Công việc hàng ngày của ông Hải là ra hiệu lệnh phân luồng cho công nhân qua đường, không để xảy ra tai nạn và ách tắc giao thông.
Sinh ra và lớn lên ở xã Quảng Hùng, năm 13 tuổi, ông Hải rời quê hương vào miền Nam sinh sống và lập gia đình. Thời gian gần đây, ông về quê ở cùng với bố mẹ.
Ông Hải chia sẻ, đầu năm 2023, khi đi qua cổng khu công nghiệp Lễ Môn thì bắt gặp một vụ tai nạn. Giờ tan tầm, khu vực này không có đèn báo giao thông, đường bị ách tắc, nguy cơ tiềm ẩn tai nạn rất lớn.
Từ thực tế trên, ông quyết định hàng ngày ra đây để điều tiết giao thông.
“Tôi sắm một số vận dụng cần thiết để đi làm nhiệm vụ. Tôi đã làm công việc này được gần 2 năm nay, hoàn toàn tự nguyện, không có ai nhờ vả hay trả lương”, ông Hải chia sẻ.
Cũng theo ông Hải, ngày đầu ông làm công việc này mọi người tưởng ông bị điên, có người còn mắng vì cản đường đi.
“Họ nói tôi không có việc gì làm hay sao. Tôi không quan tâm đến lời nói đó, tôi vẫn làm công việc phân luồng giao thông của mình. Ban đầu họ không quen, vẫn đi rất lộn xộn. Ngày qua ngày, họ cũng quen dần với hình ảnh và công việc của tôi, họ thấy tôi làm vất vả nên cũng tự ý thức đi vào nề nếp”, ông Hải kể.
Theo ông Hải, ông không phải là người được phân công nhiệm vụ nên việc chặn xe là rất nguy hiểm. Nhiều thanh niên ngổ ngáo không nghe hiệu lệnh của ông.
“Chính vì vậy, mỗi lần tôi ra tín hiệu dừng xe đều có một động tác giơ tay lên, cúi người xuống để xin mọi người được nhường đường. Hình ảnh này cũng khiến các lái xe không vượt ẩu”, ông Hải nói.
Chị Nguyễn Thị Hoài (một công nhân) chia sẻ, chị làm công nhân ở khu công nghiệp này hơn chục năm nay, mỗi lần tan tầm, các chị ra về rất vất vả, có thời điểm tắc đường cả giờ đồng hồ.
“Ban đầu chúng tôi cứ nghĩ ông Hải bị điên, nhưng lâu ngày hình ảnh ấy đã trở thành quen thuộc. Tất cả chúng tôi đều nghe theo hiệu lệnh của ông ấy nên không còn cảnh tách đường, mỗi lần sang đường không sợ tai nạn nữa, giờ về nhà cảm giác được an toàn hơn”, chị Hoài cho biết.
Nhiều công nhân, người dân xung quanh thấy việc làm ý nghĩa, vất vả của ông nên hay biếu ông chai nước hay hoa quả để động viên.
Giải thích việc làm của mình, ông giản dị nói: “Mỗi công nhân đều có một số phận, hoàn cảnh riêng, nhưng đa phần là nghèo. Tôi cũng chỉ bỏ ít công sức để giúp họ được về nhà an toàn hơn sau một ngày làm việc. Cứ không có ai bị tai nạn, bị tắc đường là tôi vui rồi. Tôi sẽ làm công việc này cho đến khi không còn đủ sức khỏe nữa mới thôi”.
Ông Nguyễn Hữu Quang - Chủ tịch Công đoàn công ty TNHH Sakurai Việt Nam, đóng tại Khu công nghiệp Lễ Môn cho biết, công ty Sakurai Việt Nam có khoảng 10 nghìn công nhân, bên cạnh đó còn có nhiều công ty, nhà máy khác, nên mỗi lúc vào ca làm việc hay tan tầm, số lượng công nhân rất đông. Việc làm của ông Hải rất ý nghĩa và thiết thực, giúp các công nhân ra vào khu công nghiệp được thuận lợi và an toàn hơn.
Theo National Interest, chính phủ Pháp dưới thời Tổng thống Emmanuel Macronlà một trong những thành viên NATO viện trợ Ukraine mạnh mẽ nhất. Ngoài các loại lựu pháo, Paris đã cung cấp cho Kiev một lượng lớn xe bọc thép AMX-10RC.
Tuy vậy, AMX-10RC là loại vũ khí đã lỗi thời, còn sót lại từ những năm 1980. Quân đội Pháp đã tiến hành loại biên các phương tiện này vào năm 2021, chỉ một năm trước khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt.
Ngay khi được triển khai tới tiền tuyến Ukraine, loại xe bọc thép của Pháp đã chứng minh rằng chúng không đủ năng lực để tham gia cuộc xung đột.
Một báo cáo tháng 9/2023 của Forbes tiết lộ rằng AMX-10RC "quá mong manh trong các cuộc đối đầu trực diện, và không phù hợp với môi trường ở Ukraine". Phần lớn binh sĩ Ukraine cho rằng loại xe thiết giáp này khó có thể được coi là "xe tăng hạng nhẹ", và không thể vượt qua các công sự phòng thủ của Nga.
Những xe tăng "hàng đầu" của phương Tây
Vào tháng 3 năm ngoái, cuộc tranh luận về việc gửi các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của NATO tới Ukraine đã bắt đầu nổ ra. Phía Mỹ và Anh cho rằng NATO nên cung cấp cho Kiev loại xe tăng tốt nhất trong kho của mình là Leopard-2, trong khi Đức lại tỏ ra ngần ngại.
Trước đó, NATO chủ yếu gửi cho Ukraine các loại xe tăng từ thời Liên Xô cũ như T-72 và PT-91. Các loại xe tăng này tương đồng với những gì Nga sở hữu, và không hề khó để Moscow khắc chế các loại vũ khí mà họ đã quá am hiểu. Bên cạnh đó, các phiên bản T-72 của Nga đều được cải tiến đáng kể so với xe tăng của đối thủ.
Để có thể tạo ra khác biệt trên tiền tuyến, Mỹ đã quyết định gửi 31 xe tăng M1 Abrams tới Ukraine. Tuy được cam kết từ năm 2023, nhưng các chiến xa này mới chỉ xuất hiện ở Ukraine từ tháng 2 năm nay, và chúng dễ dàng bị Nga bắn hạ.
Đến hiện tại, đã có 4 xe tăng Abrams bị loại khỏi vòng chiến đấu bởi tên lửa chống tăng, UAV cảm tử, hay thậm chí là... thua trong cuộc đối đầu với xe tăng T-72 B3.
Đây không phải là vấn đề khó lý giải, bởi những chiếc Abrams được gửi tới Ukraine đều là phiên bản đời đầu, và thậm chí còn bị gỡ bỏ nhiều công nghệ phòng thủ như giáp uranium nghèo.
Sau động thái của Mỹ, các loại xe tăng nổi tiếng như Challenger-2 của Anh hay Leopard-2 của Đức đã xuất hiện ở Ukraine. Nhưng chúng cũng không thể hiện được quá nhiều, và phần lớn được sử dụng như các hệ thống pháo tầm xa.
Những nghi ngờ với F-16
Một trong những nguyên nhân khiến Ukraine không thể giành được lợi thế trước Nga là thiếu hụt sự hỗ trợ từ không quân, và Kiev kỳ vọng những tiêm kích F-16 sẽ giải quyết vấn đề này.
Tuy vậy, F-16 trên thực tế cũng là tiêm kích kiểu cũ, đang ở điểm cuối của vòng đời. Giống với các loại vũ khí kể trên, không có gì đảm bảo tiêm kích này có thể chiếm ưu thế trước các loại máy bay như Su-35 hay MiG-31 của Nga.
Bên cạnh đó, vấn đề bảo trì sẽ là một thử thách với Kiev, bởi F-16 cần cơ sở vật chất phù hợp và sân bay đủ tiêu chuẩn để vận hành. Quan trọng nhất, các tiêm kích này chỉ có thể tới Ukraine sớm nhất là vào cuối năm nay.