Những người có làn da nhạy cảm và do đó hay phải chịu chứng dị ứng nên cẩn thận với các thiết bị công nghệ như ĐTDĐ,ĐTDĐiPodcóthểgâydịứgia do máy nghe nhạc iPod và các thiết bị hỗ trợ cá nhân khác, theo Tiến sỹ Todd Rosengart của trang web Vitals (www.vitals.com) - một trang web chuyên về tư vấn, chăm sóc sức khoẻ của Mỹ
“Ngoài các nguyên nhân gây dị ứng thường thấy như phấn hoa, lông động vật, các thiết bị công nghệ cũng có thể gây dị ứng”, tiến sỹ Todd Rosengart, giáo sư tại trường Đại học Stony Brook và là Tư vấn trưởng về y tế của viện MDX Medical, tổ chức đã sáng lập ra trang web Vitals, cho biết.
Trong lần xuất hiện này, H’Hnie không còn giữ bộ tóc ngắn cá tính, đã biến hóa bộ tóc dài mượt để phù hợp với trang phục phù dâu. Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam nổi bật trong bộ váy xẻ cao thanh lịch, quyến rũ. H’Hnie cũng tiết lộ về kế hoạch nuôi tóc dài và mong muốn được khán giả ủng hộ.
Sau Miss Universe, H’Hen Niê vẫn giữ mối quan hệ thân thiết với dàn thí sinh cũ. Dù chỉ có cơ hội gặp gỡ và làm việc với nhau trong vòng 1 tháng, nhưng 5 cô gái vẫn luôn giữ liên lạc, trò chuyện khi có cơ hội. Trước khi hội ngộ Trung Quốc và Hoa hậu Hoàn vũ Indonesia tại đám cưới của Ning. H'Hen Niê cũng đã có dịp gặp gỡ Sarah Rose Summer, Catriona Gray (Hoa hậu Hoàn vũ Philippines), Francesca Hung (Hoa hậu Hoàn vũ Úc) ...
H'Hen Niê trong mái tóc dài "lạ mắt" rạng rỡ giữa dàn phù dâu của Ning. Sự xuất hiện của cô cùng dàn người đẹp là một điểm nổi bật, gây nhiều sự chú ý trong đám cưới. Quay trở lại Thái Lan lần này, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam cũng không giấu khỏi xúc động khi những kỷ niệm cũ ùa về.
Hội chị em cũng không quên tạo dáng nhí nhảnh trong lúc chờ di chuyển ra địa điểm tổ chức hôn lễ. Đây là một trong những dịp hiếm hoi để những cô gái xinh đẹp có thể hội gặp gỡ, hội tụ sau những lịch trình công việc dày đặc.
Cả 4 cũng không quên chụp những bức hình kỷ niệm cho ngày trọng đại của cô bạn xinh đẹp. Tình bạn bền vững của các cô hoa hậu sau khi cuộc thi kết thúc cũng khiến nhiều khán giả ngưỡng mộ.
Trước khi tham dự lễ cưới, H'Hen Niê cùng những người bạn xinh đẹp của mình cùng nhau diện đồ trắng dạo phố Bangkok.
Ning Sophida là đại diện của Thái Lan tại Hoa hậu Hoàn vũ 2018. Cô và H’Hen Niê đã trở thành những người bạn thân thiết, thường xuyên chụp ảnh cùng nhau khi tham dự tại đấu trường sắc đẹp này.
Hoa hậu Ning Sophida chọn cho mình bộ váy cưới thanh lịch, hạnh phúc bên chồng trong ngày trọng đại. Ông xã của cô là Trinupab Jiratritarn - một doanh nhân thành đạt về thời trang.
Ning được bạn trai ngỏ lời đúng dịp lễ tình nhân năm nay bằng lễ cầu hôn ngọt ngào, xúc động, trước sự chứng kiến của bạn bè.
Phương Nguyễn
H'Hen Niê: Khi yêu tôi rất trẻ con, làm bạn trai khổ tâm
- Tham gia chương trình Quán ăn hạnh phúc, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 H’Hen Niê lần đầu tiết lộ về mối tình đầu cũng như người bạn trai của mình.
" alt="H'Hen Niê làm phù dâu trong đám cưới Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan"/>
Điều gây bất ngờ hơn cả là sau khi có kết quả, điểm chuẩn nhiều trường đại học năm nay trở nên cao kỷ lục. Thậm chí có những ngành, mức điểm chuẩn vượt hơn cả điểm số tuyệt đối tối đa của 3 môn (10 điểm/môn), lên tới 30,5 điểm. Mức điểm chuẩn năm nay ở một số ngành còn tăng vọt lên 2-4, thậm chí là 7 điểm so với năm trước.
Nhiều nghịch lý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH này đã tốn khá nhiều giấy mực để mổ xẻ trong tuần qua như: Đạt 30 điểm, chưa chắc đã đỗ; Điểm thi cao hơn điểm chuẩn, vẫn trượt như thường (vì tiêu chí phụ)…
Nhiều vấn đề đặt ra từ kỳ thi và việc xét tuyển như: Đề thi có dễ, Cơ chế điểm cộng có thực sự hợp lý? Học sinh thủ đô thiệt thòi hơn học sinh các tỉnh? Hình thức trắc nghiệm có thực sự phù hợp? Hay như việc tuyển sinh có được tuyển đúng đối tượng, có năng lực, có đam mê ngành nghề đã chọn..
Những hiện tượng này được nhìn nhận và nên điều chỉnh thế nào trong tương lai? Đây là điều đang được học sinh, các bậc phụ huynh và cả xã hội quan tâm rất lớn.
Với nhiều băn khoăn đó, VietNamNet tổ chức Bàn tròn trực tuyến với chủ đề : “Thấy gì từ kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học 2017?"
Chương trình đã phát trực tiếp lúc 14h15p chiều nay 4/8 và livestream qua fanpage Vietnamnet, với sự tham gia của 3 khách mời:
- Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT.
- TS Phạm Thu Hương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương.
Nhiều câu hỏi của bạn đọc đã gửi về email chương trình [email protected] và đã được các khách mời giải đáp đầy đủ.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT
TS Phạm Thu Hương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương (bên trái) và nhà báo Phạm Huyền
Bạn đọc Nguyễn Hương gửi băn khoăn qua fanpage Vietnamnet.vn: “Việc cộng điểm khu vực vào điểm thi quá cao không đánh giá đúng năng lực học sinh. Vậy Bộ Giáo dục có gì thay đổi và bao giờ sẽ thay đổi? Con tôi ở Hà Nội rất thiệt thòi so với các bạn được cộng đến 3 điểm thi đại học. Trong thời buổi thi trắc nghiệm chênh nhau có từng 0 phẩy nho nhỏ thì 3 điểm là quá nhiều”.
Bạn đọc Giang Trà đặt vấn đề: “Liệu có nên bỏ thi trắc nghiệm?” Bạn đọc Khánh Lương đưa ra băn khoăn: “Trường hợp điểm thi của thí sinh đạt tuyệt đối 30đ/30 mà vẫn trượt nguyện vọng 1 thì thí sinh có thể kiện trường được không, vì thí sinh đủ tất cả các điều kiện mà trước khi thi nhà trường đặt ra?”
Nhiều trường hợp cụ thể cũng được các bạn đọc gửi đến như bạn đọc Lê Bá Ích cho biết: “Điều nghịch lý là thí sinh đạt điểm thi 29,35 thì rớt, trong khi thí sinh khác đạt 29,15 thì đỗ, khi thi vào ngành bác sĩ đa khoa ĐHYD TP.HCM, do điểm của các thí sinh trên đều làm tròn là 29,25. Và tiêu chí phụ đầu tiên nhà trường quy định là môn tiếng Anh . Do đó, điểm thấp hơn nhưng môn tiếng Anh cao hơn thì đỗ”.
Với thực tế này, bạn đọc Ích hỏi: “Tại sao chúng ta không để nguyên điểm mà phải làm tròn? Tại sao tiêu chí phụ không chọn là môn Văn thay cho môn tiếng Anh, như có lần Bộ trưởng Bộ Y tế có nhận định: học sinh học tốt môn văn giàu lòng trắc ẩn, cảm thông sâu sắc trước nỗi đau của người bệnh. Từ đó, chăm sóc và điều trị bệnh nhân tốt hơn?
Một bạn đọc khác tên Đỗ Đức Việt cũng đề nghị các khách mời giải thích: “Kết quả thi: 28 điểm (Toán 9.5 Lý 9 Hóa 9, Ưu tiên 0.5). Nguyện vọng 1 là ĐH Dược Hà Nội hiện không đạt. Nguyện Vọng 2 là ĐH Ngoại thương đạt. Yêu cầu đăng ký nhập học chậm nhất 7/8/2017. Vậy nếu đã đăng ký ĐH Ngoại thương, nhưng sau ngày 7/8/2017 ĐH Dược hạ điểm chuẩn thì em có được đăng ký nhập học ĐH Dược không? Thủ tục như thế nào?”…
Ngoài ra chương trình cũng nhận được rất nhiều chia sẻ của bạn đọc về tính minh bạch, chuẩn mực của kỳ thi năm nay như bạn đọc Trương Văn Thành bình luận: “Tôi thấy rằng, trong mấy năm qua vấn đề đổi mới giáo dục có rất nhiều vấn đề, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng có vẻ như nó chưa sát với thực tế cuộc sống mà cứ nặng trên lý thuyết. Nền giáo dục đào tạo có quá nhiều vấn đề phải cải tổ sâu, đặc biệt là tuyển sinh vào ĐH Như kỳ thi vừa rồi, điểm sàn đầu vào quá cao. Do đâu, trước hết theo tôi là việc thiết kế đề thi chưa ổn, đề thi hoàn toàn là trắc nghiệm khi việc coi thi chưa được chuyên nghiệp là điều quá nguy hiểm. Ví dụ như bài tự luận, khi các em nhìn bài nhau thì thời gian rất lâu. Nhưng với trắc nghiệm khi hỏi bài hoặc nhìn bài thì rất nhanh, chưa nói là đánh bừa may rủi. Như vậy sẽ dẫn đến điểm của thí sinh rất ảo, dẫn đến hệ lụy sau này sinh viên chật lượng không thực chat.
“Vậy xin các khách mời cho biết Bộ Giáo dục ĐT đã có họp để nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này chưa và làm thế nào để nâng cao toàn diện chất lượng GD ĐT đặc biệt là trong vấn đề thi tuyển?”, bạn đọc Trương Văn Thành hỏi.
Mời bạn đọc cùng xem lại những chia sẻ của các vị khách tại video sau:
VietNamNet
Thủ tướng: Kỳ thi THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng được tổ chức tốt" alt="Mời tham gia trực tuyến “Thấy gì từ biến động xét tuyển đại học?”"/>