Bị cáo Đỗ Thắng Hải tại tòa (Ảnh: Trịnh Nguyễn).
Bào chữa cho ông Đỗ Thắng Hải, luật sư cho rằng mức án VKS đề nghị là nghiêm khắc.
Luật sư cho rằng ông Hải phạm tội không vì mục đích vụ lợi, bị cáo cũng không ép buộc, không đề nghị bà Hạnh đưa hối lộ để cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu cho Công ty Xuyên Việt Oil.
Theo luật sư, sau khi Xuyên Việt Oil được cấp giấy phép, bà Hạnh nhiều lần xin gặp nhưng ông Hải từ chối. Về số tiền 50.000 USD, người bào chữa nói đây là quà cảm ơn, quà Tết tặng cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Luật sư cho rằng, ông Hải không có tình tiết tăng nặng và trình bày một số tình tiết giảm nhẹ như bị cáo nộp lại toàn bộ số tiền thu lợi, có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác, có nhiều đóng góp cho xã hội...
Về hoàn cảnh gia đình, luật sư cho biết, vợ và chị gái ông Hải đang bị ung thư, em trai bị tâm thần. Còn ông Hải là người cao tuổi đang mắc nhiều bệnh nặng.
Đồng thời, luật sư cho rằng có nhiều cá nhân, tổ chức có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Đỗ Thắng Hải.
Từ những phân tích, luật sư đề nghị HĐXX xem xét cho ông Hải được hưởng chính sách khoan hồng đặc biệt, tuyên miễn hình phạt. Trong trường hợp không được miễn hình phạt, luật sư xin tòa cho thân chủ của mình được hưởng mức án nhẹ nhất để sớm trở về.
Tự bào chữa, ông Đỗ Thắng Hải đồng ý với quan điểm bào chữa của luật sư. Đồng thời, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương xin HĐXX xem xét cho những đóng góp của mình cho xã hội.
Trình bày nhiều tình tiết giảm nhẹ
Hồ sơ vụ án thể hiện, bị cáo Hoàng Anh Tuấn (cựu phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công thương) đã 3 lần nhận hối lộ từ bà Mai Thị Hồng Hạnh gần 6 tỷ đồng. Người đàn ông này đã không kiểm tra đầy đủ các điều kiện, đề xuất cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu cho doanh nghiệp của bị cáo Hạnh.
Bị cáo Tuấn (bìa trái) và bị cáo Đông (Ảnh: Thỏ Mộc).
Trong phần luận tội, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Tuấn mức án 7-8 năm tù về tội Nhận hối lộ.
Bào chữa cho bị cáo Tuấn, luật sư cho rằng mức đề nghị trên đối với thân chủ của mình là quá nghiêm khắc và trình bày một số nội dung khác để đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Theo luật sư, khi phát hiện sai phạm tại Công ty Xuyên Việt Oil thì ông Hoàng Anh Tuấn đã chủ động đề xuất cấp trên thu hồi giấy phép của doanh nghiệp này. Đồng thời, người bào chữa cho rằng thân chủ mình không đòi hỏi, gợi ý bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh đưa các lợi ích vật chất.
Bên cạnh đó, luật sư trình bày bối cảnh khiến thân chủ mình có hành vi sai phạm, chịu sức ép từ cấp trên, do lỗi chủ quan. Người bào chữa cho rằng, ông Tuấn có một số tình tiết giảm nhẹ như quá trình công tác có nhiều đóng góp, được nhiều cá nhân, tổ chức xin giảm nhẹ hình phạt.
Từ những phân tích trên, luật sư đề nghị HĐXX cho thân chủ mình được hưởng chính sách khoan hồng đặc biệt và tuyên phạt mức án 4-5 năm tù.
Tự bào chữa, bị cáo Tuấn thừa nhận toàn bộ hành vi sai phạm và rất hối hận. Đồng thời, người này cảm ơn VKS trong phần luận tội đã ghi nhận cho mình một số tình tiết giảm nhẹ. Tiếp đó, ông Tuấn xin HĐXX ghi nhận những đóng góp trong quá trình công tác để được hưởng mức án nhẹ nhất, sớm trở về làm lại cuộc đời.
Trong vụ án này, ông Trần Duy Đông (cựu vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương) bị cáo buộc đồng phạm với Hoàng Anh Tuấn nhận 5,6 tỷ đồng từ bà Mai Thị Hồng Hạnh.
Trong phần luận tội, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Đông mức án 7-8 năm tù về tội Nhận hối lộ.
Luật sư Trần Việt Thanh (bào chữa cho ông Trần Duy Đông) cho rằng ông Đông không được phân công nhiệm vụ thẩm định hồ sơ cấp giấy phép; ông chỉ quản lý chung, chỉ có một lần ông Đông nhắc nhở ông Hoàng Anh Tuấn (cựu vụ phó Vụ Thị trường trong nước) về việc cấp phép hồ sơ phải đầy đủ hồ sơ.
Khi ông Nguyễn Văn Thắng (Phó giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil chi nhánh Hà Nội) đến gặp gửi quà thì ông Đông không được biết kế hoạch. Khi ông Tuấn dẫn ông Thắng lên phòng ông Đông và nói đây là doanh nghiệp đến cảm ơn thì ông Đông cũng không biết là doanh nghiệp gì, chỉ biết là có túi quà. Ông Đông chỉ nhận 120.000 USD/250.000 USD.
Luật sư cho rằng, ông Đông có nhiều thành tích trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu, có thành tích trong công tác, gia đình có công với cách mạng, có vai trò giúp sức không đáng kể nên đề nghị HĐXX áp dụng tình tiết khoan hồng đặc biệt, miễn hình phạt cho ông Đông.
Bào chữa bổ sung, ông Đông cho biết gia đình ông đã khắc phục 120.000 USD. Ông xin HĐXX xem xét ông có vai trò không đáng kể trong vụ án, tính bị động để được hưởng mức án nhân văn nhất.
Về nhân thân, năm 1988, ông Đỗ Thắng Hải bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 4 năm về tội Đầu cơ.
Trong vụ án này, bị cáo Đỗ Thắng Hải, Trần Duy Đông, Hoàng Anh Tuấn bị xét xử theo Điểm a, Khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015, có khung hình phạt cao nhất là tử hình.
" alt=""/>Luật sư xin miễn hình phạt cho cựu Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải dù nhân thân xấuCó một loại nấm tấn công sâu bướm sống trong dãy Himalayas Ấn Độ. Người dân ở miền bắc Ấn Độ gọi nó là kira jari. Tại vùng láng giềng Tây Tạng nó được biết đến như yarsagumba "đông trùng hạ thảo".
Các loại nấm được sâu của một loài bướm ăn vào bụng sau đó phát triển ra khỏi đỉnh đầu của những con vật đã chết. Nó xuất hiện trên mặt đất khi tuyết tan chảy vào tháng 5 hoặc tháng 6.
Tại Trung Quốc, kira jari được sử dụng như một loại thuốc kích thích tình dục. Các vận động viên thường sử dụng nó như một loại thuốc tăng lực. Đối với nhiều người dân làng tại dãy Himalayas Ấn Độ, nó lại là một nguồn thu nhập chính.
Trong suốt 5 năm trở lại đây, họ bắt đầu thu lượm loại nấm này và bán cho các nhà buôn địa phương.
Những người trung gian lần lượt bán các loại nấm cho các doanh nhân ở Delhi và từ đó nó được vận chuyển sang Nepal và Trung Quốc.
Khi bán trong làng, một cây nấm giá 150 rupees (khoảng 3 USD)-nhiều hơn mức thu nhập hàng ngày của một người lao động chân tay.
Một vài người có thể nhặt được tới 40 cây nấm như vậy trong một ngày. Vì thế, công cuộc tìm kiếm loài nấm có tên khoa học là Cordyceps sinensis này được coi là một kho báu của người dân Himalayas.
Tôi [ phóng viên Craig Jeffrey của BBC] đã dành nhiều tháng qua tại dãy Himalayas Ấn Độ để nghiên cứu về thanh niên và sự thay đổi xã hội. Tôi sống trong ngôi làng Bemni, ở độ cao 3.000m, gần biên giới Ấn Độ và Tây Tạng.
Hầu hết thời gian tôi dành để tìm hiểu về sự chuyển đổi kinh tế của ngôi làng và kira jari là đặc trưng trong các cuộc phỏng vấn của chúng tôi.
Take Prem Singh, một người đàn ông 24 tuổi được biết tới với sức khỏe phi phàm và làm đức tính cần cù.
Hai tuần đầu của tháng Năm, Prem đã trèo lên những ngọn núi phủ đầy tuyết để tìm kira jari. Anh mang theo gạo, bột mì và ngủ qua đêm trong hang đá. Suốt 3 ngày đầu anh không tìm được thứ gì.
Tuy nhiên, sau đó, vận may đã tới với anh. Anh trở lại Bemni với 200 cây nấm nhét trong những chiếc bình cũ. Anh đã sử dụng số tiền kiếm được để xây một căn nhà mới, một căn nhà 2 tầng ấn tượng được xây bằng đá địa phương.
Kira jari và số tiền mà nó mang lại là một tin lớn đối với Bemni. Trước kia, những người đàn ông rời khỏi làng để tìm cơ hội kiếm tiền tại các thành phố lớn dưới đồng bằng. Họ làm việc tại các khách sạn, trong quân đội và một số ngành công nghiệp dịch vụ đang bùng nổ tại đô thị Ấn Độ.
Kira jari đã phần nào làm đảo lộn lại quá trình này. Từ năm 2007, khi những người dân làng biết về các loại nấm, dòng người đã không còn đổ về các thành phố lớn mà dồn lên những thảo nguyên trên núi cao.
Mọi người đùa rằng những đồng cỏ- trước kia chỉ là những bãi chăn thả dê, giờ đây đã trở thành một thị trấn nhỏ với lều trại, bếp lò và dây phơi quần áo. Prem nói với chúng tôi, "Tại sao tôi lại phải tới Delhi để làm việc trong một khách sạn khi tôi có thể kiếm được trong vòng hai tuần những gì mà tôi phải làm ở Delhi trong suốt 2 năm?"
Tuy nhiên, công việc thu nhặt nấm cũng có mặt trái của nó.
Không ít dân làng đã trở về nhà mà không kiếm được gì sau nhiều tuần lang thang trên những cánh đồng tuyết. Nhiều người thậm chí còn đổ bệnh như bị mù tuyết, đau khớp và các vấn đề về hô hấp.
Kinh doanh nấm cũng tạo ra sự ganh đua. Hai ngôi làng đã bất hòa trong việc tiếp cận với một đồng cỏ trên núi, nơi kira jari đặc biệt phong phú. Họ phải mang theo súng trên hành trình tìm nấm của mình.
Ngoài ra cũng có những nguy hiểm khác. Nhặt nấm là hợp pháp nhưng việc buôn bán chúng lại bị coi là trái phép.
Cách đây 2 năm, một kẻ lừa đảo đã tới Bemni và hứa với mọi người rằng anh ta sẽ trả với gia tốt nhất cho các sản phẩm của họ. Tuy nhiên, sau đó anh ta đã biến mất với những cây nấm và không bao giờ trở lại. Vì kira jari là một sản phẩm bị cấm bán nên những người dân làng không dám kêu ca gì.
Năm ngoái, một người đàn ông trẻ trong làng đã cố gắng bán những cây nấm của mình tại một thị trấn địa phương. Ai đó trong làng đã báo với cảnh sát chặn bắt người đàn ông này và tịch thu toàn bộ số nấm mà cả làng kiếm được.
Tuy nhiên, đối với những người tìm kiếm "thần dược dành cho nam giới" trên dãy Himalays , những nguy hiểm đó dường như là điều không thể tránh khỏi. Như Prem Singh từng nói với chúng tôi: "Bạn có công việc bấp bênh và công việc ổn định. Kira Jari là bấp bênh, lao động địa phương là lựa chọn an toàn."
Sầm Hoa(Theo BBC)
" alt=""/>Công cuộc săn lùng 'Viagra' trên dãy Himalayas