Nhận định, soi kèo AC Milan vs Fiorentina, 1h45 ngày 6/4: Đâu dễ cho Milan

Ngoại Hạng Anh 2025-04-07 14:09:53 63
ậnđịnhsoikèoACMilanvsFiorentinahngàyĐâudễbóng đá giải ngoại hạng anh   Phạm Xuân Hải - 05/04/2025 06:45  Ý
本文地址:http://jp.tour-time.com/news/37f699122.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Trabzonspor, 22h59 ngày 6/4: Tiếp tục đua vô địch

Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, đề nghị truy tố 5 bị can trong vụ gian lận thi cử tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.

Trước đó, ngày 24/5, đại diện VKSND tỉnh Sơn La cho biết theo kết luận điều tra vụ gian lận điểm thi THPT năm 2018, 8 người bị đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điều 356 Bộ luật Hình sự 2015. Theo VKSND tỉnh Sơn La, đây mới là giai đoạn một của vụ án, cơ quan điều tra chủ yếu làm rõ hành vi sửa điểm bài thi trắc nghiệm và môn Ngữ văn tự luận của 6 bị can cùng hành vi tiếp tay cho sai phạm của hai cựu cán bộ công an tỉnh... 

Hà Giang sửa số lượng bài thi nhiều hơn, Sơn La nâng điểm "bạo tay" hơn

Kết quả chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT cho thấy ở Hà Giang có 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi có tổng điểm đã công bố bị sửa từ 1 điểm trở lên so với điểm thật. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm, thậm chí tăng lên đến 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.

Tại Sơn La, tổ công tác của Bộ GD-ĐT cũng đã tìm ra được 42 bài thi Ngữ văn thay đổi điểm thi. Cùng với đó, với những môn thi trắc nghiệm, có 97 bài thi có điểm chấm thẩm định thấp hơn so với điểm thi đã công bố trước đây. Trong đó, có bài thi được nâng tới 9 điểm. Đặc biệt, ở Sơn La mức điểm được nâng "bạo tay" hơn hẳn; trong số đó, nhiều trường hợp được sửa thẳng từ 1 vài điểm lên tới mức rất cao. Cả hai địa phương cũng xuất hiện những trường hợp tréo nghoe như từ điểm thấp bỗng vụt trở thành thủ khoa.

Phụ huynh có con được nâng điểm đều "có máu mặt"

Đa số cha mẹ của các thí sinh được nâng điểm đều là quan chức, công chức, viên chức hoặc kinh doanh. Ở Hà Giang những phụ huynh có con được nâng điểm gồm có Bí thư Tỉnh ủy, Phó Giám đốc Sở, doanh nghiệp lớn. Những phụ huynh Sơn La có con được nâng điểm cũng được công khai như: Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, Chi cục trưởng Chi Cục thuế, Giám đốc VNPT tỉnh, Phó chánh thanh tra tỉnh, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, các Phó chủ tịch UBND TP Sơn La, huyện Quỳnh Nhai...

Các "tân sinh viên" bị nhà trường trả về

114 thí sinh được nâng điểm ở Hà Giang đã bị trả về điểm thật trước mùa tuyển sinh năm 2019.

Trong khi đó, 44 thí sinh được nâng điểm ở Sơn La có 25 thí sinh đã từng theo học tại 3 trường công an. Cuối tháng 4, Cục Đào tạo (Bộ Công an) đã bàn giao 25 sinh viên được nâng điểm thi về Sơn La để làm thủ tục trả cho gia đình quản lý, không xem xét việc điểm thật của thí sinh có đủ điểm đỗ vào trường hay không. Trong số này, 7 em trúng tuyển Học viện An ninh nhân dân, 16 em đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân và 2 em vào Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy.

Ở các trường dân sự cũng phát hiện thí sinh có điểm thi gian lận. Tuy nhiên, các trường đều xử lý theo hướng căn cứ trên điểm thật của thí sinh. Nếu điểm thật của thí sinh không đủ điểm đỗ vào trường, thí sinh sẽ bị buộc thôi học. Nếu điểm thật của thí sinh đủ điểm đỗ vào trường, thí sinh vẫn được tiếp tục theo học.

Cán bộ có chức vụ cao nhất bị khởi tố là Phó Giám đốc Sở GD-ĐT

Tại Hà Giang, liên quan đến những sai phạm tại kỳ thi THPT quốc gia 2018, có 5 người đã bị khởi tố.

Cụ thể, ngay sau khi tổ công tác của Bộ GD-ĐT phát hiện sai phạm, công an tỉnh Hà Giang đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bắt tạm giam hai bị can, là Vũ Trọng Lương (Phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD-ĐT Hà Giang) và Nguyễn Thanh Hoài (Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD-ĐT Hà Giang) cùng về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.

{keywords}
Cơ quan An ninh Điều tra, Công an tỉnh Hà Giang đọc lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thanh Hoài, Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý Chất lượng thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang (Ảnh: TTXVN)

Ngày 8/4, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn bằng hình thức cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ba bị can trong vụ án để tiếp tục điều tra làm rõ.

Các đối tượng gồm: Bà Triệu Thị Chính (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng, Trưởng Ban chấm thi của Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Hà Giang). Bà Chính là người trực tiếp điều hành tổ xử lý bài thi trắc nghiệm bị khởi tố về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự. Ông Phạm Văn Khuông (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang) về hành vi Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi được quy định tại Điều 366, Bộ luật Hình sự. Bà Lê Thị Dung (Phó Đội trưởng Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang) về hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Còn tại Sơn La, 8 người bị đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 gồm có: Trần Xuân Yến (cựu phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La); Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng); Cầm Thị Bun Sọn (cựu phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng); Đặng Hữu Thủy (cựu phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu); Lò Văn Huynh (cựu phó trưởng phòng Khảo thí Sở GD-ĐT Sơn La); Nguyễn Thanh Nhàn (cựu phó trưởng phòng khảo thí Sở GD-ĐT Sơn La); Đinh Hải Sơn (cựu thiếu tá, nguyên đội phó đội giáo dục, Phòng an ninh chính trị nội bộ); Đỗ Khắc Hưng (cựu trung tá, cán bộ phòng An ninh chính trị nội bộ).

Phải khẩn trương xử lý tập thể, cá nhân vi phạm

Từ ngày 29 đến 31/5, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã họp kỳ 36. Thông cáo Báo chí của Kỳ họp cho biết UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung, trong đó có kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La.

{keywords}
Kỳ họp 36 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Ảnh: Trang thông tin diện tử Ủy ban Kiểm tra Trung ương)

Cụ thể, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã chấp hành không nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để xảy ra một số vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng, nhất là công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2018.

Đồng chí Phạm Văn Thủy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo thi THPT và đồng chí Hoàng Tiến Đức, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD-ĐT, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng, Trưởng Ban chấm thi THPT chịu trách nhiệm chính về những vi phạm trong công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành giáo dục, gây bức xúc trong xã hội, để nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự.

Đồng chí Cầm Ngọc Minh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của UBND tỉnh.

Đồng chí Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La.

Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đồng chí Phạm Văn Thủy; khiển trách đồng chí Cầm Ngọc Minh.

UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Hoàng Tiến Đức; yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La và đồng chí Hoàng Văn Chất kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc và sớm có biện pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới.

UBKT Trung ương cũng yêu cầu Ban cán sự Đảng Bộ GD-ĐT, UBKT Tỉnh ủy các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình khẩn trương tiến hành kiểm tra, kiểm điểm, xử lý đối với các tập thể, cá nhân vi phạm trong công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, báo cáo UBKT Trung ương.

Ngân Anh 

Đề nghị truy tố 5 bị can trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang

Đề nghị truy tố 5 bị can trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang

 - Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, đề nghị truy tố 5 bị can trong vụ gian lận thi cử.

">

Vì sao Hà Giang có ít cán bộ bị truy tố hơn Sơn La trong gian lận thi cử?

Độ ảnh hưởng của trang phục lên tâm trí con người

Nhận định, soi kèo TPHCM vs Sông Lam Nghệ An, 19h15 ngày 6/4: Bước tiến mạnh mẽ

{keywords}Học viên tham gia lớp đào tạo “Bảo đảm ATTT cho trang/ cổng thông tin điện tử” tại Kiên Giang. (Ảnh: SmartPro)

Sau những chuyên đề với nội dung cơ bản về CNTT và bảo mật an toàn thông tin, các cán bộ, chuyên viên đến từ Trung tâm CNTT và Truyền thông tỉnh Kiên Giang (ICT Kiên Giang) được hướng dẫn tiếp về “Bảo đảm ATTT cho trang/ cổng thông tin điện tử” nằm trong chuỗi đào tạo chuyên sâu về CNTT và bảo mật ATTT.

Chuyên đề được phân bổ làm 2 lớp, mỗi lớp tổ chức liên tục trong 3 ngày cuối tháng 11 tại ICT Kiên Giang. Tham gia khóa đào tạo, học viên được giới thiệu kiến thức về môi trường ứng dụng web và cổng trang thông tin điện tử, thông tin liên quan đến các lỗ hổng và mối đe dọa đối với hệ thống trang thông tin điện tử, rèn luyện và nâng cao khả năng phát hiện, đánh giá, kiểm tra những lỗ hổng, các cuộc tấn công mạng và đưa ra phương án bảo vệ cũng như xử lý khác phục khi cổng/trang thông tin điện tử bị tấn công.

Cổng thông tin điện tử là điểm truy cập tập trung tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ, ứng dụng hỗ trợ trao đổi thông tin, dữ liệu với các hệ thống thông tin, đồng thời thực hiện cung cấp và trao đổi với người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất trên nền tảng Web tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu.

Các cổng/ trang thông tin điện tử đã và đang hoạt động như nhịp cầu nối giữa cơ quan nhà nước với người dân. Theo đó, các cổng/ trang TTĐT trở thành kênh thông tin quan trọng để người dân và doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin, theo dõi, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, góp phần minh bạch hóa hoạt động của chính quyền.

Để duy trì cầu nối giữa cơ quan Nhà nước và nhân dân, việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho cổng/trang thông tin điện tử trở thành một yêu cầu thiết yếu và quan trọng. Chương trình “Bảo đảm ATTT cho trang/ cổng thông tin điện tử” được khảo sát và xây dựng theo định hướng phát triển chiến lược CNTT của tỉnh Kiên Giang. Khóa học được thiết kế dành riêng cho Đội ứng cứu sự cố và cán bộ phụ trách CNTT của ở các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các tổ chức đảng, lực lượng vũ trang.

Hải Lam

Kiên Giang tập huấn sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đến cấp huyện

Kiên Giang tập huấn sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đến cấp huyện

UBND huyện Kiên Lương, Kiên Giang đã tổ chức tập huấn sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước trên địa bàn huyện.   

">

Đào tạo bảo đảm ATTT cho trang/cổng thông tin điện tử Kiên Giang

thanh danh 519.jpeg
Cựu Giám đốc CDC tỉnh Bình Dương Nguyễn Thành Danh và thuộc cấp được miễn trách nhiệm hình sự.

Cũng từ phiên tòa này, một tín hiệu đáng mừng, niềm tin về bản tính lương thiện của con người nói chung và đạo đức tốt đẹp của người cán bộ nói riêng lại được thắp lên trước tuyên bố của tòa án về việc miễn trách nhiệm hình sự đối với cựu Giám đốc CDC tỉnh Bình Dương Nguyễn Thành Danh và thuộc cấp của ông.

Hiện tượng này cho thấy, giữa "vũng lầy" của tình huống đại án Việt Á mà nhiều cán bộ dường như bị thỏa hiệp trước lợi ích để tư túi, vẫn có những cán bộ đã giữ vững bản lĩnh, kiên quyết nói lời từ chối trước những "viên đạn bọc đường".

Điều đó khẳng định rõ về tầm quan trọng của việc tự rèn luyện đạo đức, nâng cao nhận thức và gương mẫu trong thực thi công vụ. Đây cũng là biện pháp hữu hiệu, bền vững cần được khích lệ và khuếch đại hơn nữa để củng cố tinh thần của phần đa cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị dám nghĩ, dám làm vì sự nghiệp chung.

Cách đây nhiều năm, sự rút lui chủ động, xin nghỉ công tác sớm của cựu Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự (tỉnh Quảng Nam), ông từng chia sẻ với báo chí rằng: “Mình giữ gìn bản thân một cách trọn vẹn để đến hôm nay mình trở về một cách thanh thản”, cho thấy việc giữ gìn đạo đức trong sạch, tránh điều tiếng là cả quá trình đối với sự nghiệp chính trị đối của mỗi cán bộ, đảng viên.

Sự phát triển, quá trình đi lên của mỗi cá nhân nói chung và đối với việc thăng tiến của người cán bộ nói riêng chính là việc hoàn thiện các chu trình của đời sống chính trị ở những giai đoạn khác nhau, để khi nhìn lại họ vẫn vẹn nguyên là mình. Điều này tưởng chừng như dễ dàng nhưng sẽ là vô cùng khó khăn trước rất nhiều cám dỗ, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như sự đan xen bởi các nhóm lợi ích công tư thường bủa vây, kề cạnh hiện nay.

Pháp trị và đức trị

Cũng tại Hội nghị của Ban Nội Chính Trung ương, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban tổ chức Trung ương nêu lên rất nhiều biện pháp, giải pháp về mặt thể chế, kiểm soát quyền lực, công tác phân công, phối hợp giải quyết giữa các ngành. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Nội chính Trung ương đề xuất 18 đề án lớn với Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương.

Đó là bước tiến trong nỗ lực xây dựng các định chế, quy tắc và hàng lang pháp lý, nhằm ngăn chặn tình trạng tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cũng lưu ý đến việc “tự rèn luyện, tự soi, tự sửa, gương mẫu, nói đi đôi với làm của cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu”.

Vẫn còn đó số ý kiến cho rằng, sử dụng các biện pháp về giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên hiện nay có phần ít hiệu quả. Tuy nhiên, cổ học Phương Đông đã từng chỉ dẫn “lấy nhu trị cương, lấy mềm thắng cứng” hay như dân gian thường nói “lạt mềm buộc chặt”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó nhấn mạnh: “Pháp luật là quan trọng nhưng đạo đức nhân văn cũng rất quan trọng, nhiều khi còn bền vững hơn. Bên cạnh pháp trị, còn có đức trị”. 

Như vậy, song song với quá trình hoàn thiện thể chế về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên thì công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức cách mạng, nhân rộng cái đẹp, cái tốt những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong đời sống xã hội cần được nâng tầm hơn nữa.

Thực hiện tốt phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để làm sao cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung mà không e dè như chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã nêu lên trong hội nghị ngày 10/1 vừa qua.

Cán bộ chưa biết sợ hay lòng tham không đáy?

Cán bộ chưa biết sợ hay lòng tham không đáy?

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cho biết, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên vẫn còn xảy ra nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp.">

Đại án Việt Á và chuyện bản lĩnh cán bộ tránh ‘viên đạn bọc đường’

友情链接