NCS muốn bảo vệ luận án tiến sĩ buộc phải có bài báo khoa học quốc tế.
"Lâu nay chúng ta chưa quan tâm chuyện này. Chỉ có công bố trong nước và vài báo cáo tại các hội nghị do đó mới chỉ đánh giá được trong nước. Muốn vươn ra thế giới, hội nhập thì phải công bố quốc tế" - Thứ trưởng Ga cho hay.
Chia sẻ quan điểm này, GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐHQGHN cho rằng, hiện nay, theo quy định thì các NCS chỉ cần có 2 bài báo đăng tải trên các tạp chí được Hội đồng Chức danh GS Nhà nước công nhận là "đạt yêu cầu" tiến sĩ.
"Có những NCS có 7 bài báo nhưng đều là các bài tại các hội nghị nhưng hội đồng vẫn cho bảo vệ vì có 2 hội nghị là hội nghị cấp quốc gia được HĐCDGSNN công nhận" - ông Đức nói.
GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký HĐCDGSNN cho biết, theo kinh nghiệm nước ngoài, trong quá trình làm nghiên cứu sinh và được cấp bằng tiến sĩ thì dứt khoát phải có phát minh, phải tạo ra cái mới dù ở mức độ khác nhau.
"Ở Đông Âu muón bảo vệ luận án tiến sĩ về KHCN thì ít nhất phải có 2 bài ISI" - GS Nhung nói.
Do đó, theo GS Nhung, NCS muốn bảo vệ luận án tiến sĩ phải có công bố quốc tế. Các ngành Khoa học tự nhiên và công nghệ thì ít nhất phải có 2 bài báo quốc tế ISI. Các ngành KHXH thì không thể cứng nhắc như vậy được nhưng có thể có ít nhất 1 bài.
"Tôi thấy KHXH ở các nước cũng đòi hỏi bài báo khoa học ghê gớm lắm. Tiến tới các ngành KHXH của chúng ta cũng phải đăng 1 bài bằng tiếng Anh trên các diễn đàn, tạp chí uy tín thế giới. Chẳng hạn như nghiên cứu về giáo dục, kinh tế thì phải đăng trên tạp chí quốc tế" - GS Nhung nói.
GS Nguyễn Đình Đức cũng khẳng định, ở nước ngoài, các ngành như tâm lý và KHXH&NV cũng phải có đủ 2 công bố quốc tế. Vì thế, NCS trong các ngành KHXH&NV sẽ khó hơn, thời gian làm tiến sĩ có thể dài hơn. Tuy nhiên, theo GS Đức, đây là cách từng bước để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, sắp tới, việc quy định số lượng bài báo công bố quốc tế của NCS sẽ có dải từ thấp đến cao chứ không phải yêu cầu cứng với tất cả các lĩnh vực.
"KHTN thì dễ công bố bài báo quốc tế hơn là KHXH, Khoa học Kỹ thuật và các lĩnh vực khác. Do vậy sẽ có những quy định cho phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam" - Thứ trưởng Ga cho hay.
"Với những ngành, lĩnh vực đăng trên tạp chí nước ngoài khó thì phải đăng tạp chí trong nước nhưng khuyến khích đăng trên các tạp chí bằng tiếng nước ngoài".
..." alt="Muốn bảo vệ tiến sĩ phải có công bố khoa học quốc tế" />Muốn bảo vệ tiến sĩ phải có công bố khoa học quốc tế
Tòa nhà 8B Lê Trực đã hoàn thành xử lý giai đoạn một là “cắt ngọn” tầng 19.
“Việc này đã xâm hại tới quyền lợi chính đáng, quyền lợi của người mua nhà và của doanh nghiệp. Về trách nhiệm với khách hàng, chủ đầu tư là người phải chịu trách nhiệm, chúng tôi đã làm hết sức. Bất đắc dĩ chúng tôi đã phải gửi hồ sơ khởi kiện tại tòa TP Hà Nội” – ông Hùng nói.
Theo vị đại diện chủ đầu tư, công trình 8B Lê Trực được xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 do UBND TP Hà Nội phê duyệt. Công trình thuộc đối tượng không phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
Về việc cưỡng chế phá dỡ, chủ đầu tư cho rằng, việc cưỡng chế phá dỡ đã không căn cứ vào quy hoạch chi tiết mà chỉ căn cứ riêng vào giấy phép xây dựng số 11/GPXD-SXD (ngày 24/3/2014) là không đúng quy định pháp luật. Trong khi giấy phép này không đúng quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được UBND TP phê duyệt và Tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam về nhà ở cao tầng.
Khi được hỏi thời điểm được cấp giấy phép xây dựng (2014), chủ đầu tư cho rằng giấy phép đó không đúng với quy hoạch chi tiết phía doanh nghiệp có phản hồi gì không? LS Lê Văn Thiệp - VP Luật sư Toàn cầu, đơn vị bảo trợ cho Cty CP May Lê Trực cho hay: từ thời điểm năm 2014 là liên tục không có thay đổi gì, không có khiếu nại gì.
Đồng thời, chủ đầu tư cũng cho rằng việc phá dỡ giật cấp ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết cấu chịu lực và tuổi thọ công trình và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo dừng việc phá dỡ công trình giai đoạn 2.
UBND phường Điện Biên sẽ khóa cổng dự án
Liên quan đến dự án này, trong một diễn biến khác, ngày 17/8 vừa qua, UBND phường Điện Biên, quận Ba Đình (Hà Nội) đã có văn bản gửi Công ty CP may Lê Trực thông báo sẽ khóa cổng công trình 8B Lê Trực để bản đảm an ninh trật tự tại đây.
Nêu tại văn bản này, UBND phường Điện Biên cho biết, trong những ngày gần đây, ở phía mặt trước tòa nhà 8B Lê Trực phần giáp mặt phố Trần Phú kéo dài xuất hiện lực lượng tự xưng là người mua căn hộ tại tòa nhà 8B Lê Trực có tập kết các xe ba gác và treo băng rôn kêu cứu đề nghị trả lại nhà tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trật tự khu vực trên.
“Để đảm bảo chặt chẽ trong việc kiểm soát người ra vào công trình xây dựng tại số 8B Lê Trực, tại cổng chính tòa nhà 8B Lê Trực phía giáp mặt phố Trần Phú kéo dài, UBND phường Điện Biên sẽ tiến hành khóa cổng đồng thời giao cho Công ty cổ phần May Lê Trực giữ 1 chìa khóa, UBND phường giữ một chìa khóa” – văn bản nêu.
Nêu ý kiến về văn bản này, luật sư đơn vị bảo trợ cho Cty CP May Lê Trực cho rằng việc UBND phường ra văn bản như vậy là không đúng luật và đã có kiến nghị về vấn đề này.
Trước đó, tại phiên chất vấn của Thường vụ Quốc hội về quản lý xây dựng, đô thị (16/8), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung Hà Nội thông tin, Hà Nội đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng trong xử lý sai phạm tại nhà 8B Lê Trực và đến nay đã hoàn thành xử lý giai đoạn một là “cắt ngọn” tầng 19.
Với giai đoạn 2, xử lý việc giật cấp công trình theo đúng giấy phép xây dựng, ông Chung nói, thành phố và chủ đầu tư đang trình Bộ Xây dựng phương án kỹ thuật xem có đảm bảo an toàn hay không, nếu không thì chuẩn bị phương án khác đặt vấn đề an toàn cho toà nhà, cho người dân sau này ở đó.
Sáng ngày 30/8, trao đổi với PV VietNamNet, ông Lê Vinh, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết liên quan đến dự án 8B Lê Trực về phía cơ quan nhà nước đã có các kết luận. Hiện cơ quan chức năng đang thực hiện theo các kết luận thanh tra. Chủ đầu tư có phát biểu đó là việc của họ. Trong khi đó, một lãnh đạo của Sở Xây dựng cũng cho biết có nhận được thông tin chủ đầu tư đã gửi đơn kiện chính quyền ra Tòa án nhân dân TP Hà Nội và tòa đang thụ lý nên sẽ không bình luận thêm gì về vụ việc này và sẽ chờ phán quyết của tòa. Lãnh đạo UBND quận Ba Đình cũng cho rằng vấn đề đó là quyền của chủ đầu tư.
Hồng Khanh
Vụ nhà 8B Lê Trực: Bí thư Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm
Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu quận Ba Đình xử lý nghiêm, dứt điểm các sai phạm về trật tự xây dựng còn tồn đọng, nhất là sai phạm tại công trình số 8B Lê Trực, 146 Quán Thánh.
" alt="Nhà 8B Lê Trực UBND phường Điện Biên sẽ khóa cổng dự án" />
...[详细]
Dự thu và chi khoản vận động phụ huynh cho cơ sở vật chất một trường THPT ở Sài Gòn trước khi phải dừng thi do bị phụ huynh phản đối.
Sau đó, cô sử dụng bảng tương tác cho phụ huynh xem thử. Ví dụ như học chữ “c” thì có từ “con cá” hay “quả cam”, trên màn hình ngay lập tức có chữ cái, hình ảnh minh hoạ.
“Xem cô trình diễn xong rồi, phụ huynh nào còn lòng dạ nghĩ tới chuyện học chay nữa. Khi hội trưởng phụ huynh đề xuất đóng góp để mua bảng mới, duy nhất một người đứng dậy có ý kiến không thực sự đồng tình. Nhưng chưa kịp nói xong nhiều phụ huynh khác đã gạt đi. Và kết quả với loại bảng dự mua gần 90 triệu đồng thuộc diện cao cấp trên thị trường, hội phụ huynh “bổ đầu” phụ huynh mỗi học sinh 3 triệu”.
Tuy nhiên, chị Lan cũng cho rằng khoản “đầu tư” này không đến nỗi vô lý, bởi chiếc bảng sẽ được sử dụng trong cả 5 năm tiểu học. “Các con được học vui vẻ, sinh động hơn thì đóng ngần đấy tiền cũng được, nhưng cũng tội cho gia đình nào không có điều kiện mà không dám từ chối vì ngại.
Kể lại cuộc họp phụ huynh diễn ra trong tuần vừa qua của cậu con trai học lớp 8, chị Thủy Ngân ở Thủ Đức, TP.HCM cho hay với những nội dung không liên quan tới tài chính, cô giáo chủ nhiệm của con nói đơn giản: “Phụ huynh xem số tiền phải đóng được trường thông báo ở bảng tin. Đóng bao nhiêu, khoản nào, đóng ra sao được công khai ở đấy. Giáo viên chủ nhiệm không xin của phụ huynh đồng nào, lớp mình cũng không thu quỹ lớp”.
Phổ biến rồi, cô giáo nói phần của mình đã xong, giờ là thời gian của phụ huynh.
Sau đó, hội trưởng phụ huynh lớp lên công khai các khoản thu, chi của hội năm ngoái. Và cuối cùng là “xin cho năm nay”.
“Nào là các dịp sẽ phải chi như Trung thu, ngày 20/11, Tết nguyên đán, khen thưởng... Phụ huynh đóng bao nhiêu là tự nguyện. Còn nữa, có mấy bồn nước đã hỏng, trường muốn thay mới, mong phụ huynh đóng hỗ trợ” - người “đại diện cho cha mẹ học sinh” liệt kê các khoản cần sự “tự nguyện”.
Theo chị Ngân, chị hội trưởng nói mà ngượng ngùng. May là phụ huynh của lớp đều hiểu nên mọi người vẫn vui vẻ đóng góp.
Thế nhưng, cũng có những khoản “tự nguyện” được đưa ra mà phụ huynh không thể hiểu nổi. Ví dụ như mới đây trên mạng xã hội xôn xao về khoản “trực đánh trống và vệ sinh” ở Trường THCS Lê Quý Đôn (xã Đăk Djrăng, Gia Lai). Theo phản ánh của phụ huynh có con học tại trường, trong cuộc họp đầu năm học, hội phụ huynh đã đưa ra khoản thu nói trên với mức thu 150 nghìn đồng/ học sinh.
Hay một phụ huynh ở Thanh Hoá đã lên mạng xã hội than thở về việc phải “tự nguyện trên tinh thần bắt buộc” khoản tiền vệ sinh trường 100 nghìn đồng và vệ sinh lớp 70 nghìn đồng...
Những người ‘ở thế khó’
Vì ngại ngùng, nhiều phụ huynh cho hay họ từng từ chối khéo khi được giáo viên chủ nhiệm mời làm hội trưởng.
Chị Thuỷ Ngân kể năm ngoái, trước khi diễn ra buổi họp phụ huynh đầu năm, chị nhận được tin nhắn của giáo viên chủ nhiệm.
“Cô giáo hỏi tôi có thể làm hội trưởng phụ huynh lớp giúp cô được không? Biết là cô giáo tín nhiệm và gửi gắm, nhưng tôi vẫn nhắn tin từ chối” - chị Ngân kể.
Sở dĩ chị có câu trả lời có thể khiến cô chủ nhiệm mất lòng bởi trước đó, khi con học tiểu học, có năm chị đã từng trong Ban đại diện phụ huynh của lớp.
“Vậy nên, tôi hiểu được thế khó của công việc này. Thú thực, nếu hiệu trưởng, ban giám hiệu nhà trường không nêu ra cái này cái kia thì hội trưởng của trường chả việc gì phải truyền lại cho chi hội trưởng lớp. Rồi chi hội lớp lại phải đứng ra kêu gọi, van nài phụ huynh. Đi xin tiền rất mệt lại còn bị chửi nữa. Nhiều phụ huynh đóng tiền mà cũng nhìn mình với ánh mắt dò xét” - chị Ngân nói.
Tin nhắn xin ý kiến đóng góp đầu năm trong một nhóm phụ huynh lớp 1 ở TP.HCM
Anh Phan Đạt, một phụ huynh ở Gò Vấp, TP.HCM cũng công nhận nhiều hội phụ huynh đang bị làm khó. Bởi rất nhiều khoản thu, nhà trường không hề ra mặt nhưng có gợi ý thông qua giáo viên chủ nhiệm. Do đó, nếu đối chiếu theo quy định thì nhà trường sẽ không bị sai.
“Những khoản chi của hội như thưởng cho học sinh, ủng hộ học sinh nghèo... thì không nói, chứ phụ huynh phải chi cả tiền đổ rác, tiền hoa trước cửa lớp, chi tiền màn cửa... thì kỳ quá.
Thực ra, các khoản này không phải trường nào cũng vậy, có trường chi nhưng cũng có trường không.
Việc này tuỳ thuộc vào hiệu trưởng. Hiệu trưởng có uy và không thích bày vẽ, chính trực thì hội phụ huynh nhẹ nhàng. Ngược lại Hiệu trưởng, và cả giáo viên chủ nhiệm nữa, mà thích bày vẽ, nhờ vả thì hội phụ huynh rất cực” - anh Đạt nói.
Sau khi thuyết phục được phụ huynh trong lớp về chủ trương mua sắm, ban phụ huynh còn phải đi khảo sát xem ở đâu bán rẻ, rồi lấy báo giá để trình bày với các bố, các mẹ. Thế nhưng, họ vẫn luôn gặp những ánh mắt nghi kị hoặc nói vào nói ra của một số phụ huynh khác.
Với nhiều phụ huynh khác, mặc dù không đồng ý với một số khoản thu, nhưng họ rất ngại lên tiếng vì dễ trở nên lạc lõng. "Nói gì thì nói, nếu phản ứng mà chẳng may cô giáo biết lại để ý đến con mình thì không hay. Ai cũng bảo là có gì cứ trao đổi thẳng thắn, nhưng tâm lý của bọn mình đều rất ngại, nên đành đóng cho xong" - chị Mai, một phụ huynh có con học lớp 6 ở Quận 3 chia sẻ.
Thế nên, chị Mai bảo chả lạ khi mà năm nào cũng vậy, cứ đầu năm là trên mạng xã hội và trong các nhóm phụ huynh lại xảy ra không ít tranh cãi về tiền nong. Có người tranh cãi gay gắt, song cũng có kiểu ngầm rỉ tai nói xấu nhau, bằng mặt mà không bằng lòng...
Chi Mai - Hoàng Văn
Dậy sóng vì tiền quỹ đầu năm, phụ huynh mong được 'tự nguyện' đúng nghĩa
Bài viết phản ánh nỗi niềm của phụ huynh trong “mùa” thu tiền tự nguyện đầu năm học mới đã tiếp tục nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc.
" alt="Những khoản thu tự nguyện khiến phụ huynh chẳng thế chối từ" />
...[详细]