Giáo viên hợp đồng tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng
Về điều này, UBND TP Hà Nội cho biết, ngay sau khi nhận được hướng dẫn của Bộ Nội vụ về tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng Bảo hiểm xã hội từ 2015 trở về trước, TP đã rà soát, thống kê, lập danh sách, công khai danh sách giáo viên thuộc đối tượng được xem xét tuyển dụng đặc cách trên địa bàn.
Sau khi xin ý kiến Bộ Nội vụ, UBND TP đã công bố danh sách 2.034 giáo viên hợp đồng từ đề xuất của các quận, huyện, thị xã.
TP Hà Nội cũng xác định việc tuyển dụng viên chức đối với giáo viên hợp đồng là nội dung tuyển dụng đặc cách, chưa có tiền lệ từ trước tới nay theo quy định của pháp luật. Để giải quyết dứt điểm việc tuyển dụng đối với các giáo viên hợp đồng trên, UBND TP Hà Nội đã có văn bản báo cáo xin ý kiến của Bộ Nội vụ về đối tượng và phương án xét tuyển.
Sau khi nhận được ý kiến của Bộ Nội vụ tại công văn ngày 16/4/2020, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định số 2362 ngày 9/6 phê duyệt chỉ tiêu, kế hoạch xét tuyển vào viên chức. Các nội dung tuyển dụng đặc cách cũng được xác định cụ thể.
1.998 giáo viên hợp đồng đăng ký tuyển dụng đặc cách
Về đối tượng, kỳ tuyển dụng lần này chỉ thực hiện đối với các giáo viên đã có thời gian hợp đồng lao động đóng Bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Những trường hợp này đã được kiểm tra, thống kê tại từng quận, huyện, thị xã.
Toàn TP có 5.349 chỉ tiêu giáo viên cần tuyển nhưng hiện nay có 2.034 giáo viên hợp đồng đủ điều kiện tuyển dụng đặc cách. Như vậy, TP đảm bảo mỗi thí sinh đều có ít nhất 1 chỉ tiêu để lựa chọn đăng ký.
Ngày 26/6 vừa qua, kết thúc hạn nộp hồ sơ, đã có 1.998 giáo viên hợp đồng đăng ký tuyển dụng đặc cách. Số giáo viên còn lại vì lý do cá nhân (tuổi cao, đã có công việc khác, có đơn thư khiếu nại về bằng cấp…) không đăng kí tham gia xét tuyển đợt này.
Các giáo viên hợp đồng đã đăng ký được chuyển đổi nguyện vọng 2 lần. Theo UBND TP Hà Nội, đây là sự quan tâm, tạo điều kiện tối đa của UBND để các thí sinh lựa chọn vị trí đăng ký, không phải cạnh tranh khi tham gia tuyển dụng.
UBND TP Hà Nội cho biết, về hình thức xét tuyển, theo quy định của Chính phủ, khi tuyển dụng đặc cách, các thí sinh phải tham gia sát hạch (thông qua phỏng vấn hoặc thực hành) về trình độ hiểu biết chung, về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
UBND TP quyết định lựa chọn hình thức thực hành nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo chất lượng giảng dạy của Hà Nội. Các thí sinh sẽ thực hành giảng 1 tiết học (trong tổng số 5 tiết học đã được Ban chỉ đạo tuyển dụng viên chức TP công khai hướng dẫn ôn tập toàn thành phố).
“Như vậy, về bản chất, việc tuyển dụng số giáo viên hợp đồng này là xét tuyển đặc cách, tuân thủ theo đúng quy định của Nghị định 161”, UBND TP Hà Nội cho hay.
Để ngăn chặn các tiêu cực có thể xảy ra, UBND thành phố yêu cầu các quận, huyện, thị xã triển khai nghiêm túc, minh bạch theo quy định. Đồng thời, đề nghị các tổ chức trong hệ thống chính trị và cử tri tăng cường, giám sát, theo dõi, đảm bảo cuộc tuyển dụng đạt kết quả tốt.
Thanh Hùng
“Đứng cổng trường nhìn thấy đồng nghiệp đi dạy, tôi ứa nước mắt”
- “Từng ấy năm đứng trên bục giảng, cũng đào tạo ra nhiều học trò xuất sắc, nhưng giờ đây nhiều người gọi mình là ... mất dạy”.
Điểm bài thi tính theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Điểm xét tuyển là tổng điểm thi các môn không chuyên tính hệ số 1 và điểm thi môn chuyên tính hệ số 2.
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ và hệ chuyên của Trường THPT Sơn Tây, Chu Văn An phải tham gia kỳ thi vào lớp 10 công lập với 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh như thí sinh bình thường. Sau đó, các em phải làm thêm bài thi môn chuyên vào chiều 18/7 và sáng 19/7.
Các môn chuyên thi theo hình thức tự luận; môn Ngoại ngữ chuyên thi theo hình thức kết hợp tự luận và trắc nghiệm để đánh giá kỹ năng nghe, đọc, viết.
Các trường chỉ xét tuyển đối với thí sinh đã thi đủ các bài thi theo quy định và đều đạt điểm lớn hơn 2.
Các lớp chuyên được xét tuyển độc lập nhau. Học sinh được quyền lựa chọn học một lớp chuyên theo nguyện vọng trúng tuyển (trường hợp học sinh trúng tuyển nhiều lớp chuyên).
Đề thi chuyên vào lớp 10 môn Hóa học tại Hà Nội
Sau khi hoàn thành kỳ thi vào lớp 10 hệ 'đại trà' vào ngày hôm qua, trong chiều ngày hôm nay 14/6, những thí sinh thi vào các lớp chuyên Hóa của Hà Nội đã tiếp tục làm bài thi môn chuyên của mình.
Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) đã có thông tin cụ thể như sau: "Hiện tại chính sách tiền lương và phụ cấp của nhà giáo và cán bộ quản lý thực hiện theo quy định của Chính phủ. Theo đó, các chính sách về chế độ tiền lương, trong đó có chế độ thâm niên, vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành cho đến khi có các quy định, hướng dẫn mới của Chính phủ".
Như vậy, trong thời gian chờ có hướng dẫn chính thức của Bộ về việc thực hiện chế độ tiền lương đối với nhà giáo theo Luật Giáo dục 2019, Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị các đơn vị tiếp tục thực hiện chế độ tiền lương (trong đó có chế độ phụ cấp thâm niên) đối với nhà giáo và cán bộ quản lý theo các quy định hiện hành.
Thanh Hùng
Thực hư chuyện bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo từ tháng 7
Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 đã bỏ phụ cấp thâm niên nghề ra khỏi các chế độ dành cho giáo viên. Trong khi chính sách tiền lương mới chưa được áp dụng, nhiều giáo viên lo lắng thu nhập bị giảm sút.
评论专区