当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Liverpool vs Ipswich Town, 22h00 ngày 25/1: Củng cố ngôi đầu 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
70 cán bộ, nhân viên BVDC 2.3 được tiêm vắc xin ngừa Covid-19
Đây là điểm thứ 2 tại TP.HCM, sau Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM) thực hiện tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của hãng AstraZeneca.
Dự kiến, mũi tiêm thứ 2 cho các cán bộ, nhân viên của BVDC 2.3 sẽ được thực hiện ở Nam Sudan.
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175 cho biết, việc tiêm vắc xin Covid-19 thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng và sự chủ động phòng chống dịch khi đưa lực lượng nhân viên bệnh viện dã chiến vào đất nước Nam Sudan.
Theo ông Sơn, có 2.100 cán bộ, nhân viên của bệnh viện sẽ được ưu tiên tiêm vắc xin ngừa Covid-19 sau lực lượng của BVDC 2.3 gồm: Lực lượng làm nhiệm vụ tại nhà giàn DK1, Bộ đội Biên phòng tại tỉnh Tây Ninh, cán bộ nhân viên tại các khoa Khám bệnh, Hồi sức cấp cứu, Truyền nhiễm, Xét nghiệm…
Ngoài ra, bệnh viện sẽ phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức tiêm vắc xin cho lực lượng biên phòng tham gia kiểm soát cửa khẩu, điểm chốt chặn của tỉnh Tây Ninh.
Khám sàng lọc và tư vấn cho cán bộ, nhân viên BVDC 2.3 trước khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19
Thay mặt cho cán bộ, nhân viên của BVDC 2.3, Thiếu tá Trịnh Mỹ Hòa, Giám đốc BVDC 2.3 chia sẻ, đây là sự khuyến khích, động viên nhân viên bệnh viện nỗ lực, tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho phái bộ Nam Sudan.
Ông Hòa cũng bày tỏ sự cảm ơn của Chính phủ, Ban chỉ đạo Cục quân y, Bệnh viện Quân y 175 đã ưu tiên cung cấp vắc xin ngừa Covid-19 cho cán bộ, nhân viên bệnh viện dã chiến trước ngày lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, nơi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, phương tiện chẩn đoán điều trị còn thiếu thốn.
Là bác sĩ sẽ chịu trách nhiệm phẫu thuật cho bệnh nhân tại Nam Sudan, Đại úy, bác sĩ Nguyễn Thành Nam, Trưởng Khoa Ngoại, BVDC 2.3 chia sẻ: “Trước khi tiêm, tôi có tìm hiểu về vắc xin của hãng AstraZeneca. Là người làm nghề nên tôi hiểu bất cứ loại thuốc nào cũng đều có tỷ lệ không mong muốn nhất định nên không cảm thấy lo lắng gì. Tôi cũng như các đồng đội của mình cảm thấy an tâm hơn khi được chích vắc xin ngừa Covid-19 và sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ trong vài ngày tới”.
Bác sĩ Nam cũng cho biết, quá trình huấn luyện của BVDC 2.3 không có sự hỗ trợ từ lực lượng quân đội Anh, Mỹ, Úc do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Vì vậy, đây là quá trình huấn luyện đặc biệt nhất từ trước tới nay.
Đại úy Trần Thuận Trang, Điều dưỡng trưởng, Khoa Khám bệnh, BVDC 2.3 chia sẻ, công việc phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nên khi được tiêm vắc xin, chị cảm thấy tự tin hơn khi thực hiện nhiệm vụ.
Trung úy chuyên nghiệp, Nguyễn Thị Như Ngọc, Khoa Ngoại, BVDC 2.3 bày tỏ, khi biết mình là một trong những nhân viên y tế đầu tiên tiêm vắc xin Covid-19 chị cũng cảm thấy lo lắng, hồi hộp, bởi đây là loại vắc xin mới. Tuy nhiên, sau khi tiêm chị cảm thấy nhẹ nhàng, yên tâm, không còn cảm giác như lúc đầu.
Đại úy, bác sĩ Nguyễn Thành Nam, Trưởng Khoa Ngoại, BVDC 2.3 là người tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên trong sáng 16/3
Giám sát việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho cán bộ, nhân viên bệnh viện dã chiến, Đại tá Nguyễn Hữu Mỹ, Cục Phó Cục Quân Y (Bộ Quốc phòng) cho biết, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới. Ở Nam Sudan, mỗi ngày có trên 100 ca mắc mới.
Ở Việt Nam, tuy dịch đã được kiểm soát nhưng tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Quyết liệt chống dịch nhưng triệt để dập dịch là biện pháp toàn thế giới và Việt Nam đang áp dụng.
Ở trong nước, do điều kiện hạn chế nên mới có hơn 117.000 liều vắc xin ngừa Covid-19 và được Chính phủ phân bổ cho Bộ Quốc phòng, ưu tiên tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch hoặc đi vào vùng dịch, trong đó có bệnh viện dã chiến.
Do lượng vắc xin có hạn và cần tiêm kéo dài, Đại tá Nguyễn Hữu Mỹ cũng đề nghị cán bộ, nhân viên bệnh viện dã chiến tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5K để phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Kiểm tra sức khỏe cho bác sĩ Nguyễn Thành Nam sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại phòng theo dõi sau tiêm
Đại úy Trần Thuận Trang, Điều dưỡng trưởng, Khoa Khám bệnh, BVDC 2.3 điền thông tin trên điện thoại qua mã QR Code để theo dõi sau tiêm
Mỗi lọ vắc xin Covid-19 sẽ tiêm được 10 mũi
Các nhân viên y tế của BVDC 2.3 được tiêm mũi 1 vắc xin Covid-19 tại Bệnh viện Quân y 175. Mũi 2 sẽ được thực hiện tiêm tại Nam Sudan.
Điều dưỡng Trần Thị Thơm vui mừng khi nhận giấy xác nhận đã tiêm vắc xin ngừa Covid-19
Liên Anh
Liên bang Nga gửi tặng Việt Nam 1.000 liều vắc xin Sputnik V đầu tiên, hiện đã được nhập kho, bảo quản lạnh.
" alt="70 chiến sĩ được tiêm vắc xin Covid"/>Ba tên cướp có vũ khí đã tấn công một tiệm trang sức tại Uttar Pradesh, Ấn Độ. Tuy nhiên, trước khi rút súng đe doạ những người có mặt tại tiệm, 3 tên cướp vẫn tuân thủ các bước phòng chống dịch Covid-19.
" alt="Dùng súng tấn công tiệm vàng, tên cướp không ngờ kết cục thảm hại"/>Dùng súng tấn công tiệm vàng, tên cướp không ngờ kết cục thảm hại
Volkswagen có thể tiến gần hơn một bước nữa để thực hiện các bước pháp lý đó sau khi phát hiện ra rằng Great Wall, công ty mẹ của ORA đã được cấp bằng sáng chế cho hai thiết kế giống như Beetle năm cửa. Và không chỉ được thực hiện ở Trung Quốc mà còn ở Châu Âu, đăng ký chúng với Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Liên minh Châu Âu (EU IPO).
Đó là một chiếc xe hình Beetle năm cửa với đèn pha hình tròn đặt thành chắn bùn dốc và một loạt thanh ngang ngay phía trước mỗi cửa trước, có thể che các cổng sạc. Nó thậm chí còn có bánh xe tương tự như chiếc xe trưng bày.
Thiết kế thứ hai dường như vừa mang phong cách hoạt hình vừa cổ điển hơn. Thanh ghi-đông kiểu những năm 1960 và thanh ‘khăn-ray’ cổ điển giữa chúng lớn hơn, và đèn pha có hình dạng giống như những lát bánh mì nướng. Các bánh xe phẳng hơn, cửa sau dường như cắt vào chắn bùn và mũi xe có phần lồi lên rõ rệt, giống như phiên bản gốc của chiếc Bug những năm 1970. Ngoài ra còn có một cánh lướt gió đuôi vịt bên dưới cửa sổ phía sau.
Mặc dù kiểu dáng thoạt nhìn có vẻ là hai biến thể của cùng một chiếc xe nhưng khi nhìn từ phía trước và phía sau, có sự khác biệt rõ ràng. Chiếc xe Thượng Hải có chắn bùn rộng hơn, mui xe tròn trịa hơn, đường cắt cửa sau hẹp hơn và vuông vắn hơn. Nhưng điểm rút ra lớn đối với chúng tôi là cả hai thiết kế của Trung Quốc đều trông giống một chiếc Beetle nguyên bản hơn là ngay cả những chiếc Beetle hiện đại, làm mát bằng nước của VW từng làm.
Theo các tài liệu có sẵn trên mạng, Great Wall đã nộp hai đơn đăng ký Thiết kế Cộng đồng đã Đăng ký (RCD) vào ngày 3 tháng 6 năm 2021, sau đó được phê duyệt vào ngày 11 tháng 6. RCD cấp cho chủ sở hữu “độc quyền tại tất cả các quốc gia thành viên hiện tại và tương lai của Liên minh Châu Âu ”. Đăng ký này có giá trị trong năm năm và có thể được gia hạn tối đa là 25 năm, mỗi lần năm năm. RCD của Great Wall sẽ hết hạn vào tháng 6 năm 2026.
Dưới trang trên các tài liệu cho cả hai chiếc xe là một phần có tiêu đề "Nhà thiết kế" và ghi công những người tham gia vào quá trình sáng tạo. Ở đây liệt kê 11 cái tên Trung Quốc trong cả hai trường hợp, tên của Ferdinand Porsche không xuất hiện trong tầm mắt…
Sẽ rất ngạc nhiên nếu VW cũng không muốn bảo vệ các thiết kế của mình, ngay cả khi họ đã chọn khai tử Beetle của chính mình vào năm 2019 và tuyên bố rằng họ không quan tâm đến việc đưa nó trở lại như một chiếc EV. Chắc chắn, ORA là một chiếc năm cửa và chạy bằng pin, hai thứ mà Beetle chưa bao giờ có. Nhưng Punk Cat không phải là một chiếc xe lấy cảm hứng từ Beetle theo cách mà chiếc Mazda Miata nguyên bản đã ngả mũ trước chiếc Lotus Elan nguyên bản.
Theo Car Times
Chiếc "xe hoa" được trang trí với gần 30kg vải thiều, đỗ trước một điểm hỗ trợ bán nông sản phố Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) khiến nhiều người qua đường thích thú.
" alt="Volkswagen Beetle bị làm nhái trắng trợn tại Trung Quốc với phiên bản chạy điện"/>Volkswagen Beetle bị làm nhái trắng trợn tại Trung Quốc với phiên bản chạy điện
Nhận định, soi kèo Al Rustaq vs Sohar Club, 22h45 ngày 23/1: Thất vọng chủ nhà
Hình ảnh các bác sĩ Bệnh viện 108 cúi đầu tri ân con trai bà N. trước khi lấy tạng
Chiều 16/9/2020, tang lễ cho con trai bà N. được Bệnh viện 108 tổ chức trang trọng tại nhà tang lễ bệnh viện, 5 gia đình được nhận tạng có mặt để đưa tiễn, chia sẻ. Sau này, bà N. vẫn giữ liên lạc với 5 gia đình để cập nhật tình hình sức khoẻ của người được ghép.
Duy đến nay, bà N. chưa nhận được bất kỳ thông tin nào về người nhận trái tim của con bà. Chính vì vậy, rất nhiều lời đồn đoán cho rằng gia đình bà đã bán tim con trai với giá 2 tỷ đồng. Sau khi mất con, bà vốn đã suy sụp vì thương nhớ, nay lại có thêm thông tin bán tạng con khiến bà u uất, thức trắng nhiều đêm, phải uống thuốc an thần tăng liều.
“Mọi người ơi! Nếu ai biết hoặc người nào nhận trái tim vào trưa ngày 16 hoặc 17/9, thời gian có thể chậm lại vì người nhận ghép chưa có đủ thủ tục) mong mọi người biết nhắn giúp tôi nhé”, bà N. tha thiết.
Được biết về thông tin người hiến nếu có thoả thuận riêng
Bà N. chia sẻ, khi bác sĩ thông báo không thể cứu con trai, bà đau đến gục ngã. Nỗi đau xé nát lòng người mẹ. Sau đó một nữ nhân viên Bệnh viện 108 đến trấn an tinh thần, giải thích về việc hiến tạng.
“Lúc đầu tôi không đồng ý vì muốn đưa con về nguyên vẹn như người đi ngủ. Nhưng sau nhiều lần, cộng thêm lời nói của con gái: Mẹ ơi! Mẹ cố nén tâm và trấn tĩnh lại để đưa ra quyết định, thời gian không còn nhiều. Nhà mình hiếm người, mẹ hiến một phần thân thể em là để dành một phần sự sống của em trên đời. Hiến bao tạng là thêm bấy nhiêu người như em vẫn bên mẹ. Mẹ suy nghĩ đi mẹ nhé. Cuối cùng tôi đồng ý”, bà N. chia sẻ.
Tuy nhiên, trước khi ký vào đơn, bà N. có một nguyện vọng được biết tạng, người nhận với tên và địa chỉ cụ thể để bà biết phần cơ thể của con trai có ổn không. Ngoài ra không có đòi hỏi gì khác.
Theo thông tin từ gia đình, phía Bệnh viện 108 hứa sẽ cung cấp thông tin người nhận và sau đó bà đã gặp được 5 người nhận tạng tại bệnh viện.
Riêng ca ghép tim, GS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, ông đã nắm được thông tin và rất chia sẻ với nguyện vọng của bà mẹ.
“Chúng tôi rất trân trọng nghĩa cử cao đẹp của người hiến tạng. Tuy nhiên, theo quy định của luật pháp, bệnh viện và các bác sĩ không được cung cấp thông tin, địa chỉ của người hiến và người nhận tạng để tránh những trường hợp không hay xảy ra”, ông Giang nói.
Ông cũng cho biết, trên thế giới, các thông tin về người hiến, người nhận đều được mã hoá để đảm bảo cuộc sống bình thường cho người nhận tạng. Bệnh viện không thể tiết lộ để người nhận tạng phải chịu ơn và tìm đến người đã hiến tặng tạng cho mình. Điều này có thể làm mất đi tính nhân văn của nghĩa cử hiến tạng cứu người.
Cũng theo ông Giang, nếu một cơ sở nào đó thực hiện kết nối giữa người hiến tạng và người nhận tạng dưới bất cứ hình thức nào đều là không đúng quy định. Còn nếu người nhận tha thiết gặp người hiến, họ sẽ tìm nhiều cách để gặp, điều này pháp luật không cấm.
GS Giang cho biết, đến nay, người nhận trái tim từ con trai bà N. vẫn đang sống khoẻ mạnh.
Lãnh đạo Bệnh viện 108 cho biết, việc các gia đình người bệnh được cứu sống nhờ nhận mô, tạng của con trai bà N. chủ động liên lạc và gửi lời tri ân đến gia đình người hiến xuất phát từ sự trân trọng, biết ơn sâu sắc đối với nghĩa cử đầy nhân văn của người hiến.
Trường hợp này hoàn toàn là sự tự nguyện của 2 bên và không trái pháp luật (theo Khoản 4, Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác có quy định nguyên tắc “Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác”).
Như vậy, về nguyên tắc, bệnh viện phải giữ bí mật các thông tin người hiến và người nhận, tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ nếu có thoả thuận riêng.
Gia đình người nhận có quyền không gặp
Được biết, trước đó bà N. đã từng làm đơn gửi Bệnh viện 108 và Bệnh viện Việt Đức nói về nguyện vọng được gặp lại người nhận trái tim của con trai bà.
Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia đã đứng ra kết nối, đề nghị 2 bệnh viện có văn bản trả lời. Phía Bệnh viện 108 đã khẳng định không có bất kỳ cam kết nào với bà N. về việc sẽ cung cấp thông tin người nhận tạng. Sau khi được giải thích, bà N. khi đó đã hiểu, nguôi ngoai và rút đơn.
Một cán bộ tại trung tâm cho biết, trường hợp có thoả thuận riêng như Điều 4 phía trên quy định chỉ xảy ra khi cả phía người nhận và phía người hiến đều sẵn sàng cung cấp thông tin. Tuy nhiên kể cả trường hợp đó, bệnh viện cũng không được đứng ra kết nối.
Trường hợp người hiến muốn liên hệ với người nhận nhưng người nhận không muốn, trường hợp này người nhận không sai quy định về mặt pháp luật. Người nhận có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khoẻ, tinh thần.
Vị này cho rằng, ở góc độ tình cảm giữa con người với con người, mỗi hơi thở, nhịp đập của người nhận tạng đều hiện diện người hiến tặng thì làm sao họ không trân trọng cho được.
Nhưng riêng với bệnh nhân ghép tim, họ rất dễ xúc động, một cú sốc tâm lý có thể ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng, nếu có chuyện gì, khi đó tạng hiến không còn ý nghĩa nữa.
Theo đúng quy định, trường hợp gia đình người hiến có bất kỳ điều kiện nào trước khi hiến thì không được lấy tạng, vì đây là hoạt động nhân đạo, không có điều kiện đi kèm.
Thúy Hạnh
Mỗi năm, tại Việt Nam có thêm hàng nghìn người bệnh cần được ghép tạng. Tuy nhiên, số người đăng ký hiến tạng vẫn khan hiếm vì nhiều rào cản.
" alt="Người mẹ muốn gặp lại người nhận tim con trai: Vướng tình và lý"/>Người mẹ muốn gặp lại người nhận tim con trai: Vướng tình và lý
Jon Pichaya Ferry, được biết đến với biệt danh JonsBones, là một tay buôn hài cốt 21 tuổi. Tài khoản mạng xã hội của người này thu hút gần 500.000 người theo dõi và 22 triệu lượt thích.
Trong phòng trưng bày của anh, đầu lâu người xếp thành hàng trên kệ. Xương sống treo đầy trên tường, với hơn 100 chiếc từ những người không quen biết, theo The Washington Post.
Tuy nhiên, việc Ferry giới thiệu và buôn bán hài cốt mang lại phản ứng trái chiều.
Ferry bắt đầu kinh doanh xương từ năm 2018. Ảnh: Jon Pichaya Ferry. |
Một số người đặt câu hỏi về tính pháp lý và đạo đức đối với hoạt động buôn bán của anh - thứ mà chàng trai trẻ khẳng định rằng mình chỉ tham gia vì mục đích giáo dục.
Song, các chuyên gia cho biết khách mua xương thường không xem chúng như một công cụ giáo dục. Thay vào đó, xương đôi khi được biến thành đồ trang sức, đèn chùm tự chế hoặc nằm trong tủ trưng bày.
Thực chất, hoạt động buôn bán hài cốt đã tồn tại hàng thế kỷ nay. Ngành công nghiệp này thu hút nhiều nhà nhân chủng học, nhà sưu tầm, nghệ sĩ và những người tò mò về hệ thống xương. Từ lâu, nó đã làm dấy lên loạt câu hỏi, chẳng hạn như “Làm thế nào mà con người trở thành vật thể để sưu tập vậy?”.
Mỹ không có luật liên bang nào ngăn cản quyền sở hữu, buôn bán xương người, trừ khi là hài cốt người da đỏ, theo The Atlantic. Duy nhất chỉ có các bang Louisiana, Georgia và Tennessee đề ra luật tiểu bang cấm phân phối vật phẩm này.
Biến thành công việc
Nhiều người thấy ý tưởng mua bán xương người thật kỳ quặc và khó hiểu. Thế nhưng, chia sẻ với The Washington Post, Ferry cho biết anh không nghĩ theo hướng đó.
Khi Ferry lên 13 tuổi, bố đã tặng anh một bộ xương chuột được lắp ráp hoàn chỉnh. Từ đó, anh có hứng thú với lĩnh vực xương khớp.
Ban đầu, doanh nghiệp của Ferry rất nhỏ. Anh chuyển đến New York vào năm 2018. Cứ mỗi thứ 6 suốt nhiều tháng, chàng trai trẻ đứng ở Quảng trường Thời đại trao danh thiếp tới mọi người. Thỉnh thoảng, anh mới bán được vài chiếc xương.
Hiện anh làm với 8 nhà thầu bán thời gian và cho biết mình bán được 20-80 chiếc xương mỗi tháng.
Ferry cũng là sinh viên của Trường Thiết kế Parsons ở New York (Mỹ) - nơi anh kết hợp kiến thức về xương của mình vào các nghiên cứu về sản phẩm thiết kế.
Trong khi tìm hiểu thêm về việc buôn bán xương y tế, Ferry xác định được một vấn đề là những người đang sở hữu xương không biết làm gì với chúng.
Chỉ vài thập kỷ trở lại đây, việc sinh viên y khoa giữ lại 1/2 hoặc toàn bộ khung xương trong tủ để phục vụ học tập mới trở nên phổ biến. Ferry cho biết nhiều gia đình không muốn giữ những bộ xương này nữa và anh biến việc tìm “nhà mới” cho chúng thành nghề nghiệp của mình.
Bộ sưu tập hơn 100 chiếc xương sống người của Ferry tại New York. Ảnh: Jaytel Provence. |
Theo Ferry, việc định danh tên tuổi, nguồn gốc tất cả bộ hài cốt là không thực tế, bất chấp lời kêu gọi từ các chuyên gia và nhà hoạt động xã hội. Đồng thời, dịch vụ hỏa táng rất tốn kém và bản sao bộ xương vẫn không thể so sánh được với đồ thật.
Do đó, lựa chọn khả thi duy nhất dành cho những gia đình muốn xử lý bộ xương là bán lại.
“Thật dễ để phê bình, đánh giá. Nhưng sau đó, tìm ra giải pháp nên làm gì với những bộ xương lại là thách thức khó khăn”, sinh viên chia sẻ.
Trang web của Ferry đề rằng chỉ bán xương y tế hoặc xương được chuẩn bị đặc biệt để đào tạo sinh viên y khoa.
Anh cho biết mình đang luân chuyển các hài cốt đã qua sử dụng, nếu không chúng sẽ nằm phủ bụi trong tầng hầm nhà ai đó. Đồng thời, anh cung cấp các dịch vụ có giá trị cho những người có thể chưa từng tương tác với xương người thật.
Tuy nhiên, nguồn gốc của các bộ xương y tế rất không rõ ràng. Nhiều người cho rằng chúng bị đánh cắp từ các ngôi mộ và ép buộc đưa vào ngành giáo dục. Chúng khác với xương của những người hiến tặng cơ thể của họ cho khoa học.
Ngành kinh doanh có từ lâu
Ferry lập luận rằng xương mà anh bán đang giúp giáo dục dễ tiếp cận hơn với những người không có cơ hội học tập, nghiên cứu ở gần. Một số xương có thể mua với giá thấp hơn 20 USD, miễn là nơi khách hàng sống không hạn chế việc buôn bán hài cốt người.
Mục đích kinh doanh nhằm hướng về giáo dục của Ferry không nhận được sự đồng tình của các chuyên gia. Ảnh: Jon Pichaya Ferry. |
Các loại xương có sẵn bao gồm từ xương đùi rời, xương có khớp nối đến hộp sọ thai nhi.
Một chiếc xương sườn lẻ có giá 18 USD, trong khi hộp sọ có thể tách rời được rao bán 6.000 USD.
Ferry từ chối tiết lộ thông tin người mua nhằm đảm bảo riêng tư.
Song, anh cho biết mình đã bán xương cho một số trường đại học nhằm phục vụ mục đích giảng dạy hoặc mở bảo tàng, cũng như cơ quan thực thi pháp luật để huấn luyện chó nghiệp vụ.
Website của anh mở công khai, bán cho cả nghệ sĩ và bất kỳ ai hứng thú.
Chàng trai chia sẻ rằng anh cố gắng “làm gương” và khuyên nhủ khách hàng nên đối xử sản phẩm “với sự tôn trọng tối đa”.
Tuy nhiên, anh không có quyền kiểm soát những gì khách hàng làm với bộ xương sau khi chúng rời khỏi phòng trưng bày của anh.
Theo Damien Huffer, một giáo sư phụ tá nghiên cứu tại Đại học Carleton (Canada), bộ sưu tập của Ferry thậm chí chẳng phải “phần nổi của tảng băng trôi”.
Các nhà sưu tầm khác trên khắp thế giới có những bộ sưu tập lớn hơn nhiều so với Ferry, và loại hình buôn bán này còn xuất hiện từ trước khi mạng xã hội ra đời.
Giáo sư Huffer cho biết nội tạng còn là ngành buôn bán chuyên biệt hơn.
Ngày nay, mạng xã hội đã cho phép loại giao dịch vốn chỉ giới hạn trong cửa tiệm kỳ quái tiếp cận một thị trường mới.
Lệnh cấm buôn bán hài cốt con người đã được triển khai trên nhiều nền tảng mạng xã hội, nhưng không mấy hiệu quả. Và khi một trang web bị đóng cửa, trang khác sẽ mọc lên tức thì. Có thể nói, đây là vòng lặp vô tận.
Hành vi vô nghĩa
Ferry khẳng định anh chỉ mua lại từ những người có xương y tế mà không sử dụng nữa.
Đồng thời, anh thường cố gắng thu thập thông tin về nguồn gốc của xương trước khi mua lại. Thông tin này thường được giữ kín, trừ khi người mua trong tương lai yêu cầu.
“Tôi rất tin tưởng vào việc đào tạo thế hệ tiếp theo của các nhà nhân chủng học, bác sĩ và giáo viên. Tôi không nghĩ tiêu hủy những mảnh xương này sẽ là giải pháp hợp lý”, anh nói.
Bộ sưu tập hơn 100 đầu lâu của Ferry. Ảnh: Jaytel Provence. |
Tuy nhiên, Shawn Graham, một giáo sư về nhân văn số tại Đại học Carleton, cho biết mục đích hướng tới giáo dục là vô nghĩa. Nếu chiếc xương không cung cấp được bối cảnh đằng sau, nó có rất ít giá trị giáo dục.
Những người hiến xác cho khoa học sẽ được đảm bảo đối xử tôn trọng sau khi xác của họ đã phục vụ mục đích giáo dục. Quá trình này diễn ra dựa trên sự đồng thuận đôi bên.
Giáo sư cũng nhấn mạnh rằng mỗi bộ xương người trong hoạt động buôn bán này đều là một mảnh của tổ tiên - những người “đang không ở nơi họ đáng lẽ thuộc về”.
“Không ai phản đối việc mua bán đồ cổ hay mẫu vật, nhưng đây là con người. Và chắc chắn không một ai trong số những người này từng đồng ý với việc cơ thể của họ bị đối xử như vậy hoặc trở thành món hàng để trao đổi”, ông khẳng định.
(Theo Zing)
Thịnh hành trên TikTok ngay sau thử thách thùng sữa nguy hiểm, việc quay clip giả vờ mình bị cảnh sát áp giải nhận "gạch đá" vì lãng mạn hóa chuyện vi phạm pháp luật.
" alt="Sao TikTok bị chỉ trích khi công khai bán xương sống, hộp sọ"/>Sao TikTok bị chỉ trích khi công khai bán xương sống, hộp sọ