Tới ngày 22/1/2024, ông Thái đã nộp tổng cộng hơn 2,1 tỷ đồng tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ vào ngân sách địa phương.
Từ đó đến nay, dù đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính song ông Thái vẫn chưa được UBND xã Nghi Phong bàn giao lô đất kể trên vì chưa giải phóng mặt bằng.
“Mảnh đất này tôi cùng 4 anh em khác chung tiền để tham gia đấu giá. Không chỉ số tiền 2,1 tỷ đồng bị giam ở đó mà chúng tôi còn lỡ nhiều việc khác” - ông Thái nói.
Liên quan đến trường hợp này, ông Nguyễn Công Ánh - Chủ tịch UBND xã Nghi Phong, cho biết, bản thân ông mới về địa phương nhận nhiệm vụ, vụ việc đã diễn ra trước đó. Người tiền nhiệm đã có đơn xin nghỉ việc, cán bộ địa chính cũng đã chuyển công tác sang địa bàn khác.
“Lô đất mà ông Nguyễn Đình Thái trúng đấu giá chưa thể bàn giao vì chưa giải phóng mặt bằng. Lô đất đưa ra đấu giá là đất nông nghiệp của hộ ông Đặng Thái Thông, sau đó ông Thông ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Thu Hà toàn quyền sử dụng” - ông Ánh thông tin.
Trước đó, ông Thông đã kê khai đất đai, tài sản trên thửa đất bị thu hồi. Tuy nhiên, khi huyện tổ chức bán đấu giá xong thì bà Hà không chịu nhận tiền bồi thường, không nộp sổ đỏ để làm thủ tục bàn giao mặt bằng cho người trúng đấu giá.
“Chúng tôi đã tổ chức hoà giải nhưng các bên không đi đến thống nhất” - ông Ánh cho hay.
Cũng theo ông Ánh, UBND huyện Nghi Lộc đã lập đoàn thanh tra, xác minh sự việc. Đoàn thanh tra yêu cầu làm rõ vai trò, trách nhiệm những người tham mưu từ cấp xã đến huyện. “UBND xã sẽ tổ chức kiểm điểm và xin ý kiến huyện về hình thức xử lý” - ông Ánh nói.
Huyện trả lại tiền, dân không chịu
Ngày 12/7, ông Lê Đức Thọ - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc - đã ký văn bản kết luận về việc kiểm tra, rà soát đối với việc tổ chức đấu giá đất tại xã Nghi Phong. Văn bản nêu rõ: “Việc UBND xã trình UBND huyện phê duyệt phương án đấu giá đất khi chưa hoàn thành bồi thường, giải phóng mặt bằng là chưa bảo đảm quy định”.
Để xảy ra sai sót trên, trách nhiệm thuộc về UBND xã Nghi Phong và cơ quan chuyên môn của UBND huyện không thẩm định, kiểm tra mặt bằng trước khi tham mưu huyện phê duyệt phương án đấu giá.
Thực hiện kiểm tra hiện trạng thửa đất đấu giá, UBND huyện Nghi Lộc nhận thấy, thửa đất thu hồi là đất lúa nhưng thực tế đã trồng cây lâu năm, dựng tường thép khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Việc này do UBND xã Nghi Phong đã thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai, không phát hiện và xử lý kịp thời đối với hành vi vi phạm của hộ gia đình.
UBND huyện Nghi Lộc giao UBND xã Nghi Phong kiểm tra, thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm đối với hộ ông Đặng Thái Thông, với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đồng thời, tiếp tục vận động để gia đình nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng.
Ngoài ra, lãnh đạo huyện yêu cầu tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với các cá nhân có liên quan trong công tác tham mưu, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất và trong công tác thực hiện quản lý đất đai.
Đối với Phòng TN&MT, UBND huyện cũng giao tham mưu văn bản để ban hành quyết định hủy quyết định trúng đấu giá tại lô đất số B1, lô đất số B2, tại vị trí 2, xóm 2, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc.
Đồng thời, các cá nhân có liên quan tại Phòng TN&MT cũng bị đề nghị tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm.
Ông Nguyễn Đình Thái cho biết, cán bộ Phòng TN&MT đã mời ông lên làm việc, muốn trả lại tiền gốc 2,1 tỷ đồng và tiền theo lãi suất theo ngân hàng là 115 triệu đồng hoặc thu hồi đất. Tuy nhiên, ông muốn lấy đất chứ không lấy tiền.
Thực hiện kiểm tra hiện trạng thửa đất đấu giá, UBND huyện Nghi Lộc nhận thấy, thửa đất thu hồi là đất lúa nhưng thực tế đã trồng cây lâu năm, dựng tường thép khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Việc này do UBND xã Nghi Phong đã thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai, không phát hiện và xử lý kịp thời đối với hành vi vi phạm của hộ gia đình." alt=""/>Đất chưa giải phóng mặt bằng, huyện đã bán đấu giá xongNói thế để thấy việc HLV Park Hang Seo dẫn dắt tuyển Việt Nam có dấu ấn rất lớn từ người vợ của mình. Vì thế, sau 5 năm thành công với bóng đá Việt Nam, giờ đây một lần nữa vị chiến lược gia người Hàn Quốc muốn một lời khuyên của vợ về chuyện tương lai, cụ thể là chia tay hay gia hạn hợp đồng với VFF.
Đến thời điểm này, ông Park vẫn bỏ ngỏ khả năng thôi dẫn dắt tuyển Việt Nam,nhưng quyết định chỉ được đưa ra sau AFF Cup 2022. Nếu giải đấu này Việt Nam vô địch, mối lương duyên giữa HLV Park và VFF được dự đoán sẽ kéo dài thêm một vài năm, nhưng ở chiều hướng ngược lại thì hai bên hoàn toàn có thể nói lời chia tay.
Trong trường hợp HLV Park Hang Seo ra đi, thì đây cũng là điều hết sức bình thường trong bóng đá. Thực tế cho thấy nếu ở lại, ông Park buộc phải có sự thay đổi mang tính cách mạng về nhân sự, lối chơi, khi mà tuyển Việt Nam bị các đối thủ bắt bài sau 5 năm gần như chỉ áp dụng 1 công thức.
" alt=""/>Thầy Park chờ vợ khuyên gia hạn hợp đồng tuyển Việt NamNgay từ năm thứ nhất đại học, cậu sinh viên người Việt đã bắt đầu thử sức với các dự án, cuộc thi nhằm bổ sung kiến thức thực tế, đồng thời tìm kiếm cơ hội đi thực tập tại một số công ty hàng đầu. Nhờ vậy, Hiếu cho rằng, “bản thân đã nhận lại được những trải nghiệm quý giá và biết mình còn thiếu sót ở đâu trước vô vàn người trong cùng lĩnh vực”.
Lê Trung Hiếu là cựu sinh viên ĐH Quốc gia Singapore (NUS).
Bài học từ việc “không chịu ngồi yên”
Trước khi trở thành kỹ sư phần mềm tại TikTok, Hiếu cũng từng thử sức mình ở rất nhiều hướng đi khác nhau. Cuối năm nhất, cậu quyết định trở về Việt Nam, xin vào thực tập tại một công ty startup công nghệ liên quan đến data, sau đó là một công ty về blockchain.
Lựa chọn môi trường startup là điểm khởi đầu, theo Hiếu, có khá nhiều lý do. Đó là môi trường sẵn sàng đón nhận những người còn ít kinh nghiệm. Tại đây, người trẻ có cơ hội được thử sức nhiều hơn, từ đó sẽ học hỏi thêm được nhiều điều, trở nên năng động và tăng sự tò mò, thích thú về ngành.
“Tất nhiên, khi làm ở các công ty lớn cũng sẽ có những bài toán phức tạp và đặc thù. Thông qua đó, mình sẽ học được quy trình chuẩn của các khâu đoạn như lên dự án, xây dựng sản phẩm, cơ sở hạ tầng,… Nhưng, khi chưa có kinh nghiệm, việc xin được vào những môi trường này cũng khá khó khăn”, Hiếu nói.
Cũng nhờ những kinh nghiệm học hỏi được từ hai công ty startup này, mùa hè năm 2, cậu sinh viên người Việt bắt đầu tìm kiếm cơ hội thực tập tại một số công ty lớn. Vượt qua vòng phỏng vấn khắc nghiệt, Hiếu được nhận vào vị trí tập sự tại Microsoft.
Đến năm thứ 3, cậu lại muốn thử sức mình ở một môi trường khác hơn, vì thế đã ứng tuyển vào vị trí thực tập tại Goldman sachs – một trong bốn công ty tài chính lớn nhất thế giới, sau đó là Sea Group - công ty mẹ của Shopee và Garena vào năm thứ 4.
Không chỉ tìm kiếm kinh nghiệm ở các công ty, trong vòng 2 năm cuối ngắn ngủi, Hiếu đã kịp thử sức với một số chương trình khởi nghiệp tại Israel hay tham nghiên cứu cùng giáo sư trong chính ngôi trường đại học của mình. Một dự án khởi nghiệp của nhóm mang tên “InStore” sau đó đã nhận được tài trợ trị giá 10.000 USD. Dù rằng chỉ vận hành được trong khoảng 1 năm và không đi tới thành công, nhưng Hiếu cho rằng, nhờ đó, cả nhóm đã học hỏi được rất nhiều điều.
Hay khi tham gia nghiên cứu cùng giáo sư, Hiếu cũng từng có 3 bài báo được công bố trong các hội thảo liên quan đến AI và data, nhưng quãng thời gian này đã giúp cậu nhận ra bản thân không thực sự phù hợp với con đường làm nghiên cứu.
Luôn không chịu ngồi yên, Hiếu cho rằng, điều đó đã khiến cậu học được cách thích nghi, dám vượt qua vùng an toàn để thử sức vào những mảng mới. Những kỹ năng học hỏi được cũng giúp bản thân có thể tồn tại được ở bất kỳ đâu, trong bất kỳ môi trường nào.
Để chạm tay tới những công ty lớn
Để ứng tuyển vào các “ông lớn công nghệ”, Hiếu cho rằng, bên cạnh yếu tố về điểm số (nhưng cũng không thực sự quá quan trọng trong quá trình “apply”), việc chuẩn bị cho bản thân một CV đủ tốt là yếu tố cần thiết. Điều này đã được cậu thực hiện nghiêm túc và kỹ lưỡng ngay từ năm thứ nhất.
Vừa vào ĐH Quốc gia Singapore, cậu sinh viên người Việt đã bắt đầu tìm kiếm các cuộc thi liên quan đến thuật toán do cộng đồng những người yêu công nghệ tổ chức hoặc do các công ty, doanh nghiệp đứng ra tìm kiếm nhằm tạo ra sản phẩm giải quyết những vấn đề trong thực tế. Ví dụ, vào năm nhất, Hiếu từng tham gia thiết kế app để làm công cụ đo đạc hàng hóa trong kho lưu trữ của một sân bay tại Singapore.
Điều này, theo Hiếu, đã trau dồi thêm nhiều kỹ năng và rèn cho cậu về tư duy sản phẩm. “Thực tế, khi học ở trên trường, sinh viên vốn chỉ được dạy về những kiến thức nền tảng liên quan đến toán và thuật toán. Trong khi đó, đi làm, tư duy sản phẩm và sự sáng tạo cũng là những yếu tố rất quan trọng. Những cuộc thi như thế sẽ giúp cho sinh viên có đủ trải nghiệm để rèn luyện được tư duy ấy”.
Trong CV của mình, Hiếu thường liệt kê những dự án, kinh nghiệm mà mình từng tham gia. Cậu cũng lý giải cặn kẽ cách thức thực hiện và ý nghĩa của dự án mà mình đã làm, ví dụ như tính năng ấy đã tiếp cận được với bao nhiêu người hoặc tính năng ấy đã giúp hệ thống giảm tải ra sao.
Những dự án cá nhân, các cuộc thi chuyên môn, theo Hiếu, sẽ là những yếu tố nổi trội giúp ứng viên được các công ty đánh giá cao hơn.
Tuy nhiên, đối với những người chưa có quá nhiều kinh nghiệm, Hiếu cho rằng, điều này cũng không phải là một rào cản. “Ứng viên có thể cung cấp link thử nghiệm hoặc tài liệu mô tả cách thiết kế dự án. Ngoài ra, nếu có thể, hãy cung cấp thư giới thiệu từ những người đang làm trong công ty, bởi đó sẽ là điểm cộng giúp hồ sơ dễ dàng vượt qua những ứng viên khác”.
Đối với vòng phỏng vấn tại các công ty công nghệ, thông thường, với vị trí thực tập, ứng viên sẽ phải trải qua khoảng 2 – 3 vòng về thuật toán, còn đối với vị trí full time sẽ có thêm 1-2 vòng về kiến thức đặc thù dự án như thiết kế hệ thống, network, big data system,…
Tuy nhiên, Hiếu cho rằng, những nội dung này đều gói gọn trong những kiến thức đã được dạy trên trường, do đó chỉ cần học thật chắc các thuật toán là có thể vượt qua vòng phỏng vấn một cách trơn tru.
“Điều quan trọng, khi trả lời phỏng vấn, ứng viên cần phải liên tục nói ra suy nghĩ của mình và lý luận tại sao mình lại làm như thế. Thậm chí, ứng viên có thể hỏi lại người phỏng vấn những điều mình hiểu có đúng hay không. Thông qua đó, người phỏng vấn sẽ đánh giá được cách giải quyết vấn đề của từng ứng viên”.
Cũng từng không ít lần ứng tuyển thất bại vào một số công ty lớn, nhưng Trung Hiếu cho rằng, mỗi lần bị từ chối sẽ là một phép thử để biết bản thân còn thiếu sót ở đâu, từ đó rút kinh nghiệm và vươn lên.
“Em luôn trân trọng mọi cơ hội đến với bản thân. Và dù thành công hay thất bại, điều cốt yếu vẫn là ở chính bản thân mình. Mình biết mình là ai, mình muốn gì, từ đó sẽ không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu đã đề ra”, Hiếu nói.
Thúy Nga
Nguyễn Vương Linh cho rằng khi có đam mê và khả năng thì cần tìm một môi trường để phát huy khả năng đó, chứ không phải là phải vào Google/ Facebook/ Amazon để chứng tỏ bản thân.
" alt=""/>9X làm việc tại TikTok với bí quyết vươn tới những 'gã khổng lồ'