Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ > Thế giới > Người nghèo ở Mỹ khó ly hôn

Người nghèo ở Mỹ khó ly hôn

2025-01-19 07:16:27 Nguồn:NEWS Tác Giả:Bóng đá View:720lượt xem

Sara (đến từ Mỹ) gặp chồng tương lai vào năm 18 tuổi. Lúc đó,ườinghèoởMỹkhólyhôsex anh thư anh ta đang vật lộn với chứng nghiện rượu và ma túy nhưng cô vẫn chấp nhận vì nghĩ hôn nhân sẽ thay đổi chồng mình. Tuy nhiên, người này vẫn chứng nào tật nấy. Sara sinh 2 đứa con trước 25 tuổi và chồng ngày càng kiểm soát, lạm dụng.

Vài tuần trước, anh ta say rượu và đấm liên tục vào mặt vợ khiến Sara nhận ra rằng họ phải ly hôn. Song cuộc chia ly không mấy êm đẹp vì cô và chồng còn tranh cãi về quyền nuôi con và các vấn đề tài chính.

Lúc đầu, Sara còn gặp khó khăn khi nhờ luật sư đại diện cho mình. "Tôi đã liên hệ với mọi luật sư mà tôi có thể nhưng vì không có tiền nên không có ai giúp tôi cả", cô nói.

Sara đã tìm đến một nhóm Facebook dành cho những người đang kiếm luật sư chuyên nghiệp trong việc ly hôn. Người phụ nữ đăng ảnh vết bầm tím do chồng bạo hành với mong muốn được giúp đỡ.

Hiến pháp Mỹ đảm bảo cho người dân được có luật sư trong các vụ án hình sự, nhưng không có quyền đó đối với vụ án dân sự như trục xuất, tranh chấp quyền nuôi con và ly hôn, theo The Atlantic.

Nguoi My kho ly hon vi chi phi cao anh 1

Nhiều người khó ly hôn vì tranh chấp tài sản, quyền nuôi con. Ảnh: Marriage.

Chi phí đắt đỏ

Trả tiền cho một luật sư riêng để giúp giải quyết ly hôn có thể tốn từ 10.000-20.000 USD. Nhiều người tìm kiếm sự giúp đỡ tại các tổ chức trợ giúp pháp lý, nhưng không có đủ luật sư chuyên nghiệp cho tất cả.

Một báo cáo năm 2017 cho thấy 86% các vấn đề pháp lý dân sự mà người thu nhập thấp gặp phải là không được trợ giúp pháp lý đầy đủ. "Những người nghèo không đủ tiền thuê luật sư sẽ không có nước Mỹ giống như những người khác", Rohan Pavuluri, Giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Upsolve, nói với The Atlantic.

Một số chuyên gia cho rằng nên kéo dài thời gian ly hôn để vợ chồng cố gắng hòa giải. Bradford Wilcox, giám đốc Dự án Hôn nhân quốc gia tại Đại học Virginia, cho biết hôn nhân là một yếu tố quan trọng thúc đẩy các kết quả xã hội, tình cảm và kinh tế tốt hơn cho trẻ em, người trưởng thành và cộng đồng.

Nguoi My kho ly hon vi chi phi cao anh 2

Không ít cặp vợ chồng mệt mỏi vì bị kẹt trong cuộc hôn nhân tan vỡ. Ảnh: Sky News.

“Vì những lý do đó, tôi nghĩ chúng ta nên lo lắng về sự xói mòn của hôn nhân ở Mỹ kể từ những năm 1970, từ khi cho phép những cuộc chia tay không có lỗi". Ông Wilcox ủng hộ phải chờ 3 tháng mới được ly hôn.

Tuy nhiên, có nhiều cặp vợ chồng đã đến bờ vực tan vỡ, không thể cứu vãn và việc ly hôn có lợi hơn việc ly thân. Chẳng hạn như việc một bên chính thức chấm dứt hỗ trợ tài chính và y tế cho người kia.

Khi đã kết thúc, người cũ không thể hủy hoại tín dụng của đối phương. Theo The Atlantic, chi phí cao đã dẫn đến việc người nghèo thì ly thân còn giới nhà giàu được ly hôn.

Tan vỡ là kết quả của một mối quan hệ lạm dụng hoặc muốn kết hôn với người khác. Vì vợ hoặc chồng được chia tài sản khi đối phương qua đời nên việc ly hôn có thể ngăn cản người cũ thừa kế ngôi nhà hoặc tiền của bạn.

“Tôi không muốn sống chung với kẻ ăn bám đó nữa”, là một trong những nguyên nhân mà James Greiner, giáo sư tại trường Luật Harvard (Mỹ), nhận được khi xem xét rào cản mà người nghèo gặp phải khi quyết định ly dị.

Bên cạnh những khó khăn về chi phí và mặt cảm xúc, ly hôn cũng có thể mang lại một số lợi ích, theo The Atlantic. Một số người trẻ cho hay họ cảm thấy hạnh phúc hơn sau khi cha mẹ ly hôn. Đa số phụ nữ thường vui vẻ hơn sau khi thoát khỏi cuộc hôn nhân tồi tệ.

Khi các bang ở xứ cờ hoa tạo cơ hội cho việc ly hôn trở nên dễ dàng hơn, ​​tỷ lệ tự tử ở phụ nữ khi chịu đựng bạo lực gia đình đã giảm đáng kể. Đồng thời, điều này cũng khiến số thời gian đàn ông chăm lo việc nhà tăng lên.

Khi luật thay đổi để các thẩm phán bắt đầu công nhận sự đóng góp của những bà nội trợ thì số lượng các cuộc hôn nhân cũng tăng vọt. Có lẽ là vì phụ nữ đã có thể yên tâm rằng họ sẽ không bị bỏ rơi nếu cuộc hôn nhân tan vỡ.

Quy trình phức tạp

Luật ly hôn khác nhau tùy theo tiểu bang và quận nhưng có điểm chung là đều phải nhờ đến bên thứ 3 để làm các thủ tục pháp lý với chi phí khoảng 200 USD. Họ có thể phải nộp các biểu mẫu phức tạp và chờ một khoảng thời gian khá lâu.

Quan niệm ly hôn không có lỗi mới chỉ tồn tại vài thập kỷ ở nhiều bang. Ví dụ, cho đến năm 1966, ngoại tình là lý do duy nhất để ly hôn ở New York. Những người chồng sẽ phải thuê một nữ diễn viên và nhiếp ảnh gia rồi dựng cảnh ngoại tình trong khách sạn để kết thúc cuộc hôn nhân của họ.

Một cô gái 20 tuổi đã là “người phụ nữ vô danh” trong 35 vụ ly hôn như vậy. Trong khi đó, phụ nữ từ khắp Bờ Đông sẽ đi tàu đến Nevada, nơi các quy trình dễ dàng hơn nhiều. Sau đó, họ sẽ ở tại "trại ly hôn", chờ đợi yêu cầu cư trú 6 tuần để giải quyết.

Một ý kiến ​​cho rằng chính phủ Mỹ không tin tưởng việc người dân đưa ra các quyết định mang tính trách nhiệm. “Đó là cam kết sâu sắc của tiểu bang trong việc giữ mọi người trong mối quan hệ và không khuyến khích ly hôn”, Laurie Kohn, giáo sư luật tại Đại học George Washington, chia sẻ.

Nguoi My kho ly hon vi chi phi cao anh 3

Việc ly hôn thậm chí còn trở nên phức tạp hơn khi có con cái, những món nợ chung hoặc tài sản nhiều. Ảnh: The Guardian.

John Whitfield, giám đốc điều hành của Blue Ridge Legal Services ở Virginia, cho biết công ty đã ngừng đại diện cho khách hàng trong tranh chấp về quyền nuôi con vì “họ đã tiêu hết nguồn lực của chúng tôi”.

Joleena Louis, một luật sư ở New York, thường xuyên nhận được phản hồi từ những người không đủ khả năng để thuê cô. Ngay cả với luật sư, việc ly hôn có thể mất hơn một năm. Louis kết luận rằng có quá nhiều người kết hôn mà không nhận ra sự phức tạp của chia ly. Có lẽ cần phải có một lớp học trước khi mọi người quyết định “về chung một nhà”.

Với trường hợp của Sara, cô đã tiếp tục liên hệ với văn phòng trợ giúp pháp lý địa phương. Một luật sư ở đó đã đồng ý đại diện cho cô, bởi vì Sara từng bị bạo lực gia đình. Tuy nhiên, hàng nghìn người khác trên khắp xứ sở cờ hoa thì không được may mắn như vậy.

Tho Zing

Cô gái làm nghề âu yếm chuyên nghiệp

Cô gái làm nghề âu yếm chuyên nghiệp

Công việc chính của Keeley Shoup (Mỹ) là ôm, âu yếm hay trò chuyện với những khách hàng có vấn đề về sức khỏe tâm thần, hoàn toàn không có yếu tố tình dục.

Tác Giả:Nhận định
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái