 là con đầu, cũng là con gái duy nhất trong gia đình có 4 người con. Dưới Linh, 3 cậu em trai đang độ tuổi ăn học, mới lớn, chưa ý thức được nhiều. Bởi vậy, Linh sớm trở thành trụ cột nuôi cả nhà, bao gồm người bố nằm liệt giường và mẹ mắc bệnh tâm thần phân liệt.</p><table class=)
3 năm nay, từ ngày cha gặp tại nạn, một mình Linh đi làm nuôi 2 người bệnh và 3 đứa em trai.Cách đây hơn 10 năm, mẹ của Linh bỗng dưng bất ổn về tâm thần, thường xuyên nói nhảm một mình, trò chuyện với động vật, cây cối và không khống chế được cảm xúc.
Khi ấy, cảnh mẹ Linh cầm gậy đuổi đánh cha em khắp xóm trở thành “chuyện thường ngày”. Cha của Linh đã bỏ nhiều thời gian đưa vợ tới các bệnh viện để khám, nhưng bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân. Hễ nghe người ta mách chỗ nào có hi vọng là cha em làm theo, thậm chí là mời “thầy đuổi vong giỏi” về, nhưng vẫn không thể chữa khỏi bệnh lạ.
 |
"Từ ngày cha bệnh, mẹ không dám lại gần. Nhiều năm nay mẹ cũng chẳng đủ tỉnh táo để chăm lo cơm nước", Linh tâm sự. |
Nhà đông con, lại thiếu bàn tay chăm sóc của người mẹ, Linh sớm phải dang dở đường học khi mới lên lớp 10. Em muốn đi làm kiếm tiền phụ cha nuôi gia đình. Hi vọng 3 đứa em được học hành tử tế hơn, sau này sẽ làm chỗ dựa cho cha mẹ lúc tuổi già. Vậy mà năm 2017, cha em bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, chấn thương sọ não.
Nhà Linh vốn là hộ nghèo chuẩn quốc gia, tiền ăn còn phải chi li tính toán, chắt bóp lắm mới đủ, nói gì đến tiền “phòng hờ”. Nhờ các bác, là anh chị của cha em đứng ra lo liệu giúp mới có tiền chữa trị.
“Những năm trước, tuy trí tuệ chỉ như đứa trẻ nhưng cha em còn đi lại được. Đầu năm nay, do sọ bị teo, có nguy cơ tử vong nên bác sĩ khuyên ghép sọ nhân tạo. Thế nhưng biến chứng sau ca ghép, lại thêm xuất huyết não khiến cha em bị nằm liệt giường đến bây giờ”, Linh ngập ngừng.
Hơn 3 năm nay, gánh nặng lo kinh tế nuôi gia đình đặt lên đôi vai của cô gái trẻ. Vừa đi làm kiếm tiền, vừa quán xuyến gia đình, dù áp lực, mệt mỏi lắm nhưng em không dám kêu than.
Tháng nào, Linh cũng mong có việc để làm tăng ca. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch Covid, tháng cao điểm lắm em cũng chỉ được vỏn vẹn 6 triệu đồng. Không có tiền đóng học phí, từng đứa em lần lượt phải nghỉ học, chỉ còn em út hiện nay đang học lớp 3.
 |
Gánh nặng kinh tế để lo cho cuộc sống trước mắt, lẫn khoản nợ đã vay mượn đều đổ dồn lên đôi vai của Cẩm Linh. |
“Vừa nhận được lương là em liền phải tính: tiền mua sữa, bỉm tã, giấy lau... cho cha, tiền ăn uống sinh hoạt của cả nhà, có đợt thì phải lo tiền quần áo, sách vở cho đứa nhỏ. Cũng may còn có các bác thương nên giúp đỡ gia đình em rất nhiều. Chứ toàn bộ nguồn sống chỉ gói gọn trong 6 triệu ấy thì cha em sớm không còn nữa rồi”, Linh giải bày.
Bà Liêu Say Liên, bác gái của Linh cho biết, số tiền để điều trị cho em trai suốt 3 năm nay hầu hết là do anh em gom góp. Con số đã lên đến tiền tỷ. Thế nhưng, mấy anh em bà cũng đã ngoài 60 tuổi, điều kiện chẳng khá giả gì, cuộc sống hiện tại phải dựa vào con cái. Một người anh trai còn phải bán đất để cứu em, khi chưa được sự đồng ý của vợ khiến cho cuộc sống hằng ngày xảy ra nhiều mâu thuẫn, cơm không lành, canh không ngọt.
“Giờ anh em tôi chỉ có thể động viên về mặt tinh thần, tranh thủ hỗ trợ chăm sóc cho Toàn (tên cha của Linh-PV), chứ không còn khả năng giúp đỡ về tiền bạc. Thương bé Linh một mình gánh vác mà tuổi già sức yếu nên không biết phải làm sao”, bà Liên buồn bã.
Mỗi ngày Linh đều phải lo nghĩ tiền điều trị sắp tới cho cha, tiền thuốc men, tã, sữa... Và còn khoản nợ 20 triệu đã vay nhiều năm trước, do không có tiền trả nên lãi tiếp tục bị nhập vào với tiền gốc.
Giấc ngủ của cô gái trẻ trở nên khó an yên. Niềm khao khát của Linh thường hiển hiện trong những giấc mơ. Hình ảnh mẹ khỏe mạnh tươi cười, đưa tay vuốt mái tóc em. Cả gia đình 6 người quây quần bên bữa cơm nóng hổi... Tỉnh dậy trong bóng đêm, nước mắt Linh thường ướt đẫm gối.
Khánh Hòa - Bảo Ngọc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Em Liêu Cẩm Linh (hoặc liên hệ qua bà Liêu Say Liên); Địa chỉ: Ấp Sông Xoài 2, xã Sông Xoài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; SĐT: 0967655006 hoặc 0905395317 (bà Liên). 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.286(Liêu Cẩm Linh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. |

Cha mù loà, hỏng chân, mẹ ung thư, con công nhân lo không nổi
Cuối năm 2016, anh Đoàn bị tai nạn giao thông, hỏng một bên mắt và bị nhiều tổn thương. Năm 2019, anh tiếp tục bị hoại tử hỏm xương đùi 2 bên, còn chưa điều trị khỏi thì vợ anh phát hiện mắc căn bệnh ung thư vú.
" alt="Mơ thấy 'mẹ bình thường', cô gái trẻ trào nước mắt"/>
Mơ thấy 'mẹ bình thường', cô gái trẻ trào nước mắt
- Bị cha mẹ tịch thu điện thoại, cậu bé 14 tuổi bị co giật, ảo giác khi luôn nghe tiếng thúc giục bên tai “mày phải chơi đi”.
Hình ảnh cả nhóm ngồi với nhau nhưng không nói chuyện, mỗi người cầm một chiếc điện thoại lướt web đã thành thói quen phổ biến hiện nay.
TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai chia sẻ, mới đây vừa điều trị cho một trường hợp 14 tuổi nghiện Facebook nặng.
Cậu bé 14 tuổi được gia đình đưa vào viện trong tình trạng co giật. Bố mẹ bệnh nhân cho biết, con trai cứ đi học về là lao vào điện thoại, nằm trong phòng lướt Facebook. Ngay cả lúc ăn hay đi vệ sinh cũng ôm điện thoại theo để nhắn tin, mỗi ngày hơn 10 tiếng.
 |
Ngày càng nhiều người "nghiện" Facebook |
Thấy vậy, phụ huynh đã tịch thu điện thoại. Ngay sau đó cháu bé thu hẹp lại và bắt đầu co giật.
“Khi khám, tôi phát hiện cháu bé còn bị hoang tưởng ảo giác. Cháu kể cứ vào chạng vạng tối, luôn có tiếng nói bên tai, lúc giọng đàn ông, lúc giọng phụ nữ thúc giục ‘mày phải chơi đi’”, TS Phương chia sẻ.
BS sau đó phải chỉ định dùng thuốc loạn thận, tình trạng ảo giác của bệnh nhi sau đó hết, thời gian sử dụng Facebook giảm dần.
Nghiện mạng xã hội đến trầm cảm
BS Lê Thu Hà, Trưởng phòng điều trị nghiện chất cũng chia sẻ thêm về một trường hợp nam sinh viên 20 tuổi từ BV khác chuyển đến vì cha mẹ lo mắc trầm cảm sau khi bị đuổi học.
“Tiến hành test chẩn đoán, phát hiện cậu này bị trầm cảm thứ phát, mức độ nhẹ do nghiện mạng xã hội”, BS Hà nói.
Theo người nhà, từ khi còn học cấp 3 cậu thanh niên này đã được sử dụng máy tính bảng. Đến khi đỗ ĐH trên Hà Nội, bố mẹ đầu tư thêm một chiếc laptop. Cứ thế, một ngày dành 8-10 tiếng ở trên Facebook, bỏ cả lên lớp, học hành sa sút nên bị nhà trường đuổi học.
Khi về quê, cứ 5-6h chiều, cậu lại bỏ sang ngôi nhà hoang của hàng xóm ngồi lặng lẽ mấy tiếng đồng hồ.
BS sau đó đã tư vấn gia đình “tạo công ăn việc làm” cho con trai bằng cách bắt đi làm ruộng, cứ chiều đến phải phụ mẹ nấu cơm. Sau hơn 1 tháng áp dụng, bệnh nhân đã hết “nghiện”.
Nghiện Facebook mức độ nào phải đến BV kiểm tra?
TS Phương cho biết, đến nay Viện chưa tiếp nhận trường hợp nghiện Facebook riêng lẻ, tuy nhiên từ những bệnh nhân nhập viện, nhận thấy có mối liên quan giữa rối loạn tâm thần và Facebook.
Khác với nghiện game thường rơi vào lứa tuổi trẻ, nghiện Facebook có thể rơi vào bất cứ đối tượng nào không phân biệt nam, nữ, già, trẻ.
 |
TS Nguyễn Doãn Phương |
Theo BS Hà, hầu hết người nghiện Facebook sẽ ngày càng gia tăng thời gian, mức độ sử dụng, xao nhãng tất cả những thú vui trước đây, làm ảnh hưởng đến công việc, học tập, duy trì các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè ngoài đời thực, thậm chí không quan tâm đến sức khoẻ bản thân.
“Vấn đề hay gặp nhất là rối loạn giấc ngủ, hay cày đêm ngủ ngày. Đây là tiền đề phát sinh những rối loạn tâm thần tiềm tàng,”, BS Hà phân tích.
Đến nay, chưa có loại thuốc nào chữa nghiện Facebook, mà chỉ dùng các can thiệp về tâm lý để bệnh nhân xóa Facebook, ngừng sử dụng Facebook, kiểm soát thời gian sử dụng. Hàng ngày, bệnh nhân có thể ghi lại lượng thời gian vào Facebook để theo dõi.
Với trẻ nhỏ, che mẹ cần giúp có thêm nhiều sân chơi, hoạt động tập thể, ngoài trời để trẻ không bị cuốn vào thế giới ảo.
Giám đốc Viện tâm thần, BV Bạch Mai khuyến cáo, khi thấy bản thân, con cái có những dấu hiệu đặc trưng sau thì cần đưa đến BV để kiểm tra:
- Đã cố gắng cắt giảm việc sử dụng Facebook nhưng không thành công. Cảm thấy có sự thúc giục sử dụng ngày càng nhiều
- Bạn, con em bạn trở nên bồn chồn hoặc gặp rắc rối nếu bị cấm sử dụng Facebook.
- Sử dụng Facebook rất nhiều, đến nỗi làm tác động tiêu cực đến công việc, học tập.
Việc dùng thuốc chỉ áp dụng với những bệnh nhân có các bệnh đồng diễn khác như đang điều trị HIV, viêm gan B... hoặc xuất hiện hậu quả của nghiện Facebook như mất ngủ, trầm cảm...

Trầm cảm sau sinh, bà mẹ trẻ còn 24kg định tự sát
Sau khi sinh con thứ 2, bà mẹ trẻ không ăn, không ngủ khiến cân nặng sụt từ 57kg xuống còn 24kg trong vòng 5 tháng.
" alt="Bé 14 tuổi vào viện tâm thần vì nghiện nặng Facebook"/>
Bé 14 tuổi vào viện tâm thần vì nghiện nặng Facebook