Theo thống kê, giai đoạn bắt đầu mở cửa sau giãn cách, mỗi ngày Hà Nội có hơn 20.000 địa điểm được tạo mã QR, 90.000 địa điểm có mã QR hoạt động thường xuyên. Đến ngày 12/10, Hà Nội đã có 594.786 điểm đăng ký quét QR, trung bình có hơn 89.000 địa điểm hoạt động thường xuyên, mỗi ngày có khoảng 250.000 lượt quét mã QR.
Để có được kết quả trên, không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, với sự ra quân tư vấn, trợ giúp của Đoàn Thanh niên cùng sự quyết liệt của chính quyền các cấp… người dân Hà Nội, cơ sở kinh doanh, địa điểm tập trung đông người... đã dần có thói quen quét QR Code.
Đặc biệt, vài tuần gần đây, số ca mắc mới Covid-19 tại Hà Nội theo công bố của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hà Nội đã giảm sâu, mỗi ngày chỉ còn một vài ca đã được cách ly. Một số ổ dịch như tại bệnh viện Việt Đức, các phường La Khê, Kiến Hưng… đều đã được khoanh vùng, dập dịch nhanh chóng. Thành quả này có được một phần nhờ vào quá trình truy vết qua dữ liệu có được từ quét mã QR.
Cả nước đã có hơn 2,2 triệu địa điểm đăng ký quét mã QR
Là 1 trong 3 nền tảng công nghệ được 2 Bộ Y tế, TT&TT khuyến nghị dùng chung thống nhất toàn quốc trong phòng chống dịch, Nền tảng Khai báo y tế, quản lý thông tin người vào ra địa điểm bằng quét QR Codeđược nhận định là một giải pháp cốt lõi để đảm bảo duy trì ổn định, an toàn cho trạng thái bình thường mới.
Tính đến ngày 11/10, toàn quốc có 2.229.990 địa điểm đăng ký quét mã QR, trong đó có 200.000 địa điểm hoạt động thường xuyên và mỗi ngày có khoảng 500.000 người thực hiện quét mã QR. Quảng Ninh là địa phương đứng thứ 2, chỉ sau Hà Nội về số lượt quét mã QR. Kết quả tại Bà Rịa - Vũng Tàu cũng khả quan, chỉ trong vòng 1 tháng, số điểm có đăng ký mã QR tại địa phương đã tăng 6 lần, từ 7.700 lên đến 42.000 điểm.
Ứng dụng nền tảng này, mỗi người dân được cấp 1 mã QR cá nhân duy nhất và được tạo trên ứng dụng PC-Covid. Khi vào, ra các cơ quan tổ chức chốt kiểm dịch, bệnh viện, địa điểm công cộng… người dân phải quét mã QR.
Qua mã QR đã quét tại các địa điểm, khi phát sinh các ca nghi nhiễm, cơ quan có thẩm quyền có thể truy vấn dữ liệu liên quan phục vụ phòng, chống dịch. Từ đó, nhanh chóng xác định nguy cơ lây nhiễm và khuyến cáo cho người dân, cũng như chủ địa điểm xuất hiện ca nghi nhiễm, xử lý kịp thời ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Cùng với đó, xét nghiệm chốt chặn tại các bệnh viện trở thành điều kiện bắt buộc khi người dân có biểu hiện ho, sốt và đến khám tại các cơ sở y tế. Dữ liệu xét nghiệm của mỗi người đều được cập nhật lên hệ thống truy vết. Khi phát hiện F0, hệ thống sẽ lập tức tự tìm ra F0 này đã tiếp xúc với những ai, đã đến mốc dịch tễ (nơi F0 từng đến) nào, tại mốc dịch tễ đó có những ai từng có mặt… rồi tự động chuyển thông tin này về đội truy vết tại các địa phương liên quan.
Quy trình này chỉ mất vài chục giây và hoàn toàn tự động thay vì các nhân viên y tế mất thời gian gọi điện thông báo đến các nơi một cách thủ công. Đối mặt với Covid-19, làm chủ thời gian là điều kiện tiên quyết để dập tắt mầm mống của dịch bệnh.
Chia sẻ về triết lý của chiến lược sẵn sàng cho việc sống chung cùng Covid, đại diện Trung tâm công nghệ lý giải:“Khi 1 ca F0 vừa xuất hiện, ổ dịch khi đó chỉ mới vài ca cho đến vài chục ca, như các đốm lửa nhỏ. Mấu chốt của vấn đề sống chung với Covid là chúng ta cần lập tức phát hiện ra các ca F0 chỉ điểm để truy vết, gom triệt để các F1, F2, không để các đốm lửa nhỏ bùng lên thành đám cháy lớn. Nền tảng truy vết F0 giúp chúng ta làm được điều đó. Dịch thi thoảng vẫn tồn tại chỗ này, chỗ kia, nhưng ở mức thấp, mọi sinh hoạt của chúng ta vẫn có thể diễn ra bình thường”.
Vân Anh
Phiên bản cập nhật của ứng dụng PC-Covid trên hệ điều hành iOS đã nâng cấp tính năng ẩn thông tin trên mã QR, để người dùng bảo mật thông tin cá nhân.
" alt=""/>Người dân Hà Nội dần quen với quét mã QR ghi nhận vào, ra các địa điểmKhông phải ngẫu nhiên mà Apple lại dành thời gian khá nhiều cho việc giới thiệu camera của iPhone 13 series. Ảnh: GQ Magazine. |
"Khi thiết kế ống kính siêu rộng mới, chúng tôi dự kiến cung cấp ảnh macro. Nhưng làm thế nào để tính năng này hoạt động với cả hình ảnh tĩnh và video", Townsend giải thích thêm về thắc mắc mà Apple đặt ra trong quá trình phát triển cụm camera trên iPhone 13 series.
Trong khi đó, về mặt phần mềm, Jon McCormack mô tả sự ra đời của Cinematic mode (chế độ quay phim phong cách điện ảnh) là một chặng đường có nhiều trở ngại và tốn thời gian.
"Chúng tôi không chỉ xem xét độ sâu của từng khung hình đơn lẻ mà còn có một thứ gọi là 'ổn định theo thời gian'. Khi chuyển đổi lấy nét giữa các khung hình chứa người di động, phải đảm bảo không có góc cạnh xóa phông bị lỗi", McCormack giải thích khó khăn của quá trình phát triển.
Ngoài ra, trong cuộc trò chuyện với GQ Magazine, lãnh đạo Apple cho biết sẽ tiếp tục nâng cấp camera trên các thế hệ iPhone tương lai. "Chúng tôi không yêu cầu những thứ không tưởng, nhưng đảm bảo rằng camera sẽ đạt được tính năng tốt nhất có thể qua từng năm", Townsend nói thêm.
So với những đặc điểm khác, camera là thành phần được Apple cải tiến rõ rệt nhất trên thế hệ iPhone 13. Cả 4 model đều có cảm biến mới, kích thước điểm ảnh lớn hơn, tăng cường khả năng chụp thiếu sáng, góc rộng, bổ sung chế độ quay phim Cinematic mode và công cụ Photographic Styles.
Riêng iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max sở hữu ống kính telephoto mới, tiêu cự tương đương 77 mm mang lại khả năng zoom quang tối đa 3X, trong khi cảm biến Ultra Wide cho phép chụp macro ở khoảng cách 2 cm. Ngoài ra, bộ đôi này còn hỗ trợ Night Mode trên 3 ống kính và quay video chuyên nghiệp với định dạng ProRes.
Theo Zing/GQ Magazine
Thiếu hụt mô-đun máy ảnh gia tăng áp lực lên sản xuất iPhone 13, trong khi Trung Quốc thực hiện chính sách cắt giảm điện.
" alt=""/>Camera của iPhone 13 được chuẩn bị từ 3 năm trướcChuyển đổi số - nhiệm vụ sống còn của doanh nghiệp
“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đề ra nhiều mục tiêu cụ thể, trong đó, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động điều hành của chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) và phát triển môi trường số an toàn trong nhân dân. Mục tiêu kép của chương trình chuyển đổi số quốc gia vừa là phát triển chính phủ số - kinh tế số - xã hội số, vừa hình thành các DN công nghệ số Việt Nam có đủ năng lực để vươn ra toàn cầu.
Theo dự báo của viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, ở các nước châu Âu là khoảng 36%. Trong khi đó, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP tại các nước ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương năm 2021 dự kiến lên tới 60%, theo nghiên cứu của Microsoft. Còn theo một khảo sát từ Singapore, nếu các nước ASEAN chuyển đổi số mạnh mẽ, năm 2030 GDP ASEAN có thêm 1.000 tỷ USD, Việt Nam được dự đoán GDP năm 2030 sẽ tăng 100 tỷ USD.
Tháng 6/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố tài liệu '"Hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp", nhằm đưa ra các kiến thức, lộ trình và các giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho cộng đồng DN Việt Nam. Từ đó, chuyển đổi số DN không còn là khái niệm mơ hồ nữa mà là điều kiện cần để các DN có thể bứt phá trong điều kiện, hoàn cảnh mới, đặc biệt là ở thời kỳ dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng và kéo dài như hiện nay.
Nền tảng quản trị toàn diện cho doanh nghiệp
MobiFone Smart Office - được phát triển bởi MobiFone, là bộ sản phẩm cung cấp một nền tảng quản trị hợp nhất giúp các DN, tổ chức và cơ quan chính phủ chuyển đổi số một cách toàn diện.
Bộ sản phẩm có 4 phân hệ chính. Phân hệ thứ nhất là văn phòng điện tử eOffice với các sản phẩm số hóa văn phòng như: quản lý văn bản MobiFone eOffice, quản lý công việc, quản lý hành chính, lưu trữ dữ liệu và các công cụ hỗ trợ công tác hội họp như điều hành cuộc họp MobiFone eCabinet, hội nghị trực tuyến MobiFone Meeting.
Phân hệ thứ hai là quản trị nhân sự eHRM với các sản phẩm hỗ trợ toàn diện công tác quản lý nhân sự từ công tác tuyển dụng, quản lý thông tin nhân sự, quản lý chấm công, quản lý tính lương, quản lý KPI.
Phân hệ thứ ba là giải pháp cộng tác eCollaboration với các sản phẩm hỗ trợ công tác truyền thông nội bộ, quản lý sự kiện, giao tiếp nội bộ.
Phân hệ thứ tư là quản lý tài sản eAsset với các tính năng quản lý tài sản, quản lý dự án đầu tư, giúp DN dễ dàng quản trị các nguồn lực của mình.
Mô hình giải pháp văn phòng điện tử của MobiFone. |
Ứng dụng công nghệ hiện đại, chú trọng trải nghiệm của người dùng
Ông Dư Thái Hùng, Giám đốc Trung tâm CNTT MobiFone, đơn vị phát triển sản phẩm khẳng định: toàn diện - linh hoạt - tiết kiệm - hiện đại - chất lượng là 5 ưu điểm nổi bật mà bộ sản phẩm Smart Office cam kết mang đến cho khách hàng của mình.
Định hình là một sản phẩm cốt lõi trong chiến lược phát triển sản phẩm mới giai đoạn 2021-2022, phục vụ DN chuyển đổi số, MobiFone đã áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất cho Smart Office, như: chứng thực chữ ký số trên thiết bị di động - SIM PKI, AI Camera nhận diện khuôn mặt (ứng dụng vào quản lý chấm công), AI OCR nhận diện ký tự quang học (ứng dụng vào số hoá tài liệu tự động, chuyển đổi file ảnh, pdf sang dạng searchable, tích hợp vào module quản lý văn bản, lưu trữ, backup), AI Text-to-speech và speech-to-text (chuyển đổi văn bản thành giọng nói và ngược lại), công nghệ Bigdata Elastic Search(lưu trữ dữ liệu lớn, tìm kiếm thông minh)…
“Với tôn chỉ luôn lấy khách hàng làm trung tâm, MobiFone muốn đem đến sự hài lòng cũng như những giá trị thiết thực tới khách hàng", ông Dư Thái Hùng cho hay.
Ngoài việc ứng dụng các công nghệ mới nhất, MobiFone cũng chú trọng tới tính bảo mật, an toàn dữ liệu của Smart Office. Toàn bộ máy chủ của Smart Office được đặt trên hạ tầng đám mây (cloud) mạnh mẽ, trong lớp mạng của MobiFone, được bảo vệ bởi hệ thống tường lửa, hệ thống ngăn ngừa truy nhập IPS, giúp cho sản phẩm ngăn chặn được các cuộc tấn công, truy cập không được phép.
“Chúng tôi hiểu rằng các thông tin dữ liệu liên quan đến việc điều hành, hoạt động của DN là rất quan trọng, vì vậy các dữ liệu này đều được mã hóa và bảo mật an toàn trong hệ thống để tránh các truy cập trái phép, lấy cắp thông tin của người dùng”, ông Hùng cho biết.
Tham vọng xuất khẩu giải pháp “Make in Vietnam”
Đại diện MobiFone cho biết, hiện đã có hơn 1.000 DN sử dụng bộ sản phẩm Smart Office, với phần lớn là những phản hồi tích cực, đánh giá cao sản phẩm cả về chất lượng, tính năng, hiệu quả và dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
Bộ sản phẩm MobiFone Smart Office đã giúp các đơn vị hoạt động hiệu quả trong giai đoạn giãn cách với các tính năng điển hình như xử lý văn bản, giấy tờ, ký số từ xa, quản lý công việc cá nhân/đội nhóm hiệu quả, tổ chức các buổi họp trực tuyến nội bộ hoặc với khách hàng mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị nhanh chóng, tiện lợi.
Nhiều DN là khách hàng của MobiFone đã bày tỏ sự hài lòng với cơ chế linh hoạt của sản phẩm khi cho phép họ lựa chọn và thanh toán cho những tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng thay vì mua theo combo hay toàn bộ sản phẩm, điều này giúp tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động của DN, giúp DN vừa đảm bảo vượt qua đại dịch, vừa có thể duy trì hoạt động, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Từng lọt Top 10 sản phẩm số xuất sắc tại giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2020”, MobiFone kỳ vọng, bộ sản phẩm Smart Office sẽ tiếp tục đạt giải cao trong năm 2021, và được ưu tiên xem xét đưa vào danh mục sản phẩm, dịch vụ CNTT được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm trong cơ quan nhà nước.
Theo MobiFone, việc xuất khẩu bộ sản phẩm Smart Office ra thị trường toàn cầu là nằm trong kế hoạch kinh doanh của MobiFone, dự kiến có thể được thực hiện ngay sau khi khẳng định được giá trị của bộ sản phẩm tại thị trường trong nước.
Bên cạnh 2 bộ sản phẩm cốt lõi phục vụ chuyển đổi số DN là MobiFone Smart Office và MobiFone Smart Sales, MobiFone cho biết hiện đang triển khai một số giải pháp nền tảng tiêu biểu như: Big data platform, AIoT platform, OTT Platform, AI platform, đồng thời chủ động nghiên cứu các sản phẩm, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất, nhằm mang đến nhiều giá trị hơn cho cộng đồng, góp phần đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
H.S
" alt=""/>Chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện với gói giải pháp MobiFone Smart Office