- "Ông chủ" mới của VFF chính thức ra mắt sau lễ bế mạc đại hội VFF khoá VIII tại Hà Nội vào chiều nay. Nhân sự mới pha trộn với người cũ, nhưng then chốt phải tìm ra đáp số cho bài toán muôn thở: VFF phải... được yêu!Lê Công Vinh bất ngờ rút lui, không tranh cử uỷ viên BCH VFF
VFF khoá VII: Bầu Đức và chuyện "làm chơi ăn thật"
Đại hội VFF tổ chức ngày 8/12, ứng viên ghế nóng lộ diện
Chuyện người "đóng thế"
Ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch VFF khoá VII, đã có thể thở phào khi cán đích trong nhiệm kỳ này. Những vấn đề cá nhân làm ông Dũng, một vị Chủ tịch được hứa hẹn mang lại luồng gió mới cho VFF vì là doanh nhân thành đạt trúng cử vào chiếc ghế quyền lực nhất bóng đá Việt Nam, không thể đi đến tận cùng đam mê. VFF nhiệm kỳ 7 hay hoặc dở, rõ ràng cũng đến từ nguồn cơn khách quan của "ông chủ" đặc biệt này.
|
VFF có mối quan hệ tốt và được đánh giá cao trên bình diện quốc tế |
Ông Dũng không thể dồn toàn bộ sức lực lèo lái VFF đồng nghĩa với việc phải có một nhân vật đóng thế: Phó Chủ tịch thường trực Trần Quốc Tuấn. Ông Tuấn hay hoặc dở, thậm chí có phải vì ông Tuấn giữ vai cascadeur như thế mà VFF thêm... bị ghét hay không, những gì khách quan xảy ra trong gần 5 năm nhiệm kỳ VII đã cho đáp án xác đáng nhất.
Ông Trần Quốc Tuấn được yêu quý trên cương vị ông chủ cascadeur? Không ít người dành cho ông Tuấn sự tôn trọng. Ông Tuấn có bị ghét và VFF vô tình bị ghét lây, tăng thêm sự mỉa mai, tiếng xấu hay không? Chắc chắn là không ít.
Ông Tuấn "tổng" có lẽ là trường hợp đặc biệt, thể hiện rõ nhất cho việc VFF được yêu và cũng... bị ghét gần như hắt nước đổ đi. Bằng chứng là gần 5 năm nhiệm kỳ khoá VII, vị Phó Chủ tịch VFF nhận nhiều "gạch đá" bậc nhất trong thường trực VFF. Những cú đánh, dẫu vòng vèo hay trực diện, trước sau có lẽ cũng nhắm đến cái đích cuối là vị Phó Chủ tịch thường trực này.
|
Ông Trần Quốc Tuấn sáng giá để tái cử ở lại VFF |
Vấn đề là ông Tuấn dẫu chịu "gạch đá", đủ loại đòn roi thì cũng không thể phủ nhận, đó là một trong những người biết việc và được việc ở VFF nhiệm kỳ VII. Và cũng đừng ngạc nhiên quá nếu ông Tuấn trụ lại thành công ở VFF khoá VIII, với số phiếu bầu đủ làm cho nhiều người bất ngờ. Đến phút chót, ông Tuấn vẫn là ứng viên cứng và được đánh giá là nhiều khả năng dễ trúng nhất trong số các ứng viên đua tranh cho 3 chiếc ghế Phó Chủ tịch. Đấy mới là điều vừa đặc biệt, vừa khó giải thích cặn kẽ cho nhân vật có thể xem là hình ảnh VFF nhiệm kỳ VII.
Biết yêu và được yêu
Ông Tuấn hay xa hơn là VFF không muốn cải thiện, tạo ra gương mặt mới, thân thiện để bớt đi điều tiếng xấu cho cá nhân, tổ chức của mình? Đừng nói là VFF không biết cầu thị, không biết lắng nghe, điều chỉnh cho... bớt xấu trong con mắt dư luận.
Ở nhiệm kỳ VII, ê-kíp quan hệ công chúng, báo chí của VFF đã vận hành gần như hết công suất. Một bộ máy chỉ cấp phòng, với vỏn vẹn không đầy 5 người đã gồng gánh khối công việc có trọng tải gấp nhiều lần sức lực, khả năng của họ.
|
Bao giờ VFF được yêu như CĐV yêu thầy trò Park Hang Seo? |
Hãy lấy ví dụ từ điểm nhỏ: càng ngày càng thấy hệ thống vận hành giữa đội tuyển Việt Nam và báo giới bám sát theo "hàng hot" bóng đá Việt Nam quy củ, được đối đãi hài hoà, chuyên nghiệp nhất có thể. Thông tin đội bóng của HLV Park Hang Seo vừa chặt, ít điều tiếng, vừa đủ để báo giới có thông tin khai thác theo chiều hướng có lợi nhất cho đội bóng. Đấy là một thành công, vì vậy, không ngẫu nhiên thương hiệu đội tuyển trở thành chiếc máy kiếm tiền tốt nhất của VFF nhiệm kỳ này, đặc biệt là sau thành công của U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á.
Thương hiệu ĐTQG được xây dựng chuyên nghiệp, đẹp và chặt chẽ để... kiếm tiền dễ dàng hơn, vậy tại sao VFF chưa gạt đi hết được những điều tiếng lâu nay ra khỏi hình ảnh của mình? Những người ở VFF khoá VII hoặc sắp "nhảy" vào con thuyền ấy rõ ràng biết vấn đề, nhưng để giải quyết khối mâu thuẫn, tiếng xấu lâu nay thì cần có thời gian và cả sự kiên nhẫn để giải quyết.
Ông chủ mới của VFF lộ diện sau phiên bế mạc đại hội vào chiều nay. Sẽ có những người trụ lại và chia tay, có những nhân sự mới bổ sung nhưng then chốt cho nhiệm vụ hàng đầu khi bước vào nhiệm kỳ VIII là tìm ra đáp số cho bài toán: xoá nhoà lằn ranh ghét, tiếng xấu để VFF phải được yêu! Có vậy bóng đá Việt Nam mới nở hoa!
Hoàng Khúc
" alt=""/>Tại sao VFF thường xuyên bị ghét?
|
Trường học ở Sa Ná tan hoang sau lũ. Ảnh: Hồng Đức |
Đây cũng là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất với 4 phòng học xây cấp 4 cùng toàn bộ cơ sở vật chất; trang thiết bị dạy học, đồ dùng cá nhân của giáo viên, nhà vệ sinh của giáo viên,... Một giáo viên hợp đồng của trường có con trai 3 tháng tuổi bị nước cuốn mất tích, chồng bị nước cuốn trôi gây gãy xương sườn, dập thận nặng, đang cấp cứu tại bệnh viện tỉnh .
Hiện trường vẫn còn 1 học sinh lớp 2 mất liên lạc là em Hà Văn Chấn. Hai học sinh Hà Văn Quỳnh (lớp 4) và Thao Anh Xuân (lớp 3) cũng bị lũ cuốn nhưng đã tìm thấy thi thể.
|
Trường lớp tan hoang. Ảnh: Hồng Đức |
Để kịp thời có nơi tổ chức dạy học cho học sinh, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng GD-ĐT kêu gọi hỗ trợ để thực hiện lắp ghép 4 phòng học hoàn thành trước ngày khai giảng năm học mới.
Hiện tại, cả 4 phòng học đã được đưa vào sử dụng. Nhà trường cũng đưa bàn ghế, sách vở, đổ dùng học tập do một số nhà hảo tâm tài trợ vào phục vụ việc học tập cho các em.
"Trong số 71 học sinh Tiểu học của hai khu Son và Sa Ná, nhà trường sẽ tổ chức dạy thành 4 lớp, trong đó có một lớp học ghép 2 trình độ. Song song với đó, hai điểm trường mới cho học sinh tiểu học và mầm non của khu Son, Sa Ná sẽ được huyện xây dựng mới ở khu tái định cư thuộc đồi Pom Ngồ, bản Sa Ná, cách điểm trường cũ khoảng 1km" - thầy Thành cho biết.
Cách đó 20km, điểm trường lẻ tại bản Cha Khót, xã Na Mèo mặc dù không bị lũ quét qua nhưng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để đến được điểm trường, hai cô giáo phải nhờ dân bản đưa xe máy qua suối nước sâu.
Tại khu Chè của Trường Mầm non Trung Tiến cũng đã bị sập hoàn toàn, không thể sử dụng trong năm học mới.
Trong thời gian chờ xây dựng phòng học mới, Phòng GD-ĐT đã chỉ đạo nhà trường trước mắt dồn học sinh khu Chè về học tại Khu chính và khu Lốc. Sau khi có đầy đủ phòng học và cơ sở vật chất sẽ thực hiện dồn học sinh của khu Cum và khu Chè học tại khu Chè.
Đối với các điểm trường bị thiệt hại nhẹ và ảnh hưởng, UBND huyện chỉ đạo các nhà trường cùng với địa phương khắc phục để đảm bảo cơ sở vật chất cho việc dạy và học trước khi bước vào năm học mới.
Đối với các trường hợp giáo viên và gia đình học sinh bị thiệt hại nặng nề, huyện cùng các tổ chức, cá nhân đã đến thăm hỏi, động viên cả về tinh thần và vật chất; kêu gọi các nhà hảo tâm tương thân tương ái hỗ trợ.
Ông Lê Đình Xuân - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Quan Sơn cho biết, để có cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học ở những điểm trường bị hư hại, Phòng GD-ĐT huyện đã làm văn bản đề nghị hỗ trợ đầu tư kinh phí để xây mới 5 phòng học cho mầm non và 5 phòng học cho tiểu học Na Mèo; 1 bếp ăn bán trú cho học sinh mầm non; 5 phòng nhà ở giáo viên và các công trình phụ trợ (cổng, tường rào, nhà vệ sinh…); trang cấp trang thiết bị, bàn ghế và đồ dùng dạy học.
Tại điểm trường khu Chè của Trường mầm non Trung Tiến đề nghị xây mới 4 phòng học, 1 bếp ăn bán trú cho học sinh và các công trình phụ trợ (cổng, tường rào, nhà vệ sinh…); trang cấp trang thiết bị và đồ dùng dạy học; đồng thời hỗ trợ kinh phí cho các điểm trường còn lại khắc phục các thiệt hại về cơ sở vật chất do thiên cơn bão số 3 gây ra để các nhà trường đảm bảo về cơ sở vật chất, tổ chức tốt các hoạt động dạy và học.
|
Đến trường với balo, túi nilon và quần đùi |
|
Vượt suối đến trường. Sau khi điểm trường tại Son - Sa Ná bị sập, học sinh được đưa về học tạm tại 4 phòng học lắp ghép |
|
Học trò đến lớp với đồng phục và bàn ghế mới của các nhà tài trợ. Đây là lớp học ghép 3 trình độ là ở điểm trường Cha Khót, Điểm trường lẻ của Trường Tiểu học Na Mèo |
|
Niềm vui đầu năm học |
Thuý Nga - Hạ Anh
Cô giáo mầm non đội mưa, leo nóc trường gia cố lớp học trước bão
Hàng chục nữ giáo viên mầm non ở Hà Tĩnh đã đội mưa bê bì cát, leo nóc trường để gia cố lại lớp học phòng chống bão số 4.
" alt=""/>Thầy trò vùng lũ Quan Sơn nỗ lực bước vào năm học mới
Năm 2019, ngoài việc điểm chuẩn vào một số chuyên ngành giảm so với năm 2018, năm nay cũng là năm đầu tiên Học viện Cảnh sát nhân dân (CSND) và Học viện An ninh nhân dân (ANND) xét tuyển bổ sung chỉ tiêu đối với ngành nghiệp vụ cảnh sát và nghiệp vụ an ninh. Trong đó, số chỉ tiêu xét tuyển bổ sung của Học viện CSND là 53 chỉ tiêu và Học viện ANND là 5 chỉ tiêu.Thông tin về vấn đề này, Thiếu tướng Trần Minh Chất, Phó Giám đốc Học viện CSND cho biết: Điểm chuẩn trúng tuyển vào các trường CAND nói chung, Học viện CSND nói riêng năm nay giảm hơn so với các năm trước là do một số nguyên nhân như những thay đổi trong quy định tuyển sinh mới của Bộ Công an, thay vì điểm trung bình các môn đăng ký xét tuyển chỉ cần đạt trung bình 6 điểm một môn, năm nay, điểm trung bình các môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển phải đạt từ 7 điểm trở lên.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đã thay đổi cơ cấu đầu vào, theo đó năm nay chỉ tiêu tuyển sinh được Bộ Công an xác định theo các tổ hợp xét tuyển và các tiêu chí phụ để nâng cao chất lượng.
Đặc biệt, năm nay tiêu cực trong tuyển sinh ở nhiều địa phương giảm nhiều nên mặt bằng điểm thi THPT được trả về với giá trị thật. Và cuối cùng là tâm lý sợ điểm chuẩn vào các trường CAND nói chung, Học viện CSND nói riêng vẫn cao như các năm trước nên nhiều thí sinh đạt 25, 26 điểm đã quyết định rút hồ sơ vì sợ trượt trong đợt điều chỉnh nguyện vọng. Riêng đối với nữ, do chỉ tiêu ít nên điểm chuẩn vào Học viện vẫn nằm trong tốp cao với 27,12 điểm.
Liên quan đến việc Học viện xét tuyển bổ sung hàng chục chỉ tiêu, đại diện Học viện CSND cho biết: Trong quá trình xét tuyển nguyện vọng đợt 1, không xảy ra hiện tượng thí sinh ảo, 100% thí sinh trúng tuyển vào Học viện đều nhập học. Việc nhà trường xét tuyển bổ sung chủ yếu là do không thể hạ điểm chuẩn thấp hơn do phải đảm bảo các yêu cầu về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
|
Bộ Công an đang xây dựng đề án đổi mới tuyển sinh vào các trường CAND dự kiến áp dụng từ năm 2020. |
Về lộ trình đổi mới tuyển sinh vào các trường CAND nói chung, Học viện CSND nói riêng, Thiếu tướng Trần Minh Chất cho biết: Bộ Công an đang muốn đổi mới tuyển sinh theo hướng khoa học là hạn chế đầu vào đối với học sinh phổ thông, tăng cường lựa chọn những người có khả năng, trình độ đã tốt nghiệp ở các đại học khác đưa về các trường CAND để đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu làm theo hướng này, chất lượng cán bộ sẽ tốt hơn. Tuy vậy, Thiếu tướng Trần Minh Chất cũng cho rằng, bên cạnh tuyển sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học, vẫn nên duy trì tuyển học sinh phổ thông vì việc đan xen giữa nhiều thế hệ sẽ mang lại nhiều thuận lợi hơn, đặc biệt trong việc đào tạo đội ngũ kế cận.
Thông tin về kế hoạch tuyển sinh của các trường CAND trong thời gian tới, Thiếu tướng Bùi Minh Giám, Cục trưởng Cục Đào tạo, Bộ Công an cho biết: Bộ trưởng Bộ Công an đã ký quyết định thành lập Ban nghiên cứu đề án đổi mới tuyển sinh vào các trường CAND.
Hiện nay Đề án đổi mới tuyển sinh vẫn đang trong quá trình xây dựng và nếu được các cấp phê duyệt, đề án này dự kiến sẽ được áp dụng từ năm 2020. Mục tiêu của đề án là sẽ đưa ra những quy định mang tính đặc thù của ngành nhằm hạn chế tối đa gian lận thi và tuyển chọn được những người có năng lực, năng khiếu phù hợp để đào tạo tại các trường CAND. Chủ trương này cũng phù hợp với quy định của Luật CAND, Nghị quyết số 29 của Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục-đào tạo cũng như quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
Theo Công an nhân dân
Cả 3 trường công an đều tuyển sinh đại học bổ sung năm 2019
- Các trường công an nhân dân vừa thông báo tuyển sinh bổ sung đại học hệ chính quy. Trong đó Học viện Cảnh sát nhân dân xét tuyển bổ sung 60 chỉ tiêu, còn Học viện An ninh nhân dân là 16 chỉ tiêu.
" alt=""/>Đổi mới tuyển sinh các trường công an: Sẽ hạn chế tuyển đầu vào với học sinh phổ thông?