




![]() | ![]() |



![]() | ![]() |




Anh Đào trong trích đoạn phim 'Đấu trí'
Quỳnh An
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Anh Đào trong trích đoạn phim 'Đấu trí'
Quỳnh An
Luôn có mặt để hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát các hoạt động của con ở trường, ở nhà và mọi nơi khác. Không những thế, cha mẹ phải luôn được thông báo về những gì đang xảy ra trong cuộc sống của con.
Khuyến khích con mời bạn bè đến nhà để có được thông tin thực tế về sự lựa chọn bạn bè của con.
Kết nối với cha mẹ của bạn con để đảm bảo những đứa trẻ đó có gia đình ổn định. Điều này sẽ giúp con không rơi vào tình trạng kết thân với bạn bè xấu, có thể dẫn đến những vấn đề về hành vi không mong muốn.
Tạo môi trường dễ chịu cho con
Trẻ em bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sự căng thẳng giữa cha mẹ. Vì vậy người lớn cần hạn chế xung đột vợ/chồng cũng như các vấn đề khác trong gia đình.
Đừng tranh cãi gay gắt trước mặt trẻ vì điều đó có thể gây bất lợi cho chúng - làm tổn hại đến tính cách và ảnh hưởng đến điểm số của chúng. Môi trường gia đình không hạnh phúc có thể khiến đứa trẻ bị tổn thương suốt đời.
Yêu vô điều kiện
Con nên biết rằng, bạn yêu thương chúng vô điều kiện. Điều này mang lại cho chúng sự tự tin để thảo luận mọi thứ với bạn mà không sợ hãi hay xấu hổ.
Cha mẹ phải nhận thức rằng con mình là một cá thể và phải tôn trọng cá tính đó. Cha mẹ có thể ảnh hưởng đến con, nhưng không bao giờ nên ép buộc chúng lựa chọn.
Cha mẹ cần giải thích những ưu và nhược điểm của mọi việc, nhưng hãy học cách chấp nhận lựa chọn của trẻ.
Đặt ra quy tắc
![]() |
Khi trở thành bạn bè, cha mẹ và con cái sẽ làm mọi việc cùng nhau và thấu hiểu nhau. (Ảnh: ITN). |
Các quy tắc rất quan trọng và cần được tuân thủ mọi lúc. Tuy nhiên, hãy thực tế khi đưa ra các quy tắc trong gia đình. Yêu cầu trẻ lập thời gian biểu cho việc học tập và hoạt động giải trí. Dạy chúng tuân theo thời gian biểu bằng cách thực thi các hình phạt nghiêm khắc.
Chẳng hạn, không có trò chơi trên máy tính nếu chúng không dọn dẹp phòng riêng. Không có pizza vào cuối tuần nếu chúng không ăn hết rau.
Phê bình mang tính xây dựng
Mỗi đứa trẻ đều trải qua giai đoạn sai lầm, thất bại, vấp ngã, mất tự tin, đối mặt với nỗi sợ hãi, nhưng đôi khi chúng cũng đạt được thành công. Với tư cách là cha mẹ, hãy đưa ra cái nhìn khách quan, gạt bỏ cảm xúc của mình sang một bên.
Công việc của bạn là hướng dẫn trẻ và bạn có thể làm điều này thông qua những lời phê bình mang tính xây dựng. Những gì bạn nói với con không nên gây tổn thương.
Đừng bao giờ để đứa trẻ cảm thấy rằng chúng kém cỏi hơn chỉ vì một thất bại hoặc sai lầm trong phán đoán. Phê bình nhằm mục đích giúp trẻ tìm ra giải pháp, giúp trẻ hiểu được lỗi lầm của mình và học hỏi từ chúng.
Cho con thời gian
Thời gian là món quà lớn nhất bạn có thể tặng cho con mình, thời gian chất lượng bên cha mẹ có thể giúp con định hình cuộc sống. Hãy dành những ngày cuối tuần rảnh rỗi để ở bên con, hãy lắng nghe khi con có điều gì đó muốn nói, theo Tist.school.
Theo GD&TĐ
Bữa ăn ngon nhất
Vừa qua, mạng xã hội lan tỏa clip ngắn ghi lại cảnh nam tài xế của một hãng xe ôm công nghệ vừa ăn bún, vừa lấy tay lau nước mắt. Nội dung clip cho thấy, đây là lần đầu tiên nam tài xế tự thưởng cho mình bữa ăn ngon vào ngày sinh nhật.
Ngay sau khi xuất hiện trên mạng xã hội, đoạn clip đã thu hút hơn 1 triệu lượt xem, bình luận của cộng đồng mạng. Đa số người xem chia sẻ, đồng cảm với sự xúc động của nam tài xế và động viên người này cố gắng vươn lên trong cuộc sống.
Nhân vật chính trong đoạn clip là Đỗ Văn Sơn (SN 2002, Bà Rịa-Vũng Tàu). Sơn cho biết, bản thân đăng tải đoạn clip trên lên mạng xã hội để giãi bày tâm sự và không ngờ video đạt hơn 1 triệu lượt xem.
Đây là clip Sơn quay lại hoạt động trong ngày sinh nhật lần thứ 22 của mình. Từ nhỏ đến lớn, Sơn không có ấn tượng về sinh nhật của bản thân.
Với cậu, ngày sinh nhật cũng như bao ngày bình thường khác. Vào ngày này, Sơn thức dậy, đi học, đi làm rồi về ngủ. Khi đến TPHCM đi học, đi làm, Sơn ăn cơm tự nấu tại phòng trọ.
Nếu buộc phải ăn ngoài, nam tài xế xe ôm cũng chỉ dám ăn những món có giá bình dân, không quá 20.000 đồng như bánh mì, cơm chay… Trong lần sinh nhật thứ 22 này, Sơn muốn có chút gì đó để làm kỷ niệm nên quyết định tự thưởng cho mình bữa ăn ngon.
Từ sáng, Sơn thức dậy pha cà phê, ra chợ mua rau củ về nấu ăn. Sau đó, Sơn mua một chiếc bánh flan nhỏ. Cậu thắp nến, tự hát mừng sinh nhật cho bản thân.
Kết thúc “tiệc” sinh nhật giản đơn, Sơn bật app, nổ máy ra đường chạy xe ôm như thường lệ. Cuối ngày, cậu ghé vào một tiệm bún riêu có tiếng để thưởng cho mình món ăn yêu thích.
Sơn tâm sự: “Tôi nhận thấy công việc của mình vất vả, thu nhập không cao nên hầu như không dám ăn ngoài. Nhiều lúc, tôi cũng thèm những món ngon lắm nhưng lại thôi vì thấy nó đắt quá.
Nhưng hôm sinh nhật vừa rồi, tôi muốn có kỷ niệm và tự thưởng cho bản thân vì đã làm việc vất vả, nên vào quán gọi phần ăn có giá gần 100.000 đồng. Với hoàn cảnh hiện tại, tôi cảm thấy bữa ăn này khá đắt so với thu nhập của mình.
Lúc ngồi ăn một mình, ngẫm lại chặng đường đã qua, tôi không kìm được xúc động mà rơi nước mắt. Lâu lắm rồi, tôi chưa được ăn tô bún riêu nào ngon như vậy.
Tôi nhận ra để được ăn ngon, chăm sóc tốt cho bản thân, cho những người mình yêu thương thì phải cố gắng nhiều hơn nữa”.
Giúp người khó hơn
Sơn rời quê Bà Rịa-Vũng Tàu lên TPHCM đi học, rồi đi làm từ năm 18 tuổi. Ở quê, gia đình Sơn không thuộc diện khó khăn. Mẹ của nam thanh niên có nghề may áo dài trong khi bố cậu là công nhân cầu đường.
Sơn có một chị gái đã lập gia đình và một em gái còn đi học. "Hiện tại, tôi chưa phải giúp bố mẹ nuôi em gái ăn học. Tuy nhiên, khi em lên đại học, tôi sẽ cùng bố mẹ hỗ trợ việc học của em", Sơn chia sẻ.
Dù gia đình có thu nhập đủ sống nhưng Sơn không muốn phụ thuộc cha mẹ. Tại TPHCM, Sơn quyết tự lập trong mọi việc. Hàng ngày, nam thanh niên phải làm việc xuyên ca từ sáng đến tối.
Ngoài làm tài xế xe ôm công nghệ, chàng trai 22 tuổi còn nhận thêm bánh mì, bánh giò đi giao, ngồi bán ngoài lề đường từ 16h-20h. Sau giờ bán bánh mì, Sơn tiếp tục chạy xe ôm đến gần sáng mới về phòng trọ nghỉ ngơi.
Làm việc cật lực giúp Sơn có thu nhập từ 300.000 - 350.000 đồng/ngày. Dù thu nhập không cao nhưng Sơn thường phát tặng bánh mì, bánh giò cho những người vô gia cư, có hoàn cảnh khó khăn.
Sau khi clip ngắn ghi lại cảnh vừa ăn bún vừa khóc được cộng đồng mạng lan tỏa, Sơn được nhiều người biết đến hơn. Không chỉ kể lại câu chuyện tương tự về cuộc đời mình, những tài khoản này còn chia sẻ, động viên nam thanh niên vươn lên.
Nam tài xế chia sẻ: “Tôi đăng clip ngắn về ngày sinh nhật của mình lên mạng xã hội với mục đích lưu giữ kỷ niệm và giãi bày tâm sự. Do đó, khi có nhiều người xem, chia sẻ, động viên, tôi rất bất ngờ, hạnh phúc.
Đặc biệt, sau khi clip được đăng tải, có nhiều người đến mua ủng hộ bánh mì, trò chuyện, tâm sự với tôi. Những người ở xa còn đặt bánh mì, bánh giò và nhờ tôi gửi tặng đến người khó khăn nữa.
Dù công việc, cuộc sống của tôi còn nhiều vất vả, mệt mỏi nhưng tôi không lo sợ, chán nản. Mỗi khi nghĩ đến gia đình, những người mình yêu thương, tôi lại có thêm động lực, thêm cố gắng để tiếp tục làm việc”.
Các tác giả quyển sách thực hiện nhiều nghiên cứu để phân tích những khác biệt về chủ đề mọi người thường đùa cợt, cách họ thể hiện sự hài hước một cách tự nhiên nhất. Từ đó, họ chỉ ra 4 phong cách hài hước chính, gồm:
Người dạn dĩ: Nhóm này tin rằng có rất ít chủ đề nằm ngoài giới hạn đùa cợt của họ. Họ không ngại chửi rủa, ngẫu hứng chế nhạo người khác. Họ có thể “mặt dày” đón nhận chỉ trích như cách họ chỉ trích người khác. Trên thực tế, họ thường xem việc trở thành mục tiêu bị đùa cợt là dấu hiệu thể hiện tình cảm.
Người ngọt ngào: Nhóm rất nghiêm chỉnh và trung thực, thường tránh gây chú ý. Họ thích chuyện hài của mình có tính khiêm nhường và được lên kế hoạch. Họ thích câu đùa tinh tế được đan trong bài phát biểu hoặc bài thuyết trình hơn câu đùa ngẫu hứng. Vì nhạy cảm và vui vẻ, nhóm người thuộc phong cách này thường tránh xa những trò trêu chọc có nguy cơ làm tổn thương người khác, đồng thời không muốn trở thành “vật hy sinh” để người khác đùa cợt. Thay vào đó, họ sử dụng hài hước như công cụ để cổ vũ tinh thần những người xung quanh, gắn kết mọi người.
Người nam châm: Họ luôn vui tươi, từ đó nâng cao tâm trạng của mọi người. Họ giữ mọi thứ tích cực, tránh gây tranh cãi hay đùa “vô duyên”. Họ có xu hướng đùa rất nhiệt tình, đôi khi đến mức ngớ ngẩn, luôn sẵn sàng “nhập vai” nếu cần. Nhóm người thuộc phong cách này thường tự bật cười khi kể một chuyện đùa ngốc nghếch. Họ cũng sẽ "hào phóng trao tặng những tràng cười" khi nghe câu đùa của người khác.
Người khó đoán: Họ khác thường hay mỉa mai và đa sắc thái, không ngại vượt quá giới hạn để tạo tiếng cười. Họ miêu tả khiếu hài hước của mình là kiểu hài “mưa dầm thấm lâu”, không được tán đồng bởi số đông. Họ thích quan sát trước khi hành động, âm thầm nhào nặn câu đùa của mình. Quyển sách cho rằng sẽ rất khó để làm nhóm người thuộc phong cách này bật cười.
Hài nhiều chút cho đời vui hơn chỉ ra vì sao khiếu hài hước có "quyền năng" nhưng chưa được sử dụng chưa đúng cách, từ đó hướng dẫn để áp dụng điều này vào cuộc sống, công việc. Thậm chí, nhóm tác giả sách đã mở một khóa học có tên Hài hước: Chuyện nghiêm túc (Humor: Serious business) tại Trường Kinh doanh Sau Đại học thuộc Đại học Stanford.
Chương 1 sẽ bóc tách 4 lầm tưởng phổ biến nhất về hài hước tại nơi làm việc, từ đó phân tích mối quan hệ giữa "bông lơn", "hóm hỉnh" và "hài kịch". Chương 2 đào sâu vào lĩnh vực khoa học để tìm hiểu cách bộ não được lập trình để phản ứng với hài hước, tiếng cười. Qua các nghiên cứu hành vi, họ chứng minh sự hài hước liên quan mật thiết tới địa vị xã hội, khai phá sức sáng tạo, thúc đẩy sự bền bỉ.
Chương 3 giúp tìm hiểu điều gì khiến một thứ trở nên buồn cười, cách tạo ra "những mảng miếng hài” bằng kỹ thuật của các diễn viên hài chuyên nghiệp. Chương 4 chia sẻ bộ chiến lược đơn giản giúp vận dụng khiếu hài hước trong môi trường công việc hàng ngày. Chương cuối cùng giúp tìm hiểu lý do óc hài hước trở thành chiến lược lãnh đạo hiệu quả.