Tháng 12/2021, Ngân hàng Mô Cryoviva Việt Nam được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động với loại hình ngân hàng mô độc lập, cùng phạm vi hoạt động chuyên môn bao gồm các lĩnh vực: Tiếp nhận, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển mô; Hợp tác với các cơ quan tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc trao đổi mô, nhằm mục đích khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu y học; Thực hiện danh mục kỹ thuật chuyên môn ban hành kèm theo.
Thành lập từ năm 2006, đến nay, Cryoviva là ngân hàng tế bào gốc quốc tế sở hữu hệ thống kho lưu giữ được công nhận đạt nhiều chuẩn AABB hàng đầu châu Á: Lưu giữ máu cuống rốn, mô cuống rốn, màng bánh nhau, tăng sinh và cấy ghép mô cuống rốn, tăng sinh và cấy ghép màng bánh nhau. Điều này thay cho lời cam kết chất lượng tế bào khi lưu trữ và tăng sinh tại Cryoviva luôn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho việc điều trị bệnh.
AABB (Association for the Advancement of Blood & Biotherapies - Hiệp hội vì sự tiến bộ của Y học truyền máu & Liệu pháp sinh học) được xem là tiêu chuẩn mẫu mực để khẳng định chất lượng của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực y học truyền máu và liệu pháp sinh học trên toàn thế giới.
Được xây dựng theo định hướng chuẩn AABB và FDA, chuyển giao công nghệ nước ngoài, với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tế bào gốc, Cryoviva Việt Nam đặt mục tiêu sẽ được công nhận đạt chuẩn AABB trong 6 tháng tới.
![]() |
Ngân hàng Mô Cryoviva Việt Nam lưu trữ màng bánh nhau đạt chuẩn AABB |
Theo bảng giá niêm yết, dịch vụ lưu giữ tế bào gốc tại Cryoviva Việt Nam có giá từ 35,5 triệu đồng. Như vậy, nhiều gia đình có mức thu nhập khiêm tốn nay đã có thể lưu giữ tế bào gốc như món quà quý giá đầu đời dành tặng cho con.
Bảo hiểm điều trị trị giá 300 triệu đồng dành cho 100 khách hàng
Những năm gần đây, nhiều gia đình lựa chọn lưu giữ máu mô cuống rốn như một nguồn dự trữ tế bào gốc có sẵn trong trường hợp cần sử dụng để điều trị bệnh cho bé hoặc các thành viên trong gia đình. Ngân hàng Mô Cryoviva Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép hoạt động đã cung cấp thêm sự lựa chọn cho khách hàng khi có nhu cầu lưu giữ tế bào gốc cho bé, đồng thời mở ra tiềm năng ứng dụng điều trị lâm sàng của tế bào gốc tại Việt Nam trong tương lai.
Hiện nay, máu cuống rốn đã được ứng dụng điều trị hơn 80 bệnh lý nguy hiểm thuộc hệ tạo máu như ung thư máu, suy tủy, thiếu máu, các rối loạn miễn dịch nghiêm trọng; tế bào gốc mô cuống rốn được ứng dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý thoái hóa, lão hóa; tế bào gốc màng bánh nhau để điều trị các bệnh lý về thần kinh…
Nhân sự kiện ra mắt, Cryoviva Việt Nam dành tặng 100 khách hàng đầu tiên gói bảo hiểm điều trị trị giá 300 triệu đồng khi đăng ký gói lưu giữ tế bào gốc cho bé tại Việt Nam.
“Đối với khách hàng lưu giữ tế bào gốc tại Cryoviva Việt Nam, khi cần sử dụng tế bào gốc máu cuống rốn để điều trị bệnh cho bé, ngân hàng sẽ hỗ trợ chi phí điều trị 300 triệu đồng, áp dụng cho tất cả các bệnh lý nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế” - đại diện Cryoviva Việt Nam cho biết.
![]() |
Ứng dụng điều trị bệnh của tế bào gốc |
Theo Ngân hàng Mô Cryoviva Việt Nam, thế mạnh của đơn vị là nằm trong hệ thống của Ngân hàng lưu giữ tế bào gốc quốc tế Cryoviva, Ngân hàng Mô Cryoviva Việt Nam được chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, xây dựng theo các tiêu chuẩn của AABB và FDA Hoa Kỳ. Quá trình thông quan, vận chuyển mẫu tế bào để điều trị tại các quốc gia nằm trong mạng lưới của Cryoviva khi khách hàng có nhu cầu sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn vì Ngân hàng Mô Cryoviva Việt Nam là ngân hàng trực thuộc hệ thống của Cryoviva toàn cầu.
Quy trình thu thập, vận chuyển, xử lý, lưu giữ mẫu của Cryoviva được chuẩn hóa trên toàn hệ thống (Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, UAE…) giúp đảm bảo đồng nhất chất lượng mẫu giữa các kho lưu tại các quốc gia trên thế giới, mang lại hiệu quả điều trị bệnh tối ưu.
![]() |
Hệ thống lưu trữ tế bào gốc toàn cầu |
Ngoài ra, trong lĩnh vực hoạt động được cấp phép, Ngân hàng Mô Cryoviva Việt Nam được hợp tác với cơ quan tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc trao đổi mô, nhằm mục đích khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu y học. Việc này giúp cho khách hàng của Cryoviva được tiếp cận các phương pháp, cơ sở điều trị tiên tiến tại Việt Nam và trên thế giới.
Hiện Ngân hàng Mô Cryoviva Việt Nam miễn phí vận chuyển mẫu máu cuống rốn trên toàn Việt Nam phục vụ điều trị. Cryoviva Việt Nam đồng thời có chính sách thanh toán linh hoạt, hỗ trợ trả góp và đền bù gấp 3 lần nếu mẫu lưu trữ bị hư hỏng, không đạt chất lượng điều trị.
![]() |
Cryoviva là đơn vị lưu trữ tế bào gốc cho gia đình nhiều nghệ sĩ như Bảo Thy, diễn viên Chi Bảo - Lý Thùy Chang, cầu thủ Công Phượng, cầu thủ Bùi Tiến Dũng… |
Liên hệ đường dây nóng 1900 63 67 16 - 0901 24 77 88 Fanpage: https://www.facebook.com/cryovivavn |
Doãn Phong
" alt=""/>Lưu trữ tế bào gốc chuẩn AABB chỉ từ 35,5 triệu đồngVới giấy phép mới có giá trị đến hết ngày 27/12/2032, CA2 được cung cấp các dịch vụ chứng thực chữ ký số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng.
Trong giấy phép mới cấp, Bộ TT&TT cũng yêu cầu rõ, tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng CA2 lưu giữ khóa bí mật của thuê bao đáp ứng quy định tại Thông tư 16 năm 2019 của Bộ với mô hình ký số từ xa. Hệ thống kỹ thuật của CA2 cũng phải tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đang có hiệu lực.
Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) Phạm Quốc Hoàn cho biết, với sự phối hợp của Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ, sau 1 thời gian thẩm tra kỹ lưỡng, hồ sơ và đề nghị cấp phép của CA2 đã được NEAC đánh giá đáp ứng các điều kiện cấp phép dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình ký số từ xa.
Theo Giám đốc Nacencomm Phùng Huy Tâm, dịch vụ chữ ký số từ xa CA2 Remote Signing đã trải qua quá trình dài chuẩn bị, từ đầu tư nghiên cứu phát triển, thử nghiệm, đầu tư hạ tầng và xin cấp phép. Hệ thống dịch vụ tuân thủ các quy định của Nhà nước, Bộ TT&TT.
Bên cạnh các yếu tố pháp lý và kỹ thuật đảm bảo tính tin cậy cho giao dịch điện tử, chữ ký số từ xa CA2 Remote Signing chú trọng đến tiện ích và trải nghiệm người dùng, là giải pháp mà mọi người dân đều có thể sử dụng chữ ký số. “CA2 Remote Signing được chúng tôi xây dựng bám theo các tiêu chí an toàn, dễ dùng, hỗ trợ tốt và góp phần vào chủ trương phổ cập chữ ký số cá nhân của Bộ TT&TT”, ông Phùng Huy Tâm cho hay.
Cùng với việc được trao giấy phép cung cấp dịch vụ, Nacencomm cũng công bố ra mắt CA2 Remote Signing. Các gói dịch vụ được cung cấp linh hoạt cho người dùng như theo số lượng, theo dịch vụ, theo lần ký, theo khung thời gian và có thể tùy chọn trả trước hoặc trả sau. Đơn vị cũng duy trì các kênh kinh doanh và hỗ trợ 24/7.
Cho biết Nacencomm đặt mục tiêu sẽ có được khoảng 10% thị phần dịch vụ chữ ký số cá nhân, đại diện CA công cộng này cũng kỳ vọng dịch vụ CA2 Remote Signing và hệ sinh thái số CA2 sẽ góp phần giải quyết bài toán phổ cập công dân số quốc gia.
Tính đến cuối năm 2022, số chứng thư số công cộng đang hoạt động là gần 1,9 triệu, trong đó chữ ký số cá nhân chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn.
Trong Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã đặt mục tiêu tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030. Chiến lược cũng xác định triển khai ký số từ xa theo hướng ưu tiên phổ cập việc sử dụng chữ ký số cá nhân cho người dân một cách đơn giản, thuận tiện, an toàn là 1 nhiệm vụ trọng tâm.
Chia sẻ tại sự kiện trao giấy phép cho CA2, bà Tô Thị Thu Hương, Giám đốc NEAC cho biết, cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa cho các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng, Bộ TT&TT kỳ vọng sẽ góp phần gỡ được “nút thắt” về ứng dụng chữ ký số cá nhân.
Thực tế, việc đẩy mạnh cung cấp chữ ký số từ xa đang là mục tiêu của nhiều nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển chữ ký số cá nhân, theo định hướng của Bộ TT&TT. Trước CA2, đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng được cấp phép cung cấp dịch vụ ký số từ xa gồm VNPT, Viettel, BKAV, MISA, FPT và SAVIS.
" alt=""/>Chữ ký số từ xa là “chìa khóa” thúc đẩy chuyển đổi số hướng tới người dân