Bất chấp những khó khăn trong thời chiến, ông theo học và chứng tỏ năng lực xuất sắc tại Đại học Y Bắc Kinh (nay là Trung tâm Khoa học Y tế thuộc Đại học Bắc Kinh). Ngoài niềm đam mê y học, nam sinh còn rất thích môn thể dục và lập kỷ lục quốc gia môn vượt rào tại Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ nhất. Đội tuyển quốc gia Trung Quốc đã mời Nam Sơn tham gia huấn luyện nhưng ông vẫn quyết định ở lại trường.
Năm 1960, chàng trai trẻ Nam Sơn tốt nghiệp, bắt đầu một hành trình mà không ngờ sẽ định hình lại nền y tế cộng đồng ở Trung Quốc. Khoảng thời gian đầu, ông dạy y và biên tập tờ báo của trường cho đến khi được chuyển về Bệnh viện trực thuộc Trường Cao đẳng Y tế Quảng Châu vào năm 1971.
Để hoàn thiện bản thân và học hỏi công nghệ y tế tiên tiến của nước ngoài, bác sĩ Chung Nam Sơn đã nỗ lực giành được cơ hội học tập tại Vương quốc Anh. Sau khi trở về Trung Quốc, ông nhanh chóng tham gia tuyến đầu, nghiên cứu y học lâm sàng và được bầu làm viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc vào tháng 5/1996.
Gần 90 tuổi dấn thân tiên phong giữa ‘bão lửa’
Năm 2003, khi thế giới vật lộn với sự bùng phát của Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), ở tuổi gần 70, Tiến sĩ Nam Sơn tiên phong lên tuyến đầu trong các nỗ lực ứng phó của Trung Quốc. Với chuyên môn sâu về các bệnh đường hô hấp và dịch tễ học truyền nhiễm, ông đóng vai trò then chốt trong việc xác định loại virus Corona mới gây ra đợt bùng phát và thực hiện các biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Câu nói quen thuộc của ông: “Hãy gửi những bệnh nhân nguy kịch nhất đến cho tôi” hay “SARS không khủng khiếp, có thể phòng ngừa và chữa khỏi” đã trấn an hàng triệu người đang hoảng loạn lúc bấy giờ, theo Nhân dân Nhật báo.
Những hành động quyết đoán và khả năng lãnh đạo kiên định của Chung Nam Sơn được nhận định là công cụ giúp ngăn chặn sự lây lan của virus và giảm thiểu tác động của dịch bệnh. Những nỗ lực của vị tiến sĩ cuối cùng đã đẩy lùi được dịch bệnh, cứu được hàng trăm triệu người và khiến ông được ca ngợi như một vị anh hùng của Trung Quốc.
Đầu năm 2020, khi làn sóng virus corona mới bao trùm Trung Quốc, Chung Nam Sơn, khi này đã 84 tuổi, tiếp tục khoác lên mình chiếc áo blouse trắng. Ông giữ chức vụ lãnh đạo nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế Quốc gia và gia nhập tiền tuyến của chiến trường chống dịch tại Vũ Hán.
Tiến hành nghiên cứu truy xuất nguồn gốc virus và phân lập thành công các chủng virus sống từ các mẫu lâm sàng, phân và nước tiểu. Thực hiện nghiên cứu toàn quốc đầu tiên về các đặc điểm lâm sàng của Covid-19 đã tạo cơ sở cho sự hiểu biết chính xác cũng như chẩn đoán và điều trị căn bệnh này.
Ngày 20/1/2020, trong cuộc phỏng vấn với giới truyền thông ở Bắc Kinh, Chung Nam Sơn đã tuyên bố về sự lây truyền "từ người sang người" của Covid-19, từ đó gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh trên khắp Trung Quốc, khu vực và thế giới.
Những đóng góp của bác sĩ Chung còn vượt xa lĩnh vực bệnh truyền nhiễm. Trong suốt hơn 50 năm sự nghiệp của mình, ông là tác giả của nhiều tài liệu nghiên cứu và ấn phẩm, đề cập đến nhiều chủ đề y tế và nâng cao kiến thức khoa học. Nghiên cứu tiên phong của ông về phổi và dịch tễ học không chỉ cải thiện kết quả của bệnh nhân mà còn cung cấp thông tin về các chính sách và thực tiễn y tế công cộng, định hình quỹ đạo chăm sóc sức khỏe ở Trung Quốc và thế giới. Ngoài ra, Tiến sĩ Chung còn ủng hộ nhiệt thành với các sáng kiến như các biện pháp kiểm soát thuốc lá và các chiến dịch nâng cao nhận thức về môi trường.
Ngoài công việc nghiên cứu khoa học và y học, Chung Nam Sơn vẫn duy trì thói quen tập thể dục hằng ngày. Trong thời gian dịch bệnh Covid-19, những bức ảnh ông chạy, chơi bóng rổ, nâng tạ tràn ngập trên mạng xã hội Trung Quốc. Ở tuổi 85, ông vẫn cao lớn, khỏe mạnh và tràn đầy nhiệt huyết.
Để ghi nhận những đóng góp của Chung Nam Sơn cho sự nghiệp y học hiện đại Trung Quốc, ông đã được trao tặng nhiều danh hiệu như "Công nhân tiên tiến quốc gia", “Nhà tiên phong cải cách”... Năm 2009, Tiến sĩ Chung được bình chọn là một trong "100 người đã lay chuyển Trung Quốc kể từ khi thành lập nước Trung Quốc mới".
Năm 2020, ông được Chủ tịch nước Trung Quốc tặng thưởng “Huân chương Cộng hòa” - huân chương danh dự cao nhất dành cho những cá nhân có đóng góp to lớn, lập công lao xuất sắc. Tính đến nay, chỉ có 9 cá nhân được trao tặng huân chương này và Chung Nam Sơn là đại diện duy nhất của ngành y tế nước này.
Tuệ Huy
Hàng nghìn bác sĩ nội trú, thực tập sinh đã nghỉ việc gần một tháng qua để phản đối kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh trường y. Họ cho rằng việc này sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa bác sĩ và ảnh hưởng chất lượng giáo dục cùng dịch vụ y tế.
“Ngay cả các giáo sư cũng tuyên bố sẽ từ chức tập thể trừ khi yêu cầu của họ được đáp ứng. Đây là hành vi tống tiền chống lại người dân”, ông Park nói trên YTN TV.
Sau cuộc họp vào ngày 15/3, các giáo sư từ 16 trường y đã quyết định nộp đơn từ chức hàng loạt vào ngày 25/3 nhằm tìm kiếm bước đột phá cho cuộc đình công kéo dài của các bác sĩ thực tập vẫn đang bế tắc.
Thứ trưởng Park cũng từ chối lời kêu gọi tăng thanh toán bảo hiểm y tế cho bác sĩ, đặc biệt trong những lĩnh vực thiết yếu đang thiếu nhân lực. Ông Park giải thích, cách làm đó có thể dẫn đến phí bảo hiểm y tế tăng gấp 4-5 lần.
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực tăng mạnh số lượng sinh viên y khoa để ứng phó với tình trạng dân số già đi nhanh chóng và thiếu bác sĩ ở khu vực nông thôn cùng các lĩnh vực thiết yếu như nhi khoa, cấp cứu.
Trong khi đó, các bác sĩ cho rằng việc tăng số lượng sinh viên sẽ làm suy giảm chất lượng giáo dục y tế và khiến người dân phải trả viện phí cao hơn. Họ đề xuất trước tiên cần giải quyết tình trạng lương thấp cho các bác sĩ chuyên khoa và tăng cường bảo vệ pháp lý cho nhân viên y tế gặp các sự cố khi hành nghề.
Nhưng ông Park cho biết không thể chấp nhận việc các bác sĩ từ chối điều trị bệnh nhân ngay cả khi họ lo ngại về chính sách của chính phủ. "Các giáo sư nói rằng họ sẽ không ngồi yên nếu học sinh của họ gặp bất lợi và đây là lời thách thức pháp quyền”, ông Park nói.
Trên địa bàn tỉnh đã triển khai 18 cơ sở dữ liệu của các sở, ban, ngành và địa phương. 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần. 99,98% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính. Tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng cấp tỉnh là 99,8%. Hệ thống quản lý văn bản điều hành điện tử được triển khai liên thông các sở, ngành, cơ quan, đơn vị từ cấp xã - huyện - tỉnh - trung ương...
Để đảm bảo đạt được kết quả đã đề ra về chuyển đổi số, trong 6 tháng cuối năm 2023, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các nội dung đề ra tại Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 25/02/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu. Tăng cường công tác tuyên tuyền nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị của địa phương về chuyển đổi số. Bảo đảm an toàn, bảo mật trong trao đổi dữ liệu điện tử trên môi trường mạng. Đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số trong các cơ quan nhà nước, tích hợp vào điện thoại thông minh...
Theo báo cáo kết quả triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06) trên địa bàn tỉnh Lai Châu 6 tháng đầu năm 2023, hiện nay Cổng Dịch vụ công tỉnh đã triển khai tổng số hơn 1.800 thủ tục hành chính; đã hoàn thành 25/25 dịch vụ công thiết yếu đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Lai Châu là một trong 47 địa phương hoàn thành về đích cấp 100% căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện trên địa bàn trước 41 ngày theo thời gian Bộ Công an giao…
Phát huy kết quả đạt được trong thời gian tới, các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục rà soát lại các nội dung nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số Kế hoạch 572/KH-UBND ngày 24/02/2023 của UBND tỉnh. Tiếp tục tham gia ý kiến vào dự thảo các văn bản hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển, cung cấp ứng dụng, dịch vụ số liên quan đến thông tin dân cư theo chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương. Các thành viên Tổ công tác Đề án 06 các cấp cần “nêu gương” trong việc triển khai thực hiện. Các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện tập trung, đẩy mạnh việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính...
Huy Phúc và nhóm PV, BTV" alt=""/>Lai Châu đã triển khai 18 cơ sở dữ liệu của các sở, ban, ngành và địa phương