“Dịch vụ đám mây đã giúp các công ty tăng tốc phát triển sản phẩm cũng như các hoạt động khác. Đám mây cho phép người dùng khai thác công nghệ tiên tiến, gồm cả trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn”, Hiroyuki Nakayama tại hãng tư vấn PwC Consulting cho biết.
Theo công ty nghiên cứu IDC của Mỹ, khách hàng của Amazon Web Service, dịch vụ đám mây của Amazon, có thể cắt giảm chi phí cơ sở hạ tầng cho công nghệ thông tin trung bình từ 22% - 29% hàng năm.
Thế nhưng, lĩnh vực điện toán đám mây đang tăng trưởng chậm tại Nhật Bản. Số liệu từ công ty nghiên cứu Garner ghi nhận chi tiêu cho dịch vụ đám mây công cộng tại đây chỉ chiếm 4,3% tổng chi tiêu CNTT trong năm 2021, so với 14,4% ở Bắc Mỹ, 9,7% ở châu Âu và 6,4% ở Trung Quốc. Khoảng cách này được dự báo sẽ tiếp tục tăng đến năm 2025 khi Bắc Mỹ đạt 22,2% còn Nhật Bản là 8%.
“Đi lệch khỏi chuẩn chung thế giới, Nhật Bản đã bị bỏ lại phía sau trong quá trình di chuyển lên nền tảng đám mây”, Hajime Tamaki, Giám đốc thông tin của Panasonic Holdings, nhận định.
Các công ty Nhật Bản chậm chạp trong lĩnh vực này do họ ưa thích cơ sở hạ tầng điện toán tại chỗ (on-site) để phù hợp với từng đơn vị kinh doanh. Ngoài ra, việc thiếu chuyên gia CNTT lành nghề có khả năng xây dựng các hệ thống nội bộ cũng là một nguyên nhân.
Tuy vậy, yếu tố chính cản trở doanh nghiệp Nhật “lên mây” là do chi phí duy trì các hệ thống độc quyền. Cuộc khảo sát trong năm tài khoá 2021 của Hiệp hội người dùng hệ thống thông tin Nhật cho thấy các công ty tại đất nước “mặt trời mọc” đã chi 76,4% ngân sách CNTT cho việc bảo trì và quản lý hệ thống hiện có.
Việc ứng dụng chậm chạp công nghệ mới có thể làm xói mòn khả năng cạnh tranh của các công ty Nhật Bản. Dữ liệu về sự thâm nhập của điện toán đám mây tại 30 quốc gia cho thấy sự tương quan với bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh kỹ thuật số toàn cầu của IMD năm 2021. Theo đó, Nhật Bản chỉ xếp ở vị trí 28 (73 điểm) với 31% công ty sử dụng đám mây, trong khi đó, Thuỵ Điển - nơi có 75% công ty “lên mây” đứng thứ 3/30 (95,2 điểm) trong xếp hạng của IMD. Tương tự với những quốc gia có tỷ lệ sử dụng đám mây cao như Mỹ, Phần Lan và Na Uy.
Thế Vinh(Theo NikkeiAsia)
Hãng đồng hồ cao cấp Hublot vừa ra mắt Big Bang e FIFA World Cup Qatar 2022, phiên bản đặc biệt của mẫu smartwatch Big Bang e thế hệ 3 dành cho World Cup 2022, giải bóng đá lớn nhất hành tinh diễn ra từ ngày 20/11 tại Qatar.
![]() |
Hublot là đối tác lâu năm, cung cấp giải pháp đếm giờ cho các giải đấu của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA). Phiên bản Big Bang e FIFA World Cup Qatar 2022 có mặt đồng hồ tròn, đường kính 44 mm, vỏ làm bằng titan nhám. |
![]() |
Dây cao su mặc định của Big Bang e FIFA World Cup Qatar 2022 có màu đỏ tía, lấy cảm hứng từ quốc kỳ Qatar, chủ nhà của World Cup 2022 |
![]() |
Hublot còn hỗ trợ nhiều tùy chọn dây khác nhau cho phiên bản smartwatch đặc biệt, với màu sắc dựa trên quốc kỳ của một số đội tuyển tham dự giải đấu. Giao diện của đồng hồ cũng có hình nền, màu sắc tùy biến dựa trên dây đeo. |
![]() |
Màn hình của Hublot Big Bang e FIFA World Cup Qatar 2022 có kích thước 1,39 inch, độ phân giải 454 x 454 pixel, sử dụng tấm nền AMOLED với mặt kính sapphire. |
![]() |
Về cấu hình, Hublot Big Bang e FIFA World Cup Qatar 2022 trang bị chip xử lý Snapdragon Wear 4100+, RAM 1 GB, bộ nhớ trong 8 GB. Đồng hồ trang bị pin dung lượng 400 mAh, cho thời gian sử dụng một ngày. |
![]() |
Smartwatch của Hublot sử dụng hệ điều hành Wear OS 3.0, giao diện được tùy biến dành cho các hoạt động tại World Cup 2022. Nếu bật đồng hồ trước ngày khai mạc, màn hình sẽ hiển thị chế độ đếm ngược đến khi trận khai mạc diễn ra, vào ngày 20/11 giữa Qatar và Ecuador. |
![]() |
Trước mỗi trận đấu, đồng hồ sẽ hiện thời gian đếm ngược với tên sân vận động. Người dùng có thể xem đội hình ra sân và thông tin cầu thủ 15 phút trước trận, hoặc kiểm tra lịch thi đấu các trận tiếp theo bằng thao tác trên màn hình cảm ứng. |
![]() |
Đến giờ bóng lăn, đồng hồ sẽ chuyển sang chế độ trận đấu, cập nhật trực tiếp tỷ số, thời gian, cầu thủ ghi bàn, nhận thẻ phạt, thay cầu thủ. Người dùng có thể vặn núm xoay để xem lại diễn biến các trận đã kết thúc. |
![]() |
Bên cạnh giao diện phục vụ World Cup 2022, phiên bản Big Bang e đặc biệt của Hublot vẫn hỗ trợ những tính năng cơ bản của smartwatch như nhận thông báo, theo dõi chỉ số luyện tập thể thao với cảm biến nhịp tim, gia tốc kế, micro, bộ rung... Đồng hồ hỗ trợ kháng nước độ sâu 30 m. |
![]() |
Thiết bị tương thích smartphone chạy Android 11 và iOS 15 trở lên. Các kết nối của đồng hồ gồm GPS, Wi-Fi, Bluetooth 5.0 và NFC để hỗ trợ thanh toán. Do sử dụng Wear OS, người dùng có thể tải app về thiết bị thông qua kho ứng dụng Google Play, hoặc dùng trợ lý ảo Google Assistant để ra lệnh bằng giọng nói. |
![]() |
Theo Yanko Design, Hublot Big Bang e FIFA World Cup Qatar 2022 được bán giới hạn 1.000 chiếc. Người dùng có thể đặt mua trên website của Hublot với giá 5.800 USD. |
(Theo Zing)
" alt=""/>Mẫu đồng hồ thông minh dành cho World Cup 2022