Nhận định, soi kèo Venezia vs AC Milan, 17h30 ngày 27/4: Đối thủ yêu thích
Hư Vân - 27/04/2025 04:35 Ý mu liverpoolmu liverpool、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Nhận định, soi kèo Modena vs Reggiana, 20h00 ngày 1/5: Bước vào hang cọp
2025-05-03 02:33
-
Hôm 9/2, thông qua chức năng Instagram Story, Á hậu Mâu Thủy đăng ảnh ngồi gác chân lên ghế phía trước ở rạp chiếu phim. Hành động này bị chỉ trích kém văn hóa dù khu vực xung quanh không có khán giả. Một tài khoản viết: "Cấm gác chân lên ghế là quy định rồi. Chị ấy làm vậy là hoàn toàn sai". Người khác đồng tình, nói thêm: "Mâu Thủy là người của công chúng thì nên giữ hình tượng".
Ngay sau đó, người đẹp 28 tuổi đã phản hồi: "Cái này là giơ chân lên cao khi chưa có ai vào rạp, rồi chụp. Có thể do góc chụp nên thấy thế. Chứ gác chân vậy mình coi phim kiểu gì". Tiếp đó, khi thành viên mạng yêu cầu cô xin lỗi, Mâu Thủy trả lời rằng: "Có lỗi gì đâu mà phải xin qua xin lại. Người nào dễ dàng nói xin lỗi là người rất hay làm ra lỗi. Và xin đính chính mình chưa từng xin lỗi mấy vụ việc thời gian gần đây nhé. Vì sao ư? Not my bad (Không phải lỗi của mình)".
Ca sĩ Bảo Thy từng bị phàn nàn tương tự Mâu Thủy. Trong chuyến du lịch Singapore cách đây 4 tháng, giọng ca Công chúa bong bóng chia sẻ bức ảnh đạp chân lên ghế ở công viên ngoài trời. Khi một thành viên nhắc nhở: "Chị ơi, ghế họ ngồi mà chị đặt chân lên vậy chị? Đây là khu công cộng chứ phải nhà chị đâu", cô đã đáp lại: "Anh bảo vệ chụp cho chị đó em ơi. Mưa nên nệm ướt chị ngồi trên là theo chỉ đạo của anh bảo vệ. Vậy là đủ lịch sự chưa bé?".
Tháng 10 năm ngoái, Phạm Hương bị phản ứng trái chiều vì ngồi lên bí ngô tạo dáng trong khi trước cổng nông trại Dell'Osso Family Farms ở California (Mỹ) có ghi dòng chữ: "Không ngồi lên bí ngô". Giải thích cho hành động này, hoa hậu 9X nói: "Mình tập trung quay video nên không để ý biển phía sau. Lần sau sẽ cẩn thận hơn".
Khán giả cho rằng Phương Mỹ Chi mặc crop-top đi cúng Tổ nghề với Quang Lê là không phù hợp. Ngay sau đó giọng ca tuổi teen đã phải lên tài khoản cá nhân giải thích: "Dạ vì em đang đi học. Ba gọi qua bất chợt, em đi liền chứ không biết hôm nay thắp hương Tổ nghiệp".
Bộ ảnh ăn mặc hở hang phản cảm trước Bưu điện Thành phố, Nhà thờ Đức Bà vào năm 2018 của Sĩ Thanh gây phẫn nộ dữ dội. Khi đó, cô hứng chịu vô số chỉ trích vì còn tạo dáng uốn éo trước những địa danh mang tính lịch sử này. Trả lời Zing.vn, quản lý nữ ca sĩ nói: "Bộ hình thuộc một dự án mà Sĩ Thanh tham gia. Khi chụp ảnh, nhân vật chính đứng cách xa những địa điểm văn hóa chứ không gần như cảm nhận của người xem ảnh. Có thể góc chụp khiến mọi người cảm thấy phản cảm".
Hồ Ngọc Hà (trái) và Lệ Quyên cũng từng bị chỉ trích sau bức ảnh ngồi, đạp cả giày lên ghế công cộng ở nước ngoài. Riêng nơi Lệ Quyên đứng là ở quảng trường Wenceslas, Cộng hòa Séc vào năm 2015.
(Theo Zing)
Sau 'Ký sinh trùng', 'Joker' cũng được đưa trở lại rạp chiếu
Hiệu ứng từ chiến thắng tại Oscar 2020 khiến nhà phát hành phim "Joker" tại Việt Nam đưa phim này trở lại rạp chiếu từ 17/2 cùng với "Parasite" (Ký sinh trùng).
" width="175" height="115" alt="Nghệ sĩ Việt bị chỉ trích cư xử không phù hợp nơi công cộng" />Nghệ sĩ Việt bị chỉ trích cư xử không phù hợp nơi công cộng
2025-05-03 01:53
-
Những hình ảnh của thầy Khoa và con gái xuất hiện trong phóng sự khiến nhiều người giật mình (Xử lý ảnh: Mạnh Quân)
Thầy giáo Nguyễn Như Ý - Hiệu trưởng trường THPT Thường Tín rất buồn khi nhắc đến “nỗi oan” mà mình và nhà trường đang vô tình phải gánh chịu.
Bi kịch của một bi kịch
Trong dịp 20/11 vừa qua, Kênh VTC1 của Đài truyền hình KTS VTC đã thực hiện một phóng sự khá công phu về thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người nổi tiếng về những vụ đấu tranh chống tiêu cực của ngành giáo dục.
Phóng sự có tựa đề: “Bi kịch thầy giáo Đỗ Việt Khoa sau 10 năm chống tiêu cực”. Mặc dù cái tên Đỗ Việt Khoa không còn hot như 10 năm về trước, nhưng cũng thu hút sự quan tâm từ dư luận.
Ngay sau khi phóng sự này được phát sóng, trên các trang mạng cũng và một số tờ báo điện tử đã đăng tải, chia sẻ.
Dư luận khá sửng sốt sau khi xem phóng sự xúc động này, bởi người ta không thể ngờ rằng, sau 10 năm “người đương thời” Đỗ Việt Khoa vẫn khổ như xưa.
Trong phóng sự có đoạn ghi lại tiếng khóc nức nở của cô con gái thầy giáo Khoa, khi nói về khó khăn sau việc bố đấu tranh chống tiêu cực.
“Đã có những kẻ đến đập phá nhà, đánh con Khoa, đánh vợ Khoa…”, ông Đỗ Văn Ngải, bố thầy giáo Đỗ Việt Khoa chia sẻ trong phóng sự.
Trong đoạn phóng sự đó, thầy giáo Đỗ Việt Khoa đã kể lại những khó khăn, nỗi khổ về việc mình bị trù dập vì đấu tranh chống tiêu cực như thế nào.
“Có thầy giáo dạy toán ngồi uống nước với tôi đã bị hiệu trưởng gọi lên văn phòng đe dọa: "Ngồi với Đỗ Việt Khoa để chống đối tôi đấy à?”", thầy Khoa nói trong phóng sự.
Ngoài ra, rất nhiều chiêu trò khác của lãnh đạo nhà trường khi “cách ly” thầy Khoa ra khỏi hội đồng giáo viên và học sinh, những cách trù dập giáo viên cũng được thầy Khoa đề cập đến.
Những câu chuyện buồn của ngành giáo dục, của ngôi trường mà thầy Khoa đã công tác lần lượt được tái hiện bằng hình ảnh và lời nói của thầy giáo chống tiêu cực này.
Sau khi một tờ báo điện tử đăng tải phóng sự này, đã có hàng trăm bình luận của độc giả thể hiện sự phẫn nộ về ngôi trường đã đối xử với thầy Khoa như vậy. Có người còn đề nghị Bộ Giáo dục – Đào tạo vào cuộc để làm rõ.
Trong phóng sự, con gái thầy Đỗ Việt Khoa đã khóc và nói về nỗi khổ khi bố chống tiêu cực
Sau khi phóng sự này được phát sóng vài ngày, thầy giáo Nguyễn Như Ý – Hiệu trưởng trường THPT Thường Tín – nơi thầy Khoa đang công tác đã lên tiếng về sự việc này.
Theo ý thầy hiệu trưởng này viết trên Facebook thì những thông tin trong phóng sự là không chính xác và dẫn đến hiểu lầm.
“Tôi thấy một số thông tin mà VTC1 đưa tin chưa chính xác và chưa đầy đủ, làm người nghe hiểu sai lệch thông tin về cuộc sống hiện tại của thầy Đỗ Việt Khoa, làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của trường THPT Thường Tín, nơi thầy Khoa hiện đang công tác giảng dạy.
Những thông tin đó chỉ đúng tại thời điểm trước năm 2011 - khi thầy Khoa đang công tác tại trường THPT Vân Tảo”, thầy Như Ý viết trên Facebook.
“Nhiều người khuyên tôi đừng nhận thầy Khoa”
Thầy Ý cho biết, chính thầy đã dũng cảm nhận thầy Khoa về trường, nhưng giờ đang bị dư luận hiểu nhầm vì phóng sự "cắt gọt"
Liên quan đến sự việc đang gây bão dư luận này, PV Báo điện tử Trí Thức trẻ đã phỏng vấn thầy giáo Nguyễn Như Ý - Hiệu trưởng trường THPT Thường Tín.
Vốn là đồng nghiệp với thầy Khoa từ hơn 20 năm trước, thầy Ý tỏ ra rất buồn khi nhắc đến nội dung phóng sự “Bi kịch của thầy giáo Đỗ Việt Khoa sau 10 năm chống tiêu cực”.
Ông cho hay, qua những câu chuyện thầy Khoa kể thì thấy rằng cuộc sống của thầy bị đảo lộn, thậm chí là mất việc, cuộc sống đang bị đe dọa bởi nhiều thứ.
Nhưng những điều thầy Khoa nói đó là tại thời điểm thầy đang công tác tại trường Vân Tảo, nghĩa là 5 năm về trước.
Tiếc thay, phóng sự đó không nói rõ điều này nên khiến người ta hiểu sai rằng, thầy Khoa đang bị trường THPT Thường Tín trù dập. Bởi vì thầy Khoa giới thiệu là hiện đang công tác tại trường THPT Thường Tín.
“Khi nhận thầy Khoa, trường THPT Thường Tín đang thừa giáo viên, nhưng khi Sở đặt vấn đề đưa thầy Khoa về tôi đã nhận ngay. Thời điểm đó là tháng 1/2011”, thầy Ý nói.
Theo chia sẻ của thầy Ý, sau khi phóng sự đó được phát, rất nhiều người gọi điện đến hỏi thăm anh Đỗ Việt Khoa, tại sao nhà trường lại đối xử với thầy Khoa như thế?
“Chúng tôi không biết trả lời sao cho mọi người hiểu…”, Hiệu trưởng trường THPT Thường Tín giãi bày.
“Mình đã dũng cảm nhận thầy Khoa về trường trong giai đoạn Khoa khó khăn nhất, thế nhưng bây giờ không khéo người ta lại nhìn tôi với nhà trường bằng ánh mắt khác như là nơi trù dập anh ấy”, thầy Ý buồn rầu.
Sở dĩ trường THPT Thường Tín bị "oan", bởi phóng sự nói rõ là sau 10 năm thầy Khoa chống tiêu cực. Đúng với thời điểm hiện nay, thầy Khoa đang công tác ở trường Thường Tín.
Trao đổi với PV, thầy Ý chia sẻ, năm 2010, thấy cuộc sống của đồng nghiệp cũ như vậy và có nguy cơ ra khỏi ngành, thầy đã đứng ra nhận thầy Khoa về trường.
“Lúc đó, rất nhiều người khuyên tôi đừng nhận thầy Khoa. Họ gàn, vì biết đâu tính "gàn dở" của ông ấy về đây sẽ như này như kia, nhưng mình không quan tâm đến chuyện đó”, vị hiệu trưởng này nói tiếp.
Theo chia sẻ của thầy Ý, khi nhận thầy Khoa về, chính thầy Khoa đã nói: “Rất cảm ơn anh đã nhận em. Em bây giờ chẳng ma nào dám nhận”.
Sau khi phóng sự được phát, thầy Ý đã gặp thầy Khoa nói chuyện. Tại buổi nói chuyện này, thầy Khoa cũng khẳng định là nói rõ ràng những bi kịch đó xảy ra ở trường Vân Tảo chứ không phải ở Thường Tín. Tuy nhiên, khi phát sóng, ê kíp chương trình đã cắt bớt đi.
“Phóng viên của VTC1 cũng khẳng định với tôi việc anh Khoa lên đó không nói điều gì không tốt về trường Thường Tín, thậm chí là ca ngợi nhà trường", thầy Nguyễn Như Ý nói thêm.(Theo Tri Thức Trẻ)
Xem thêm:
"Người hùng" giáo dục Đỗ Việt Khoa sau 10 năm" width="175" height="115" alt="Một hiệu trưởng thấy 'bị oan' sau phóng sự về thầy Đỗ Việt Khoa" />Một hiệu trưởng thấy 'bị oan' sau phóng sự về thầy Đỗ Việt Khoa
2025-05-03 00:54
-
Clip tình bạn của rùa khiến người xem thích thú
2025-05-03 00:10



Công nghệ blockchain có hơn 10 năm phát triển nhưng vẫn ở giai đoạn sơ khai, tính ứng dụng và lượng người dùng chưa thể so sánh với các nền tảng truyền thống. Do đó, lĩnh vực này cần nhiều cải tiến để được áp dụng rộng rãi.
Trong sự kiện được Coinbase Wallet và Kyros Ventures tổ chức tại Việt Nam hôm 21/5 đại diện sàn giao dịch tiền số lớn nhất nước Mỹ cùng các dự án như Polygon, Axie Infinity đã có những chia sẻ về mức độ ứng dụng của blockchain và tiềm năng phát triển trong tương lai.
GameFi chỉ là một trong những con đường để phổ cập blockchain
Thuật ngữ Mass Adoption (phổ cập) đã được đề cập đến từ khi Bitcoin xuất hiện. Bitcoin nói riêng hay tiền mã hóa nói chung sẽ đạt đến cấp độ này nếu được chấp nhận như một phương tiện thanh toán, với lượng người dùng lớn. Tuy nhiên, viễn cảnh này còn xa vời bởi đa phần các quốc gia không chấp nhận thêm một giao thức thanh toán ngoài tiền pháp định trong lãnh thổ.
Mass Adoption được mở rộng sang lĩnh vực blockchain nói chung, đặt công nghệ này vào viễn cảnh được sử dụng bởi hàng tỷ người trên thế giới, như các sản phẩm Internet truyền thống, tiêu biểu là Facebook, Google. Tuy nhiên, để đưa chuỗi khối tiếp cận với lượng khách hàng khổng lồ như trên, vẫn còn khoảng cách xa.
![]() |
Ông Nguyễn Thành Trung từ Axie Infinity cho rằng lợi ích của blockchain không nên chỉ được nhìn qua tiền số. |
“Trước khi nghĩ đến phổ cập, cần xác định công nghệ blockchain có thực sự mang lại lợi ích cho người dùng? Theo tôi, câu trả lời là có, nhưng cần nhìn sâu hơn, chứ không phải thứ đang có trên thị trường tiền số hiện tại”, ông Nguyễn Thành Trung, người sáng lập Axie Infinity nói.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Trung cho rằng GameFi giúp người dùng làm quen với các loại tài sản số một cách tự nhiên.
Theo đó, có những người chưa từng mở tài khoản ngân hàng trước khi tham gia vào mô hình GameFi. Nhưng chỉ sau hai tuần, họ đã làm quen được với blockchain, nắm giữ tài sản số, thực hiện giao dịch không chỉ trong game mà với cả các mảng khác.
“Các khái niệm về chuỗi khối được đưa vào trong quá trình trải nghiệm trò chơi một cách tự nhiên, tinh tế. Người dùng không có cảm giác bị dạy một điều gì đó mới và khó hiểu”, ông Trung nói.
Đồng quan điểm, ông Thuật Nguyễn, người sáng lập Kyros Ventures cho rằng sự vui vẻ, đơn giản của trò chơi tạo điều kiện hỗ trợ người mới tham gia vào lĩnh vực blockchain. Ngoài ra, tính giải trí của mô hình này có thể duy trì lượng người dùng đông đảo cả khi thị trường tiền số đi xuống như hiện tại, miễn là GameFi thực sự vui vẻ, không chỉ đơn thuần là click-to-earn.
Tuy nhiên, chính GameFi cũng đang đối mặt với cuộc khủng hoảng niềm tin từ người chơi và nhà đầu tư. Nhiều dự án thiên về "lùa gà" và bơm xả token chứ không thực sự đầu tư đường dài khiến niềm tin vào mô hình play to earn bị ảnh hưởng nặng nề. Khi thị trường đi xuống, các dự án GameFi được đầu tư bài bản cũng bị ảnh hưởng xấu.
Đến hiện tại, nhiều dự án đình đám có giá token chia nhiều lần từ đỉnh. Tiêu biểu như Decentraland (MANA) giảm hơn 80%, The Sandbox giảm 85%, Stepn giảm 66%, GALA giảm 90%, RACA giảm 95% giá trị.
Tại buổi tọa đàm, ông Thuật Nguyễn cho rằng sự đi xuống của trào lưu GameFi là bởi các trò chơi quá nặng yếu tố kiếm tiền, không tạo ra giá trị giải trí. "Là người quan sát và trải nghiệm nhiều GameFi, tôi thấy hiện tại có khoảng đâu đó 5 trò chơi là có lối chơi thật sự", ông Thuật nói.
Cần 10 năm nữa để blockchain được phổ cập
Một trong những trào lưu của thị trường tiền số trong hai năm qua là tài chính phi tập trung (DeFi). Ngoài việc thu hút nguồn tiền lớn bơm vào các hệ sinh thái, DeFi ra đời với sứ mệnh mang dịch vụ tài chính đến hàng tỷ người trên thế giới, góp phần phổ cập những ứng dụng của chuỗi khối.
![]() |
Tổng lượng tài sản trên các nền tảng DeFi tính đến tháng 5 đang ở mức 113 tỷ USD, khiêm tốn so với tài chính truyền thống. Ảnh: DeFi Llama. |
Theo ông Nguyễn Thành Trung, yếu tố Finance (tài chính) trong GameFi cũng phần nào thể hiện cho mô hình DeFi, giúp người dùng tiếp cận công nghệ mới.
Tuy nhiên, theo ông Bình Nguyễn, Giảng viên tài chính cao cấp, đồng sáng lập Trung tâm công nghệ tài chính và mã hoá Đại học RMIT, phần lớn người sử dụng các dịch vụ DeFi là những nhà đầu cơ thu lợi, không đúng mục đích đặt ra của mô hình. Ngoài ra, ông Bình cho rằng DeFi hay blockchain vẫn trong giai đoạn thử nghiệm nên còn phức tạp, khó tiếp cận.
Đồng quan điểm, ông Terence Yeo, đại diện Coinbase cho rằng công nghệ blockchain, Web 3.0 vẫn còn quá phức tạp với người dùng đại chúng.
![]() |
Đại diện Coinbase cho rằng các ứng dụng của blockchain vẫn còn phức tạp, khó sử dụng. |
“Với một sản phẩm Web 2.0, người dùng cần tải nó về điện thoại, đăng ký tài khoản và sử dụng. Trong khi đó, mọi thứ phức tạp hơn nhiều với Web 3.0. Ta cần tải app, tải ví tiền số, tạo ví tiền số, ghi và cất giữ mã bảo mật, kết nối ví với ứng dụng, mua token và nhiều bước khác”, ông Yeo nói.
Theo ông Bình, mục tiêu của ngành DeFi trước mắt là tiếp cận với khoảng 1,7 tỷ người đang chưa có tài khoản ngân hàng trên thế giới, tạo điều kiện để họ tiếp cận với dịch vụ tài chính. Đồng thời, ngành này cần tìm cách thu hút thêm nguồn vốn từ lĩnh vực truyền thống để thật sự sẵn sàng cho phổ cập.
“Ngành DeFi cần thêm chế tài quản lý từ các quốc gia để có thể thật sự phát triển, sẵn sàng cho việc phổ cập đến đại chúng. Tôi cho rằng có thể mất ít nhất 10 năm cho mục tiêu này”, ông Bình nhận định.
“Blockchain cần nhiều lập trình viên hơn nhà đầu cơ”
Một trong các vấn đề được các chuyên gia đề cập trong tọa đàm là mảng tiền số hiện tại có quá nhiều trader (nhà giao dịch), tham gia với mục đích thu lời từ thị trường nhưng lại thiếu lập trình viên để xây dựng dự án. Tiêu biểu ở mô hình GameFi, đang gặp khó khăn khi tạo ra một môi trường ổn định cho trò chơi bởi nhóm người dùng tham gia với mục đích kiếm tiền quá đông.
![]() |
Khi cả thị trường điều chỉnh, tựa GameFi "đầu ngành" như Axie Infinity cũng liên tục thay đổi để duy trì. Ảnh: Sky Mavis. |
“Vấn đề của play-to-earn là người tham gia chỉ muốn thu hồi vốn nhanh và kiếm lời, như vậy thì không bền vững. Để lâu dài, game phải tìm cách giữ chân người chơi, hỗ trợ kết giao bạn bè, giải trí, thu thập vật phẩm. Mô hình phải có người bỏ tiền vào để đổi lại những yếu tố khác nhằm giải trí thì dự án mới bền vững”, ông Nguyễn Thành Trung nhận định.
Trong khi đó, việc thiếu hụt sản phẩm chất lượng khiến quá trình đưa công nghệ blockchain đến ngưỡng phổ cập, tiếp cận với lượng lớn khách hàng bị chậm trễ.
“Khi tôi tham gia lĩnh vực này vào 2017, tôi gặp nhiều người xây dựng dự án ở Việt Nam, nhưng họ không làm việc dài hạn, nhất là khi thị trường đi xuống. Tôi nghĩ việc giúp người dùng làm quen và được truyền cảm hứng từ những ví dụ thành công như Axie Infinity, Coin98, Kyber Network sẽ giúp thị trường có thêm nhiều người xây dựng hơn là nhà đầu cơ”, ông Thuật Nguyễn nói.
Trong khi đó, bà Jaslyn Wang, đại diện dự án Polygon cho rằng lĩnh vực này vẫn ở giai đoạn sơ khai, thử nghiệm, nên các dự án vẫn được phép mắc sai lầm. Tuy nhiên, để hạn chế sự cố, những người xây dựng nên xác định rõ ràng mục tiêu, đối tượng khách hàng và cách tiếp cận phù hợp để con đường phát triển được thuận lợi.
Nhân sự cũng là vấn đề nhức nhối với các dự án trong nước hiện tại
“Tôi có trao đổi với một số đại diện công ty blockchain của Việt Nam, họ chia sẻ việc gặp khó khăn do thiếu nhân sự, cạnh tranh ‘câu’ người của nhau. Tuy gọi ngành blockchain đang lớn mạnh, nhưng nguồn lực cho ngành vẫn còn thiếu nhiều”, bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, chuyên gia nghiên cứu và phát triển thuộc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói với Zing.
(Theo Zing)

Nhiều tên tuổi công nghệ sẽ góp mặt tại hội nghị thượng đỉnh Blockchain Việt Nam 2022
Hội nghị thượng đỉnh Blockchain Việt Nam - Vietnam Blockchain Summit 2022 diễn ra trong hai ngày 21, 22/7 dự kiến có sự góp mặt của nhiều tên tuổi lớn về công nghệ mới này như Binance, Houbi Global, Solana, Decom Wings, Whydah, Sky Mavis…
" alt="Blockchain cần 10 năm nữa để phổ cập" width="90" height="59"/>
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT vừa công bố những dự kiến thay đổi liên quan tới thi và tuyển sinh vào ĐH, CĐ năm 2016. Có thể nói đây là những dự kiến thay đổi khá căn bản trong công tác xét tuyển như tăng cường hơn nữa sự tự chủ của nhà trường với việc không cấp giấy báo điểm, thí sinh được tự do đăng ký tuyển sinh…
![]() |
GS Nguyễn Minh Thuyết: Xã hội và báo chí đang “xả stress” vào giáo dục và y tế. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Bộ Giáo dục nên đứng ra giải thích
GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đưa ra quan điểm về vấn đề này.
- Loay hoay mãi việc tuyển sinh không phải là việc hay. Trong toàn bộ quá trình đào tạo đại học, tuyển sinh chỉ là một khâu và không phải khâu quan trọng nhất. Đổi mới nội dung, quy trình, phương thức đào tạo để nâng cao chất lượng mới là những vấn đề Bộ GD-ĐT và các trường phải tập trung.
Theo tôi, tổ chức thi tốt nghiếp THPT và tuyển sinh không phải là việc của Bộ mà là của cơ sở,. Việc thi tốt nghiệp THPT nên để các Sở GD-ĐT tổ chức, việc tuyển sinh giao cho các trường đại học, cao đẳng. Các trường có thể tổ chức thi tuyển riêng, liên kết thi tuyển theo cụm, theo học bạ là tùy mỗi trường.
Việc Bộ GD-ĐT nên tập trung bây giờ là có biện pháp để các trường kiểm định chất lượng, công bố kết quả kiểm định theo định kỳ.
Tất nhiên Bộ không thể ép các trường kiểm định được vì đây là quyền tự chủ của mỗi trường. Nhưng mỗi năm một lần, Bộ công bố danh sách các trường đã được kiểm định. Điều này sẽ gây sức ép lên các trường, bởi nếu không kiểm định, trường học cũng chỉ là một dạng công ty thôi, sẽ không tạo lập được uy tín với thí sinh và phụ huynh.
Khi ở trong nước chưa có một tổ chức kiểm định độc lập đủ uy tín, trường có thể mời các tổ chức trong khu vực vào kiểm định. Đây chính là cơ hội để giáo dục đại học Việt Nam đối chiếu mình với chuẩn khu vực. Những trường đạt kết quả kiểm định tốt sẽ khẳng định được vị trí của mình trong khu vực.
Ông có cho rằng có lệch lạc gì ở cả cơ quan quản lý lẫn dư luận hay không, khi mà cả Bộ GD-ĐT và dư luận đang quá tập trung vào khâu tuyển sinh?
- Trước hết, việc cải tiến tuyển sinh xuất phát từ ý thức trách nhiệm của Bộ GD-ĐT mong muốn giảm bớt cồng kềnh, tốn kém cho thí sinh và phụ huynh.
Dư luận cũng góp phần vào sự thay đổi liên tục này. Trước đây, các trường đã từng thi riêng. Sau khi báo chí phản ánh về sự căng thẳng tốn kém, thì “3 chung” ra đời. Rồi dư luận về sự căng thẳng, cồng kềnh của hai kỳ thi (tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) đã dẫn tới phương án tổ chức kỳ thi “2 trong 1” (thi tốt nghiệp THPT quốc gia) như vừa qua.
Đứng ra tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình, nhưng điều đó không phù hợp với chức năng nhiệm vụ của một cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương. Công việc chính của cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương là xây dựng chiến lược, văn bản quy phạm pháp luật, thanh tra kiểm tra…, chứ không phải làm thay Ban giám đốc các sở, Ban giám hiệu các trường.
Cũng có thể Bộ không muốn làm nhưng lại chịu sức ép từ cơ quan cấp trên.
Còn nếu bảo rằng có lợi ích về tài chính ở đây không mà Bộ cứ “ôm” việc, tôi cho là không, hoặc nếu có thì rất ít, không đáng với những gánh nặng mà việc này mang lại.
Có lẽ, trước hết chính Bộ GD-ĐT nên đứng ra giải thích tại sao Bộ cứ phải “ôm” lấy việc này, rồi mới bàn vào chi tiết sửa đổi.
Có sửa gì cũng phải công bố sớm
Còn truyền thông góp phần như thế nào vào sự “loay hoay” sửa đổi cách thi cử, thưa ông?
- Báo chí đã rất nhạy cảm, phản ánh kịp thời những sự việc, hiện tượng bất hợp lý diễn ra trong quá trình thi cử.
Nhưng chắc chắn là báo chí cũng gây sức ép lên cơ quan quản lý. Như tôi đã nói, một phần do sức ép của báo chí mà trước đây Bộ GD-ĐT phải tìm phương án “3 chung”, cũng như vừa rồi kỳ thi THPT quốc gia ra đời.
Tôi muốn kể một ví dụ khác về sức ép của báo chí, là việc đào tạo đại học theo hai giai đoạn dưới thời Bộ trưởng Trần Hồng Quân. Tôi cho rằng đây là sự đổi mới tiến bộ, phù hợp với cơ chế thị trường, nhưng đã không duy trì được lâu dài.
Với cách chia giai đoạn để đào tạo như vậy, khi học xong giai đoạn đại cương, sinh viên có thêm một lần nữa lựa chọn chuyên ngành học thật sự phù hợp. Giai đoạn đại cương cũng để sàng lọc những sinh viên không đạt yêu cầu.
Cách đào tạo như vậy cũng cho phép sinh viên có nhu cầu hay hoàn cảnh riêng được tạm nghỉ học một thời gian, khi chứng chỉ ĐH đại cương được bảo lưu tới năm 38 tuổi…
Những cải tiến tiến bộ này sau đó bị dư luận, thông qua báo chí, gây sức ép khá dữ dội. Báo chí phản ánh có những phụ huynh than thở rằng khi con đỗ đại học mình đã bán trâu bán bò làm cỗ chiêu đãi hàng xóm. Vậy mà chỉ một năm rưỡi sau con đã xách balo về. Gia đình tốn kém và xấu hổ...
Lỗi xét ra là của gia đình và chính sinh viên, nhưng rồi chính những tiếng nói như vậy trên báo chí đã gây sức ép, khiến cải tiến này không duy trì được lâu.
Nếu chỉ xét riêng trong kỳ thi và tuyển sinh năm vừa qua thì sao, thưa ông?
-Tôi thấy rằng năm vừa rồi dư luận đánh giá hơi quá, khi đưa những ý kiến cho rằng những đổi mới thi cử, tuyển sinh là bỏ đi hết.
Nếu bình tĩnh nhìn nhận, thì giai đoạn đầu của kỳ thi THPT quốc gia cũng có những điểm tốt. Việc có nên tiếp tục thi chung như thế không, thì tôi cho rằng không. Có điều, cái gì tốt vẫn nên ghi nhận.
Tôi có cảm tưởng báo chí rất ít muốn khen giáo dục, mà hay chăm chú vào những chuyện, những chi tiết chưa tốt, làm cho ngành giáo dục lúng túng.
Có một vị lãnh đạo ngành trước đây từng tâm sự với tôi rằng: “Xã hội đối xử với giáo dục như với học sinh cá biệt. Quay phải không được, mà quay trái cũng không xong”.
Xã hội và báo chí đang “xả stress” vào giáo dục và y tế, dù có những ngành có thể tệ hơn.
Nhưng cũng phải nói rằng, nếu các lãnh đạo ngành có bản lĩnh thì việc mình mình cứ làm, có kết quả tốt xã hội sẽ thừa nhận thôi. Tuy nhiên, tôi cho rằng ít người có thể chịu sức ép dư luận.
Vậy thì những dự kiến thay đổi trong năm 2016 mà Bộ vừa đưa ra, theo ông nhìn nhận, chủ yếu là do những vướng mắc nội tại của phương thức thi – tuyển, hay do dư luận?
- Tuyển sinh năm vừa rồi có những lúng túng, có những cái sai, chủ yếu là do Bộ “ôm đồm”. Dư luận kêu, Bộ sửa là phải.
Lẽ ra, khi làm việc lớn như thế, cơ quan chức năng phải nghiên cứu kỹ, dự đoán hết các tình huống, lên phương án giải quyết chu đáo các tình huống có thể phát sinh, rồi mới làm. Trong quá trình thực hiện, Quy chế tuyển sinh quy định như thế nào phải giữ vững như thế, không giải quyết theo sự vụ phát sinh… Nhưng mọi việc đã không diễn ra như vậy, bởi vừa muốn ôm hết vừa muốn tốt đẹp hoàn hảo là rất khó.
Tuy nhiên, nếu đã nhận thấy phương án chưa hoàn thiện, thì dứt khoát phải sửa đổi. Không vì tự ái , vì giữ thể diện mà không làm.
Theo tôi, bây giờ, Bộ cần tập trung nghiên cứu, sửa đổi Quy chế một cách căn bản. Không sửa lắt nhắt, bởi nếu làm vậy sẽ chạy theo sự vụ suốt đời.
Và nếu có sửa gì cũng nên công bố sớm để thí sinh có điều kiện chuẩn bị. Những công bố thay đổi của năm vừa rồi, theo tôi, là muộn.
Xin cảm ơn ông.
- Ngân Anhthực hiện
Xem thêm:
Những điểm mới dự kiến của kì thi THPT quốc gia năm 2016" alt="“Loay hoay mãi tuyển sinh không phải việc hay”" width="90" height="59"/>Mấy hôm nay tôi vẫn còn đi quay, cứ có lịch là tôi đi suốt, đâu có ở nhà. Vừa web drama phát YouTube, vừa phim lẻ, vừa MV ca nhạc,... anh em đoàn phim mấy ngày này tất bật lắm, mình cũng cố gắng làm cho hết để cho anh em về quê ăn Tết.
Những lúc không đi quay, tôi thường ở nhà đọc sách báo, hoặc rảnh thì chạy lên phường, thăm mấy bà bạn già, nói chuyện đôi câu cho khuây khỏa.
![]() |
Dù đã cận Tết, NSƯT Phi Điểu vẫn miệt mài trên phim trường. Bà chia sẻ cứ 5 giờ sáng là bắt đầu đi, khi nào quay xong thì về, có khi đi đến tận khuya. |
- Hiện tại đã gần 90 tuổi, đi quay nhiều có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bà?
Không đâu, tôi quen rồi, bây giờ mà vắng thì buồn lắm. Tất nhiên việc ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi không thoải mái như khi mình ở nhà, làm phim tuy cực mà vui. Làm công việc này phải có tính chịu khó vì nó không cố định.
Nhiều khi mình gật gù chỗ này một chút, chỗ kia một chút, thậm chí ngồi đâu cũng diễn được. Nó rèn cho mình tính nhẫn nại, chịu kham chịu khổ. Những người trẻ không nói, còn mình già cũng phải cố. Ở phim trường có phần hơi khó khăn nhưng khi về mình nghĩ lại thấy rất vui và thú vị.
Đặc biệt, tôi rất thích đi phim với các cháu trẻ. Vì trong một vở kịch, một bộ phim chỉ có một vài người già nên được các cháu quan tâm chăm sóc từng tí một.
- Bà có kỷ niệm nào đáng nhớ khi đi đóng phim?
Kỷ niệm thì rất nhiều, tôi làm phim đã mấy chục năm trời, có vô số kỷ niệm, bây giờ mà ngồi kể thì đến mấy ngày cũng không hết. Tuy nhiên, điều tôi nhớ nhất là những lần đi quay xa, ở các tỉnh lẻ. Bà con họ nhiệt tình, thân thiện lắm. Họ thấy tôi là chạy lại chào hỏi, có người còn kêu tôi cho họ sờ thử xem thế nào. Những lúc ấy tôi hạnh phúc lắm, hạnh phúc vì được bà con yêu thương, nồng nhiệt đón chào.
Những lúc trước giờ quay, chuẩn bị đâu ra đó rồi, tôi thường ra nói chuyện với bà con. Nhiều người họ ít khi tiếp xúc với diễn viên, chỉ nhìn mình qua màn ảnh nên khi được tiếp xúc, nhìn bằng xương bằng thịt họ vui lắm. Nhìn họ vui, tôi cũng thấy hạnh phúc vì mang lại tiếng cười cho họ.
Tình cảm của bà con, khán giả cũng chính là động lực, giúp mình vượt qua tất cả những lúc khó khăn. Nhờ có họ, tôi có thêm nhiều kinh nghiệm, nhiều vốn sống, bổ trợ cho các vai diễn của mình.
![]() |
Nữ nghệ sĩ vui vẻ kể lại những kỷ niệm đáng nhớ khi đi cùng đoàn phim. |
- Dù tuổi đã cao nhưng vẫn tự chạy xe máy đi diễn, bà có gặp trở ngại gì?
Trước giờ tôi vẫn thích tự chạy xe đi diễn. Chiếc xe nhỏ cùng tôi đi khắp các điểm diễn xa gần trong thành phố đã mấy chục năm rồi. Nhiều khi đi tối, mất phương hướng hoặc xa quá đi không nổi thì tôi gọi xe công nghệ, còn nếu có địa chỉ cụ thể thì tôi tự đi.
Anh em trong đoàn hay đề nghị cho người qua nhà rước nhưng tôi thích tự đi hơn. Vì như vậy mình chủ động được thời gian, đến nơi tự chuẩn bị rồi vào diễn. Nhiều khi đi về, chạy xe dọc đường vừa mát trời, vừa ngắm cảnh cũng thích lắm
Đường thành phố tuy kẹt xe nhưng mình cứ đi đúng luật thì không sao cả. Cứ đi từ từ, nhìn ngắm phố phường cũng có thú vui riêng. Đôi lúc tôi chạy ngoài đường, khán giả họ thấy quen, họ chạy lại hỏi, cũng thú vị lắm.
Đời nghệ sĩ được cái may mắn là nhiều người biết đến, nên khi tôi không biết đường, hỏi thăm thì được mọi người chỉ dẫn tận tình. Có mấy cháu nhỏ còn dẫn tôi đi đến tận nơi. Nhiều tình huống gặp ngoài đời bổ ích lắm, đó là những trải nghiệm thú vị mà những người đi xe hơi sẽ không thể nào biết được.
Nhiều khi con cháu nó thấy tôi cực, nó cũng góp ý nhưng nói rồi lại thôi. Vì tụi nó biết tính tôi mà, làm sao mà cản được. Hơn nữa, đây cũng là niềm vui của tôi nên con cháu không ngăn cản nhiều.
- Nghệ sĩ bây giờ thường có trợ lý đi theo, bà đi nhiều như vậy có ai đi theo hỗ trợ?
Tính tôi thích chủ động, thích tự do làm theo ý mình nên thường chỉ đi một mình. Con cháu nó có việc của nó nên đâu thể bắt nó đi theo phụ mình hoài được. Hơn nữa, tôi tự sắp xếp công việc của mình ổn nên cũng không cần người hỗ trợ.
Nhiều người cũng kêu tôi nên tìm người đi theo để hỗ trợ, lo quần áo, ăn uống rồi đưa đi nhưng tôi không quen. Tôi thích một mình, quần áo cũng tự chuẩn bị, không cần phiền hà đến người khác.
Mình già cả rồi, không rành công nghệ nên tôi tự nghĩ cách, làm một tờ giấy ghi lịch trình, lúc nào cũng mang theo trong túi. Hễ ai gọi hỏi hay đặt lịch quay, tôi lấy lịch ra dò, còn trống thì sẽ nhận. Một mình tuy hơi vất vả nhưng thoải mái, có thể chủ động mọi thứ.
![]() |
Bà cho hay bản thân thích chủ động làm mọi thứ nên không có ai theo giúp đỡ những lúc đi quay. Bên người bà lúc nào cũng có một chiếc túi nhỏ, đựng thuốc men, những thứ lặt vặt và tờ lịch tay tự ghi. |
- Nhiều người ở tuổi bà đã nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già, còn bà vẫn chăm chỉ hoạt động. Nói về kinh tế, hiện tại bà không phải lo ăn lo mặc, vậy cát-xê bà thường làm gì?
Tôi hoạt động nghê thuật từ khi còn nhỏ, đến nay đã mấy chục năm. Tình yêu nghề đã ngấm sâu vào máu nên không bỏ được. Thực sự, tôi đi diễn không vì kinh tế, bởi có nhiều đứa nhỏ khó khăn, tôi toàn diễn giúp tụi nó thôi. Tôi nghĩ, tụi nó quý, có cảm tình với mình thì mới mời, nên lúc nào tôi cũng có gắng, cứ trống lịch là tôi nhận lời ngay.
Bây giờ, tôi không phải lo về vấn đề tiền bạc. Vì nhà cửa thì tôi có rồi, từ khi ông nhà mất, ngôi nhà nhỏ tôi cũng cho đứa con gái luôn, chỉ giữ lại một phòng cho mình ở, có nơi đi về, thờ cúng người chồng quá cố.
Tôi già cả rồi, đâu ăn uống gì nhiều, cũng không cần quá nhiều tiền bạc. Đa số tiền cát-xê tôi thường đem đi làm từ thiện, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn. Tôi thường đem đi cúng chùa chiền, bà con ai cần thì mình giúp đỡ. Suy cho cùng, mình làm nhiều tiền cũng đâu sử dụng hết, chết cũng không thể mang theo, con cái đã lớn, tự làm ăn được rồi nên tôi thường đi từ thiện.
- Ông đã ra đi nhiều năm, hiện tại trong bà nỗi nhớ có còn quá lớn?
Ông ra đi đến nay cũng gần 4 năm rồi. Nói nhớ nhiều như hồi đó thì không còn nữa, nhưng đôi khi vẫn chạnh lòng. Tôi ở đây, luôn nhớ về ông ấy.
Trong phòng, tôi lập một bàn thờ để tưởng nhớ ông, ngày ngày thắp hương. Ngày nào cũng vậy, cứ ở nhà là tôi chạy xe đi chùa, dành một tiếng đồ hồ để tụng kinh, niệm Phật, cầu siêu cho ông. Mọi người có thể nghĩ tôi tâm linh, nhưng đôi khi cuộc sống cũng cần những điều tâm linh như thế.
Ngoài ông nhà, phòng thờ tôi còn thắp hương cho bà Võ Thị Sáu. Không vì gì cả, chỉ là tôi thích thôi. Vì tôi và Võ Thị Sáu cùng tuổi, tôi ngưỡng mộ bà ấy. Ngày xưa, khi theo đoàn văn công, tôi cũng thường diễn vai Võ Thị Sáu nên thích và thờ trong phòng.
- Bà và gia đình đón Tết thế nào?
Tôi có một đứa con gái dễ thương lắm, nó về hưu rồi nên sắm sửa, chuẩn bị hết, tôi thường không phải làm gì cả. Hoa hòe, bánh trái, dưa mứt có con cháu lo, tôi chỉ an hưởng tuổi già thôi.
Bánh chưng, bánh tét thì con cháu ở nhà gói. Tôi cũng có gói nhưng gói với tổ chức trên phường trên xã chứ không phải ở nhà. Năm nào cũng vậy, tôi hay tới lui thăm hỏi tổ chức, thấy vậy mà vui. Vì tôi làm cho phường, cho hội nữ tù binh ngày trước nữa nên có rất nhiều hoạt động.
Những ngày này, tôi tới lui thăm hỏi, rảnh rỗi nữa thì đi thăm mấy đứa nhỏ xa nhà, không về quê đón Tết. Tụi nó thấy tôi lại thăm, chắc sẽ vui lắm.
![]() |
NSƯT Phi Điểu chia sẻ, những ngày Tết, nhà không đặt ra phong tục, gò bó, ép buộc con cháu. Bà muốn mọi người thật thoải mái để có cái Tết ý nghĩa hơn. |
- Ngày Tết của nhà bà thường thế nào, có phong tục hay điều gì đặc biệt?
Nhà tôi cũng như bao người khác thôi, không có gì đặc biệt cả. Tôi có một đứa con trai, một đứa con gái thôi nên cháu chắt cũng không nhiều. Tết đến tụi nó tụ họp về, quay quần ăn bữa cơm sum họp là vui rồi.
Nhà tôi thoáng lắm, không đặt nặng phong tục hay luật lệ gì hết, để cho con cháu thoải mái, không bị bó buộc nề nếp gia phong. Nhà cửa thì vẫn phải dòn dẹp cho gọn gàng, trưng bày quà bánh để cho con cháu thấy không khí, còn tục lệ thì không.
Con cháu đến chúc Tết, lì xì cũng được, không thì tôi lì xì lại. Bây giờ quan điểm rất thoáng, chỉ cần không làm những điều cấm kỵ, biết lo cho nhau, vui vẻ là được rồi. Nhà tôi quan niệm, cái Tết vui vẻ là khi mọi người cùng thoải mái, không bị bó buộc điều gì.
- Hiện tại, bà mong mỏi điều gì nhất?
Tuổi cũng đã lớn rồi, tôi chỉ mong mình có thật nhiều sức khỏe, làm được gì thì làm, không bỏ phí thời gian.
Về phần gia đình, tôi chỉ mong con cháu thật hạnh phúc, công việc thuận lợi. Không mong gì hơn, tụi nó gia đình đầm ấm, vui vẻ sum vầy là tôi vui rồi.
Nhân dịp Tết đến, tôi cũng xin chúc mọi người thật nhiều sức khỏe, năm mới vui vẻ, làm ăn phát đạt, vạn sự như ý. Chúc mọi người vạn sự như ý!
Minh Tuyền
Ảnh: Minh Tuyền

MC Hạnh Phúc ân hận vì không kịp gặp bà nội trước khi mất đúng ngày mồng 1 Tết
- MC của Chuyển động 24h chia sẻ về những ký ức Tết khó quên khi còn bé và những bận rộn của những người làm truyền hình mỗi dịp Tết đến xuân về.
" alt="Phi Điểu gần 90 tuổi vẫn chạy xe đi diễn, dùng cát" width="90" height="59"/>
- Nhận định, soi kèo Mes Rafsanjan vs Persepolis, 22h45 ngày 1/5: Chủ nhà có điểm
- Ra mắt bộ sách điện tử về giáo dục sớm cho trẻ em
- Vợ chồng David Beckham và dàn sao đăng ảnh tình cảm ngày Valentine
- MC Minh Hà khoe phòng ngủ sang trọng
- Nhận định, soi kèo Malmo vs Osters, 0h00 ngày 30/4: Khác biệt đẳng cấp
- Tin sao Việt 6/2: Hari Won hôn Trấn Thành giữa trời tuyết rơi, mừng sinh nhật chồng
- Nga đã chuẩn bị cho kịch bản bị ngắt khỏi Internet thế giới
- Sẽ thu hẹp khối trường đại học công lập
- Soi kèo phạt góc Nottingham vs Brentford, 01h30 ngày 2/5
