Cụ thể, qua xác minh, nữ sinh mất tích có tên là N. Nhàn, sinh năm 1995 và hiện đang theo học tại khoa Xuất bản- Phát hành, Trường ĐH Văn hóa Hà Nội.
Nữ sinh N.Nhàn, Trường ĐH Văn Hóa Hà Nội mất tích nhiều ngày nay. Ảnh: FBNV. |
Sau khi phát hiện không thể liên lạc được với Nhàn qua số điện thoại và facebook, nhiều bạn bè và người thân của em đã đăng tin với hy vọng có được manh mối thông tin về em.
Theo tìm hiểu, cách đây ít ngày, nữ sinh này đã đăng thông tin của mình vào một nhóm phượt và ít lâu sau đó, cô đã nhận lời tham gia vào một nhóm phượt với những người lạ mặt. Và cũng kể từ đó, tính đến nay, đã hơn 5 ngày nhưng thông tin về Nhàn vẫn “bặt vô âm tín”.
Chia sẻ với VietNamNetchiều ngày 21/11, bà Đỗ Thị Quyên, Trưởng khoa Xuất bản - Phát hành (Trường ĐH Văn Hóa Hà Nội) xác nhận nhà trường đã nắm được thông tin và xác định đó là sinh viên K32 của khoa.
Tuy nhiên, bà Quyên cho biết, đến thời điểm hiện tại, nhà trường vẫn chưa có thêm bất cứ thông tin gì mới tích cực về trường hợp của nữ sinh này.
Thanh Hùng
" alt=""/>Nữ sinh Trường ĐH Văn hóa Hà Nội mất tích đầy bí ẩn khi đi phượtSpaceSail, công ty Trung Quốc chưa đầy hai năm tuổi, vừa thông báo thỏa thuận hợp tác với hãng viễn thông Brazil Telecomunicacoes Brasileiras SA (Telebras) cung cấp dịch vụ truyền thông vệ tinh và Internet băng thông rộng.
Theo Chính phủ Brazil, các công ty sẽ nghiên cứu nhu cầu ở những khu vực không có cơ sở hạ tầng cáp quang, với mục tiêu đưa dịch vụ này vào hoạt động vào năm 2026. "SpaceSail cam kết trở thành đối tác lâu dài của Brazil", Giám đốc điều hành Jie Zheng trả lời phỏng vấn.
Thỏa thuận với SpaceSail diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Chính phủ Brazil và Elon Musk - người sở hữu SpaceX và Starlink đang xấu đi sau những tranh cãi về thông tin sai lệch trên mạng xã hội X của tỷ phú này.
SpaceSail, có công ty mẹ là Shanghai Spacecom Satellite Technology (SSST - trụ sở Thượng Hải), có kế hoạch đẩy nhanh triển khai vệ tinh, với mục tiêu đưa 15.000 vệ tinh quỹ đạo thấp vào năm 2030. Công ty đã phóng vòng đầu tiên gồm 18 vệ tinh vào tháng 8, sau đó là một vòng khác vào tháng 10.
Xét về quy mô, SpaceSail vẫn rất nhỏ nếu so với Starlink. Công ty của Elon Musk hiện phóng hơn 6.000 vệ tinh, cung cấp Internet băng thông rộng trên toàn thế giới.
Elon Musk phủ nhận tin đồn Tesla sản xuất smartphone
Ngày 5/11, Elon Musk làm khách mời trong chương trình podcast của Joe Rogan. Tại đây, CEO Tesla đã thảo luận về nhiều vấn đề như video game, việc mua lại Twitter, kiểm duyệt, tự do ngôn luận…
Khi tin đồn Tesla sản xuất điện thoại được nhắc đến, Musk đã phủ nhận ngay lập tức: “Không, chúng tôi không làm điện thoại”.
Theo tỷ phú, dù đang có lợi thế hơn bất kỳ công ty nào khác trong việc sáng tạo một chiếc điện thoại mới không phải Android hay iPhone, “nó không phải thứ chúng tôi muốn, trừ khi bắt buộc”.
Trường hợp bất khả kháng mà Musk đề cập chính là nếu Apple và Google bắt đầu kiểm duyệt các ứng dụng hay hành động như “những người gác cổng”.
Còn ở thời điểm hiện tại, Tesla đang dốc toàn lực vào ô tô điện, xe tự lái, robot. Ông cũng nói thêm rằng sản xuất điện thoại sẽ rất mệt mỏi.
Gần đây, một tài khoản Facebook có tên Haley Fox đã đăng tải bài viết với nội dung Elon Musk khẳng định “Tesla Phone 299 USD sẽ là dấu chấm hết của iPhone”. Theo đó, mẫu điện thoại này sẽ kết nối vệ tinh Internet, tự sạc bằng ánh sáng mặt trời, điều khiển xe hơi, nhà… Bài viết thu hút hơn 26.000 lượt tương tác trước khi bị Meta đánh dấu là tin giả và gỡ bỏ, theo tổ chức kiểm chứng thông tin độc lập PolitiFact.
Chủ tịch Samsung thừa nhận khủng hoảng
Giữa lúc Samsung Electronics đang vật lộn với nhiều thách thức, bao gồm doanh thu sa sút và thất bại công nghệ, người đứng đầu tập đoàn đã lần đầu tiên công khai thừa nhận khủng hoảng.
Hôm 25/11, trong phiên điều trần cuối cùng của phiên tòa tái thẩm về các cáo buộc bao gồm thao túng cổ phiếu liên quan đến vụ sáp nhập gây tranh cãi năm 2015, Chủ tịch Samsung Lee Jae Yong cam kết sẽ làm mọi thứ có thể để công ty vượt qua khó khăn hiện tại.
"Tôi nhận thức rõ về những lo ngại xung quanh tương lai của Samsung. Một số người lo ngại công ty đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng cơ bản và lo sợ nó có thể khác với những thách thức mà chúng ta đã phải đối mặt trước đây. Những người khác đưa ra lời động viên, nói rằng Samsung sẽ vượt qua", Lee nói trước tòa. "Nghe được cả những lo lắng lẫn ủng hộ, tôi được nhắc nhở một lần nữa về những kỳ vọng to lớn mà mọi người dành cho Samsung”.
Chaebol lớn nhất Hàn Quốc đang phải vật lộn để hồi phục doanh thu trong khi thị trường chip ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Cùng với việc thừa nhận khủng hoảng, người đứng đầu Samsung kháng cáo lên tòa án để có cơ hội dẫn dắt tập đoàn trong giai đoạn khó khăn.
Do lãnh đạo vướng vòng lao lý trong gần một thập kỷ, Samsung phải trì hoãn các quyết định đầu tư và cải tổ táo bạo.
Hôm 27/11, Samsung Electronics đã công bố ban lãnh đạo mới với trọng tâm là bộ phận kinh doanh chất bán dẫn.
Samsung Electronics cho biết, việc cải tổ nhằm mục đích đưa ra những thách thức mới, như đổi mới thương hiệu và trải nghiệm người dùng, cho các giám đốc kỳ để thúc đẩy tăng trưởng trung và dài hạn của công ty.
" alt=""/>Doanh nghiệp Trung Quốc thách thức Starlink, Musk phủ nhận sản xuất smartphone