当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Nữ Phần Lan vs Nữ Hungary, 22h30 ngày 8/4: Cục diện khó lường 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Rio Ave vs Boavista, 02h15 ngày 8/4: Khách lại trắng tay
Đầu tiên phải nói đến là con đường Đường Đỗ Văn Sửu (nằm ngay cầu Chà Và , quận 5) với chiều dài chỉ 45m. Con đường này nằm trong khu vực buôn bán sầm uất của Chợ Lớn - Sài Gòn ngày xưa. Cộng đồng dân cư ở đây cũng chủ yếu là người Hoa, sinh sống ở Sài Gòn từ rất lâu đời. Đường này bán chủ yếu các mặt hàng cơ khí, phụ kiện của ô tô. Theo những người sống lâu năm ở đây, việc buôn bán này chỉ diễn ra sau năm 1975, trước đó, khu vực này vốn là khu dân cư. |
Đường Đinh Lễ (quận 4) chỉ dài 56m. Toàn bộ con đường này là không gian của chợ Xóm Chiếu. Ngôi chợ này còn là một trong những điểm ăn uống nổi tiếng của Sài Gòn. |
Đường Đinh Lễ còn biết đến là con đường duy nhất chỉ có 1 số nhà là trụ sở Ban quan lý chợ Xóm Chiếu. |
Ở vị trí thứ 3 là con đường Phú Định (quận 5), dài khoảng 65m, nằm giữa 02 con đường Nguyễn Án và đường Lương Nhữ Học. Nổi bật là đền Phú Nghĩa Hội quán, thờ Trần Thương Xuyên - người có công đưa người Hoa định cư ở miền Nam từ năm 1679. Con đường này thuộc khu vực sinh sống của cộng đồng người Hoa tại TP.HCM cũng như là một phần của Chợ Lớn ngày xưa. |
Người dân nơi đây chủ yếu sản xuất và bán lồng đèn. Những chiếc đèn lồng, mái nhà xưa cũ khiến nhiều người liên tưởng đến giống khu phố cổ Hội An khi đi vào con đường Phú Định nhất là vào dịp lễ Tết Trung Thu. |
Đường Nguyễn Thiệp (quận 1) dài 90m. Có thể nói đây là một trong những con đường ngắn và lâu đời nhất Sài Gòn, gắn liền với quá trình phát triển của Thành phố từ khi người Pháp vào. Vào thời Pháp có tên là đường Carabelli. Sau này chính quyền Sài Gòn đổi tên Nguyễn Thiệp. Sau năm 1975 đường vẫn giữ tên cũ, hiện nay đường giới hạn bởi đường Đồng Khởi phố đi bộ Nguyễn Huệ. |
Chỉ dài hơn con đường Nguyễn Thiệp một chút là đường Hưng Long (Quận 10), dài 92m. Đường bị giới hạn bởi đường Nguyễn Chí Thanh và Đào Duy Từ, nằm đối diện với nhà máy bia Sài Gòn. Không ai rõ con đường này có từ khi nào. Con đường ngắn nhìn như một con phố nhỏ rất yên bình. |
Tương tự là con đường Huyền Quang (quận 1), dài 94m. Con đường ngắn, hẹp nên dễ bị lầm tưởng là hẻm. Dù vậy, tuổi đời của con đường đến cả trăm năm nay. Ngày xưa có tên gọi là đường Génibrel, rồi đổi tên là Huyền Quang từ năm 1955. Được biết, Génibrel là tên một giáo sĩ người Pháp đã dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du và Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu sang tiếng Pháp. |
Đường Nguyễn Hữu Thân (quận 5), dài 95m, dẫn ra ngay cổng chính chợ Bình Tây, khu chợ sầm uất bậc nhất của cộng đồng người Hoa. Phía sau đường là bến xe Chợ Lớn. Hai bên đường, là những hộ kinh doanh của người dân buôn bán rất nhộn nhịp, tấp nập. |
Đường Phan Văn Đạt (quận 1) dài 103m cũng là một trong những con đường lâu đời của Sài Gòn. Đường nằm ngay góc công trường Mê Linh và Mạc Thị Bưởi. Được biết Phan Văn Đạt là người sĩ phu yêu nước có số phận khá bi đát, ông mất khi tuổi đời chỉ vừa tròn 33 tuổi. |
Đằng sau chợ Tân Định là con đường Mã Lộ, cũng hình thành từ lâu đời. Con đường dài 105m, giới hạn bởi đường Bà Lê Chân - Nguyễn Hữu Cầu. Cái tên Mã Lộ có từ khi đường ra đời năm 1928. Đúng như cái tên,ngày xưa đường cho xe ngựa đi hoặc chỗ để đổ xe ngựa chuyên chở hàng hóa tạm dừng nghỉ ngơi lúc đang bốc dở hàng hóa. Sau đó, khi các loại xe động cơ được nhập về, hình ảnh những cỗ xe ngựa chở người chở khách dần lui vào dĩ vãng, nhưng cái tên Mã Lộ vẫn còn được sử dụng đến tận bây giờ. |
Ngoài ra, ở Sài Gòn còn rất nhiều con đường rất ngắn mới mở như ở khu vực Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) có đường Hoa Thị (dài 38m), Hoa Lài (dài 43m), Hoa Trà (dài 44m),... Tuy nhiên các con đường trên chỉ vừa mới mở còn biết người biết đến , không mang nhiều về ý nghĩa lịch sử. |
Đường Hoa Lài (43m) . |
Đường Hoa Thị (38m). |
Đinh Quang Tuấn
Một dấu hiệu khác cho thấy thịt lợn nhập khẩu tốt là thịt tươi ngon như thịt lợn nóng sau khi được rã đông đúng cách, cả về màu sắc cũng như chất lượng của thịt, không mùi khó chịu, mùi hôi hay màu sắc thịt lợn bị biến đổi. Bao bì thịt lợn nhập khẩu tốt phải nguyên vẹn, thông tin phải đọc được, mọi thông tin về sản phẩm phải đầy đủ, có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm kèm theo.
Một trong những dấu hiệu cảnh báo thịt lợn nhập khẩu kém chất lượng là sản phẩm không rõ nguồn gốc, bao bì bị xé rách thông tin, không có hạn sử dụng.
Người tiêu dùng không nên mua thịt lợn nhập khẩu đã bị rã đông, không có giấy tờ chứng minh thịt có đạt vệ sinh an toàn thực phẩm không, tuyệt đối không nên mua và sử dụng thịt lợn đông lạnh đã hết hạn sử dụng. Điều quan trọng nhất nên tìm nơi bán uy tín, hàng chính hãng, có đầy đủ chức năng và giấy tờ nhập khẩu thịt lợn, hoạt động lâu năm có thương hiệu được nhiều người tin tưởng và sử dụng.
Hoàng Linh
Nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi đến con hẻm 549 trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP.HCM), hình ảnh đầu tiên là một cậu bé dáng vẻ gầy gò đang ngồi cặm cụi sửa giày, kế bên một xe đẩy với chiếc bảng nhỏ với dòng chữ sửa giày dép cho người nghèo, người khuyết tật.
Một dòng chữ thấm đẫm tình người giữa Sài Gòn bon chen, tấp nập. Em là Nguyễn Bá Cường (mọi người hay gọi em là Beo, 19 tuổi).
Cường luôn mỉm cười hiền và sẵn lòng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. |
Những dòng chữ trên cửa tủ do thầy Tuấn viết tặng cho Cường từ những ngày đầu chập chững bước vào nghề. Chúng nhắc nhở Cường mỗi ngày là luôn phải sống tốt, sống có ích cho mọi người thì mới mang lại thành công cho mình. |
Đi ngang qua con hẻm nhỏ, không ai không ngạc nhiên khi thấy hình ảnh cậu bé dáng người mảnh khảnh, ngồi một góc làm việc chăm chỉ, miệt mài. |
Bắt đầu ngày mới, Cường luôn thắp một nén nhang cúng Thần Tài, cầu mong cho mình và mọi người luôn gặp nhiều điều may mắn.
Dù khách nghèo hay giàu cũng được Cường tư vấn tận tình. |
Cường luôn cẩn thận viết hóa đơn cho khách hàng yên tâm. |
Thầy Tuấn luôn là người sát cảnh cùng Cường. Ngày nào thầy cũng ra thăm xem học trò cưng làm ăn thế nào. Đối với Cường, Thầy Tuấn không chỉ dạy em làm nghề sửa giày mà còn dạy luôn cả cách sống. Vì vậy Cường luôn tâm niệm phải biết giúp đỡ những người nghèo, khó khăn hơn mình. |
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Cường chỉ được học hết lớp 6 rồi đi học nghề phụ cha mẹ lo cho gia đình”. Lúc nào em cũng nở nụ cười hiền hậu với tất cả mọi người. Cường luôn cảm thấy vui vẻ và tự hào với công việc của mình, nhất là mỗi khi giúp đỡ được một ai đó. |
Ngày qua ngày, giữa dòng người đông đúc người qua lại, giữa biết bao lo toan của cuộc sống ở Sài Gòn, cậu bé sửa giày tốt bụng vẫn chăm chỉ, âm thầm làm việc thiện nguyện giúp ích cho đời mà không cần ai biết đến. Dù nghèo, dù vất vả mưu sinh nhưng em luôn nghĩ đến những người kém may mắn hơn mình. |
Bài và ảnh: Đinh Quang Tuấn
" alt="Chàng trai sửa giày miễn phí cho người nghèo ở Sài Gòn"/>Nhận định, soi kèo Penarol vs San Antonio, 7h00 ngày 9/4: Tiếp tục bất ngờ
Mới đây, ngày 4/11, cộng đồng mạng xôn xao trước hình ảnh cô dâu diện áo dài, rạng rỡ bên chú rể ngồi xe lăn.
Theo đó, người chia sẻ bức ảnh kèm nội dung: “Một buổi tiệc đính hôn diễn ra vào ngày 3/11 vừa qua tại Yên lãng - Đại Từ - Thái Nguyên khiến nhiều người hết sức xúc động trước tình yêu của đôi bạn trẻ. Họ sinh năm 1994 và chú rể bị tai nạn lao động khiến đôi chân không thể đi lại bình thường. Thật may là anh ấy đã có một người con gái sẵn sàng gạt đi hết mọi khó khăn để theo anh suốt cuộc đời”.
![]() |
Chuyện tình của cặp đôi Thái Nguyên gây sốt mạng. |
Sau khi chia sẻ, bức ảnh trong buổi lễ ăn hỏi này đã nhận được nhiều chia sẻ và bình luận cảm động.
Một độc giả bày tỏ: “Thật sự, đây là lần đầu tiên bắt gặp một đôi bạn trẻ như vậy. Không phải chỉ vì chú rể - một chàng trai khôi ngô phải ngồi xe lăn. Hay cô dâu - cô gái cực xinh xắn. Mà bởi lẽ, ánh mắt và những cử chỉ đầy yêu thương trong suốt buổi lễ ăn hỏi khiến cho không ít người ghen tỵ. Bởi tình yêu mà họ đã, đang và sẽ dành cho nhau”.
![]() |
Dù cuộc sống còn nhiều thử thách nhưng họ vẫn quyết tâm bên nhau. |
“Đấy gọi là tình yêu! Không cần những lời ngon ngọt, những món quà xa xỉ, những thứ lãng mạn. Chỉ là khi anh hay em khó khăn nhất, chúng ta vẫn nắm lấy tay nhau", một tài khoản mạng khác bình luận.
![]() |
Được biết, cặp đôi này là Vũ Tuấn Ly - Hoàng Anh, cùng sinh năm 1994, đến từ Yên lãng - Đại Từ - Thái Nguyên.
Trao đổi với PV, cô dâu Hoàng Anh cho hay, họ đã yêu nhau được 5 năm. Và ngày 3/11, cặp đôi đã tổ chức lễ ăn hỏi.
“Trong quãng thời gian yêu nhau, chúng em đã có rất nhiều kỷ niệm đẹp. Cách đây 2 năm trong một lần không may, anh Ly bị tai nạn lao động nên không thể đi lại bình thường được nữa, phải ngồi xe lăn di chuyển.
![]() |
Chú rể vui mừng trong lễ ăn hỏi |
Ngày ấy, chúng em đã khóc cạn nước mắt nhưng cuối cùng vẫn quyết tâm bên nhau mặc những lời dèm pha, dị nghị của người đời”, Hoàng Anh nói.
Trước một số ý kiến cho rằng cô dâu lấy chàng trai vì gia đình chú rể giàu có chứ không phải tình cảm thật sự, Hoàng Anh chia sẻ: “Nhà chồng em cũng bình thường thôi. Không có gì mà vì tiền như mọi người đang đồn thổi”.
Thanh Hải
" alt="Cô dâu rạng rỡ bên chú rể điển trai ngồi xe lăn"/>Kho bạc Nhà nước Phú Lương: Nỗ lực thực hiện mục tiêu '3 không'
Gỏi cá bỗng Sông Lô
Cá bỗng để chế biến món gỏi phải là cá nuôi từ 1,5 - 2 năm, trọng lượng trên 2kg, thịt chắc. Sau khi lọc thịt cá, người chế biến ngâm thịt với nước được chắt từ quả tai chua. Đặc biệt, món gỏi cá bỗng được chế biến theo cách của đồng bào địa phương rất ngon mà không cần tới thính gạo như nhiều nơi khác.
![]() |
Gỏi cá bỗng có hương vị hấp dẫn |
Phần xương cá được băm nhỏ, rang vàng, tán mịn rồi trộn đều với lạc rang giã rối, ăn cùng những lát cá thái mỏng. Để có được một bát nước chấm gỏi cá hấp dẫn, ngoài những gia vị quen thuộc như muối rang, hành củ nướng chín, tỏi, ớt, tiêu, chanh thì hạt dổi hay hạt xẻn là một trong những gia vị không thể thiếu khi thưởng thức món đặc sản này.
Gắp một lát cá bỗng trắng phau, lăn qua chút bột mịn vàng làm từ xương cá, thêm vài hạt lạc rang đem gói cùng rau rừng, chấm với nước gia vị có đủ vị chua, cay, ngọt, bùi, bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện của thịt cá, vị bùi thơm từ xương băm, vị dai giòn từ bẹ chuối non, thêm vào đó là vị chua, cay của chanh, ớt và rau rừng thấm sâu nơi đầu lưỡi rất khó quên.
Thịt lợn đen và thịt lợn muối chua
Lợn đen được bà con người dân tộc tại các xã trên địa bàn huyện Na Hang, chăn thả tự nhiên, không sử dụng tăng trọng, lợn có trọng lượng từ 40 – 55kg. Thịt lợn đen nổi tiếng với vị thịt thơm, săn chắc, khi nấu không có nước, bì giòn… Từ lợn đen, người Tuyên Quang đã chế biến thành những món ăn độc đáo như: thịt lợn nướng riềng mẻ, thịt lợn nướng ngũ vị hương, thịt lợn xào lăn…
![]() |
Lợn đen được chăn thả tự nhiên |
Nhiều du khách đến Tuyên Quang đã bị hấp dẫn bởi món thịt lợn muối chua dân dã, mang đậm màu sắc ẩm thực của đồng bào dân tộc nơi đây. Được chế biến khá đơn giản từ lợn đen với những gia vị như lá giềng, lá quế, cơm rượu nếp, muối… Các loại gia vị trên phơi khô, giã nhỏ, cùng với rượu nếp cái ướp chung với thịt lợn đen sau đó cho vào hũ lớn, cứ mỗi lớp thịt lại rải một lớp gạo rang rồi bọc kín, để trên gác bếp, khoảng 1 – 2 tuần là dùng được.
![]() |
Thịt lợn muối chua |
Thịt được ướp lâu năm thường săn lại, màu nhạt hơn, khi ăn có độ giòn của thịt mỡ, độ dai sần sật của bì và thịt nạc. Ăn một miếng thôi cũng đủ cảm nhận được hương vị lạ và đặc biệt của món thịt này.
Mắm cá ruộng
Món mắm cá ruộng vừa là món ăn truyền thống, vừa là một vị thuốc độc đáo của đồng bào dân tộc Tày Chiêm Hóa từ bao đời nay. Để làm ra một hũ mắm cá đòi hỏi khá công phu, phải mất 3 tháng nuôi cá ở ruộng và 10 tháng ủ men làm mắm, hương vị đặc trưng của thứ đặc sản này khiến cho ai đã từng một lần thưởng thức sẽ khó quên.
![]() |
Mắm cá ruộng |
Mắm cá ruộng có rất nhiều cách thưởng thức. Ngoài dùng để chấm các loại thịt luộc, rau luộc, rau sống, người dân địa phương còn dùng để xào với trám om đã bỏ hột. Đặc biệt, mắm cá ruộng còn là vị thuốc giải rượu, giải độc rất tốt.
Để làm được mắm ngon, đồng bào dân tộc phải chọn loại cá chép nuôi ở ruộng. Gạo nếp được xôi lên, để nguội, trộn đều với men rượu, ủ kín. Khi xôi nếp đã lên men thơm thì trộn đều với cá, riềng, lá trầu không, lá cơm đỏ, muối cho vào hũ, cho thêm nước rồi đậy kín vài tháng. Mắm cá ruộng ngon phải có màu đỏ tía, dậy mùi thơm của cơm nếp, men rượu, riềng, lá trầu, lá cơm đỏ.
Bánh gai Chiêm Hóa
Đến huyện Chiêm Hóa, du khách sẽ không thể không nếm thử món bánh gai. Bánh gai được làm từ lá gai, gạo nếp, đỗ xanh, dừa tơi, mứt bí, hạt sen, dầu chuối, mỡ lợn.
![]() |
Bánh gai Chiêm Hóa |
Muốn có chiếc bánh thơm ngon, phải chọn gạo nếp cái hoa vàng, đãi sạch rồi ngâm với nước lạnh qua đêm, sau đó để ráo nước và xay thành bột. Lá gai phơi khô tước bỏ hết gân, thái nhỏ, đem luộc rồi vắt kiệt nước, xay nhuyễn, trộn với bột và mật mía làm vỏ bánh. Hương vị của lá gai quyện vào mùi thơm của gạo nếp với lá chuối khô, tạo nên hương vị rất đặc trưng.
Rượu ngô Na Hang
Thưởng thức rượu ngô Na Hang, bạn có thể cảm nhận được hương thơm vị mát lan tỏa khắp cơ thể. Tuy khá nặng, nhưng rượu ngô khi uống say cũng không gây đau đầu.
Để chưng cất được loại rượu có một không hai này, ngoài nguyên liệu chính là ngô thì chất gây men không thể thiếu là lá rừng. Men lá được pha chế từ hơn 20 loại thảo dược quý có tác dụng chữa lành vết thương, phong thấp, thấp khớp…
![]() |
Rượu ngô Na Hang |
Chỉ cần nhấp nhẹ chén rượu là ta có thể cảm nhận được ngay được tất cả các mùi vị tạo nên nó. Từ cái vị thơm thơm, cay cay của riềng, của lá sả và ớt đến cái vị thanh mát của nhân trần hay vị hăng hăng của vát vẹo, vị ngọt đậm đà của ngô, vị đăng đắng của lá chí ốt,... Uống rượu ngô Na Hang, du khách có thể cảm nhận được sự vất vả, nhọc nhằn và tấm chân tình của những con người nơi đây đã gửi gắm trong từng giọt rượu.
Ngô nếp Soi Lâm
Ngô nếp Soi Lâm bắp nhỏ, bẹ mỏng, lõi nhỏ đặc, ngô luộc lên hạt trong và bóng, ăn rất dẻo mang vị ngọt thanh không khác gì thứ ngô nếp nương của đồng bào vùng cao. Ngô nếp Soi Lâm là ngô nếp ta, ngô giống do bà con tự bảo quản.
![]() |
Ngô nếp Soi Lâm có các hạt vàng đều |
Tương truyền rằng, ngô nếp được trồng ở Soi Lâm từng được chọn làm quà tiến vua. Cho tới bây giờ, ngô nếp Soi Lâm vẫn là món ngon nức tiếng, được lòng thực khách.
(Theo Dân trí)
" alt="Đặc sản làm say lòng người ở Tuyên Quang"/>