Cơ quan quản lý truyền thông Roskomnadzor cho rằng, các quảng cáo trên YouTube kêu gọi đình chỉ hệ thống truyền thông của Nga và mạng đường sắt của Belarus. Việc phát tán chúng là bằng chứng cho thấy công ty Mỹ chống đối Nga. Tuy nhiên, Roskomnadzor không tiết lộ người chạy quảng cáo.
Theo nhà chức trách, “các hành vi của Ban quản trị YouTube có tính chất khủng bố và đe dọa mạng sống, sức khỏe của công dân Nga. Roskomnadzor kiên quyết phản đối các chiến dịch quảng cáo như vậy và yêu cầu Google ngừng phát tán các video chống lại Nga sớm nhất có thể”.
Một nguồn tin của Reuters cho hay Google đã xóa một quảng cáo mà chính phủ Nga gắn cờ.
Đây chỉ là một trong các căng thẳng gần đây giữa Moscow và các công ty ngoại vì vấn đề Ukraine. YouTube đã chặn truy cập các kênh truyền thông nhà nước Nga trên toàn cầu. Nền tảng đang chịu sức ép lớn từ nhà quản lý và chính trị gia tại Nga.
Moscow đã cấm Instagram từ đầu tuần sau khi công ty mẹ Meta thay đổi chính sách phát ngôn thù địch, cho phép người dùng tại Ukraine đăng những thông điệp chết chóc nhằm vào người Nga.
Các hãng thông tấn Nga, bao gồm RIA và Sputnik, dẫn lời một nguồn tin giấu tên về việc YouTube có thể bị Nga chặn vào tuần tới.
Cùng ngày, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev chỉ trích các doanh nghiệp mạng xã hội nước ngoài, trong đó có Meta và YouTube, đồng thời nhắc tới cánh cửa quay lại thị trường Nga còn bỏ ngỏ.
Ông khẳng định Nga có đủ công cụ và kinh nghiệm cần thiết để phát triển mạng xã hội riêng và “con đường một chiều” mà phương Tây kiểm soát luồng thông tin không thể tiếp diễn.
“Để quay trở lại, họ phải chứng minh sự độc lập và thái độ tốt đối với nước Nga và công dân Nga”, ông viết trên Telegram.
Vkontakte, “Facebook của Nga”, ghi nhận hoạt động mạnh mẽ trên nền tảng sau khi Nga tiến hành hoạt động quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2. Trang web thu hút 300.000 người dùng mới trong 2 tuần.
Vào ngày Instagram bị chặn tại Nga, VKontakte cho biết lượng người dùng hàng ngày tăng 8,7% lên hơn 50 triệu, thiết lập kỷ lục mới.
Anton Gorelkin, thành viên của Duma quốc gia Nga về thông tin và truyền thông, nhắc tên các dịch vụ giúp người Nga chuyển video từ YouTube sang nền tảng nội địa RuTube.
“Không phải tôi kêu gọi mọi người ngay lập tức rời YouTube. Song có lẽ, từ các sự kiện gần đây, nên tuân thủ nguyên tắc không bỏ trứng vào một giỏ”, ông nói.
Đầu tuần này, ông cảnh báo YouTube có thể chung số phận với Instagram nếu tiếp tục “hành động như một vũ khí trong cuộc chiến thông tin”. Trong khi đó, các doanh nhân Nga cho hay sẽ ra mắt ứng dụng ảnh Rossgram nhằm lấp chỗ trống của Instagram.
Tháng 11/2021, Gazprom Media giới thiệu Yappy, đối thủ của TikTok.
Du Lam (Theo Reuters)
Sau khi Nga chặn Instagram trên toàn quốc, các nhà phát triển nước này đang gấp rút viết ứng dụng chia sẻ ảnh tương tự để lấp chỗ trống cho người dùng trong nước.
" alt=""/>Sau Facebook, YouTube có thể bị cấm tại Nga?Nhiều sinh viên Hàn Quốc tránh tốt nghiệp để chờ cơ hội tìm việc làm Ảnh: NEWSis
Kiếm việc ngày càng khó
Lee không phải là người duy nhất có suy nghĩ như thế. Tỉ lệ thất nghiệp trong giới trẻ Hàn Quốc lên đến 14% trong lúc kinh tế còn ì ạch khiến hàng ngàn sinh viên dự kiến tốt nghiệp vào đầu năm 2015 sẽ tiếp tục bám trụ lại trường. “Mỗi năm càng khó kiếm việc hơn. Năm ngoái đã khổ sở lắm rồi nhưng tôi e rằng mọi thứ sẽ còn tồi tệ hơn trong năm nay” - Lee lo lắng.
Hai phần ba dân số trong độ tuổi từ 25-34 ở Hàn Quốc có bằng tốt nghiệp đại học, chiếm tỉ lệ cao nhất trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Thế nhưng, tỉ lệ thất nghiệp tại Hàn Quốc năm 2014 cũng lập kỷ lục trong 14 năm qua. Doanh nghiệp hạn chế tuyển dụng do kinh tế trầy trật là một thực tế làm chùn chân nhiều sinh viên. Họ có thể càng bi quan hơn khi biết tỉ lệ thất nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp hồi tháng 3-2014 tương đương mức cao kỷ lục năm 2013 là 32,2%, theo thống kê của Viện Lao động Hàn Quốc. Lee Cheol-heng, người đứng đầu nhóm chính sách việc làm và lao động tại Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc, nhận định: “Kinh tế không sáng sủa nên các doanh nghiệp hạn chế mở rộng đầu tư, dẫn đến ít có khả năng thuê lao động mới”.
Nỗi lo dân số lão hóa
Thông cảm với tình cảnh sinh viên ngại tốt nghiệp, nhiều trường đại học Hàn Quốc cho phép họ sử dụng cơ sở vật chất nhà trường ngay cả khi không tham gia bất kỳ lớp học nào. Có trường hợp sinh viên cố tình nợ một hoặc hai tín chỉ cho đến khi tìm được việc làm. Lee tâm sự: “Tôi nghe những người khác kể rằng nhà tuyển dụng không thích người mới tốt nghiệp đại học. Họ thường hỏi ứng viên đã làm được những gì sau khi ra trường”.
Thị trường lao động Hàn Quốc đang có 2 loại công việc, một ổn định và ít có khả năng bị sa thải trong khi loại còn lại chỉ mang tính tạm thời trong 2 năm. Theo nhà nghiên cứu Kim Jong-jin tại Viện Lao động và Xã hội Hàn Quốc, vấn đề là giới trẻ có học vấn cao không mặn mà với những công việc tạm thời. Ông Kim nói: “Những người ở độ tuổi 20 lẽ ra phải năng động trong thị trường việc làm. Nhưng thay vì đi làm ngay, họ muốn học lên cao hơn để có cơ hội kiếm được công việc ổn định hơn”.
Việc sinh viên lần lữa không tốt nghiệp để chờ công việc tốt hơn dẫn đến tình trạng “lão hóa” lực lượng lao động tại Hàn Quốc. Năm 2014, lần đầu tiên số người lao động trong độ tuổi 50 vượt số lượng người làm việc trong độ tuổi 20. Tham gia thị trường lao động trễ kéo theo hàng loạt vấn đề xã hội như: lập gia đình muộn hơn, tỉ lệ sinh sụt giảm… và hậu quả là đe dọa già hóa dân số. Ông Kim Gwang-suk, Trung tâm Nghiên cứu Hyundai, nhìn nhận đây là một vấn đề nghiêm trọng. “Thực trạng giới trẻ rút ngắn thời gian làm việc sẽ làm giảm tổng sản lượng kinh tế của Hàn Quốc cho dù đầu tư vào giáo dục không ngừng gia tăng” - ông nói với hãng tin Reuters.
(Theo Người Lao Động)
" alt=""/>Sinh viên Hàn Quốc ngại... tốt nghiệp