hơn để chống lại các vấn đề có thể nảy sinh từ deepfake và rò rỉ dữ liệu sinh trắc. Ông dự đoán sẽ có sự cố lớn làm gián đoạn thị trường.
Một số nhà quản lý và ngân hàng trung ương bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến deepfake. Vài tổ chức tài chính, bao gồm HSBC, đã chuẩn bị cho nguy cơ từ deepfake, theo Financial Times. Nguy cơ có thể đến dưới nhiều dạng thức khác nhau như: mở tài khoản gian lận để rửa tiền; tấn công tài khoản của nhân vật cao cấp; lừa doanh nghiệp gửi tiền cho kẻ lừa đảo.
Các giải pháp như thuật toán phát hiện deepfake đang được nghiên cứu. Microsoft gần đây phát triển công cụ xác thực video, tìm những dấu hiệu cho thấy ảnh được chỉnh sửa bằng trí tuệ nhân tạo mà mắt thường không thể phân biệt được.
Tại Trung Quốc, thái độ của công chúng về dữ liệu sinh trắc đang thay đổi. Trong cuộc khảo sát hơn 6.000 người năm 2019, hơn 80% cho biết, họ sợ bị rò rỉ dữ liệu gương mặt, 65% lo ngại về deepfake. Sẽ mất nhiều năm để công chúng nhận thức được về vấn đề này.
Như Gan chỉ ra, phải mất hơn một thập kỷ mọi người mới có thể hiểu rõ vấn đề mà mạng xã hội gây ra. Từng được xem là công cụ để liên lạc với gia đình, bạn bè, mạng xã hội ngày nay bị toàn cầu chỉ trích vì vi phạm quyền riêng tư và lan truyền thông tin sai sự thật.
Du Lam(Theo SCMP)
Khi Mỹ bước vào kỳ bầu cử tổng thống, các chuyên gia đã gọi Deepfake là một trong những rủi ro an ninh mạng lớn nhất năm 2020.
" alt=""/>Nguy cơ phá hoại thị trường tài chính của deepfake![]() |
Vsmart Bee Lite là sản phẩm hợp tác giữa VinSmart với Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới Qualcomm nhằm thực hiện chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thúc đẩy mục tiêu phổ cập điện thoại di động thông minh vào năm 2025 tại Việt Nam. Trong đó, VinSmart với năng lực lõi về công nghệ và dây chuyền sản xuất kết hợp phát triển sản phẩm cùng nhà cải tiến công nghệ Qualcomm. Đây là điện thoại thông minh kết nối 4G tốc độ cao có giá tốt nhất trên thị trường và là lựa chọn tối ưu cho người tiêu dùng lần đầu tiếp cận điện thoại thông minh cũng như các tiện ích số.
Sản phẩm được VinSmart đồng trợ giá với Viettel và phân phối đầu tiên qua mạng viễn thông Viettel Telecom với mức giá thấp chưa từng có, chỉ còn 600.000 đồng/sản phẩm. Trong thời gian tới, Vinsmart sẽ tiếp tục hợp tác sản xuất điện thoại thông minh với các nhà mạng trong nước và quốc tế. Người tiêu dùng sẽ tiếp tục được trải nghiệm những sản phẩm Vsmart có giá cả hợp lý nhất cùng những trải nghiệm công nghệ tiên tiến nhất.
Khẳng định phổ cập công nghệ luôn là một trong những ưu tiên của Vingroup, bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc VinSmart kỳ vọng mỗi người dân Việt Nam sẽ có một điện thoại thông minh, với giá cả hợp lý, do chính người Việt Nam sản xuất. “Vingroup luôn sẵn sàng mở rộng cánh cửa hợp tác, bắt tay với các doanh nghiệp có chung khát vọng. Vsmart Bee Lite là thành quả của những nỗ lực và tâm huyết của VinSmart cùng các đối tác góp phần nâng tầm chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam”, bà Thủy nói.
Ông ST Liew - Chủ tịch Qualcomm Đông Nam Á cũng bày tỏ niềm vui khi được góp phần cùng VinSmart mang thiết bị quan trọng này tới tay người tiêu dùng. “Vsmart Bee Lite là một bước tiến lớn trong cam kết không ngừng của chúng tôi tại Việt Nam”, ông cho biết, “Thông qua hoạt động cấp phép bản quyền công nghệ cho các công ty trên toàn thế giới, Qualcomm góp phần hỗ trợ các công ty tạo bước đột phá trong công nghệ kết nối không dây. Nhờ đó, mọi tầng lớp kinh tế khác nhau trong xã hội sẽ có cơ hội trải nghiệm các tính năng mà công nghệ di động mang lại”.
Theo thông tin từ Thị trường quảng cáo số Việt Nam của Adsota, tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam năm 2020 đạt 44,9% (10 người thì có 4,5 người sử dụng điện thoại thông minh). VinSmart Bee Lite ra mắt sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ phổ cập điện thoại thông minh, làm cơ sở cho việc tắt sóng công nghệ cũ 2G trong thời gian tới.
Vsmart Bee Lite vẫn được áp dụng chính sách bảo hành vượt trội của VinSmart lên đến 18 tháng và 1 đổi 1 trong 101 ngày, ưu tiên cho những khách hàng đang dùng các sản phẩm điện thoại thông minh dùng băng tần 2G/3G. Sản phẩm được phân phối trên toàn quốc từ ngày 15/10/2020.
Việc VinSmart chung tay cùng các doanh nghiệp phát triển thành công mẫu điện thoại “quốc dân” Vsmart Bee Lite cho thấy những nỗ lực trong việc hiện thực hóa khát vọng phổ cập công nghệ. Trong đó, phổ cập điện thoại thông minh chính là những bước đầu tiên để tiến tới phủ sóng 4G, 5G cũng như tạo nền tảng cho chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Công ty Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart thành lập tháng 6/2018, với sứ mệnh trở thành công ty công nghệ Toàn cầu, kiến tạo ra những sản phẩm điện tử và công nghệ thông minh chất lượng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và kết nối với các thiết bị trên nền tảng IoT. Tháng 11/2019 VinSmart đã khánh thành Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) với diện tích 14.8 ha và công suất ước tính giai đoạn 1 đạt hơn 26 triệu thiết bị/năm. Đến tháng 11/2020, VinSmart đã cho ra mắt 16 sản phẩm với mức giá từ 1 triệu đến 10 triệu, đáp ứng nhu cầu của mọi nhóm khách hàng khác nhau. |
Minh Tuấn
" alt=""/>Ra mắt Vsmart Bee Lite 600 ngàn đồng, phổ cập điện thoại thông minh tại Việt Nam