Bộ GD-ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến cho dự thảo thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia 2020 và xét công nhận tốt nghiệp THPT kèm theo Thông tư số 04/2017 được sửa đổi, bổ sung bởi thông tư 04/2018 và thông tư 03/2019 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Theo dự thảo này, Bổ sung gạch đầu dòng thứ 4 vào khoản 5 Điều 49 “- Bị đình chỉ thi.” Như vậy theo dự thảo này, những thí sinh bị đình chỉ thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ bị hủy bỏ kết quả thi.
Trước đó chỉ có 3 trường hợp bị hủy kết quả thi. Cụ thể thí sinh có hai bài thi trở lên bị điểm 0 (không) do phạm lỗi theo quy định. Viết, vẽ vào tờ giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi; Để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp.
Nhiều quy định mới về chấm thi
Ngoài ra, dự thảo cũng đưa ra nhiều quy định về việc chấm thi. Cụ thể việc chấm thi tại mỗi hội đồng thi được thực hiện tại không quá 2 khu vực. Khu vực chấm thi phải đảm bảo an ninh, an toàn có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy, có công an bảo vệ 24 giờ/ngày. Nơi chấm thi, chấm kiểm tra bài thi tự luận và nơi bảo quản bài thi tự luận được bố trí gần nhau. Bài thi trắc nghiệm được lưu trữ tại phòng xử lý và chấm bài thi trắc nghiệm hoặc được lưu trữ tại phòng chứa bài thi riêng biệt, tùy theo thực tế triển khai tại đơn vị.
![]() |
Thí sinh thi THPT quốc gia 2019 (Ảnh: Thanh Tùng) |
Tổ Giám sát gồm ít nhất 5 người (1 tổ trưởng và ít nhất 4 thành viên). Trong đó tổ trưởng tổ giám sát là lãnh đạo phòng/ban của trường ĐH, CĐ. Các thành viên Tổ Giám sát là viên chức của trường ĐH, CĐ và công chức sở GD-ĐT của tỉnh có bài thi được chấm.
Theo dự thảo, tổ giám sát làm việc độc lập với các tổ chuyên môn khác và có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ quy trình chấm bài thi trắc nghiệm, quy trình bảo quản bài thi tại hòng chấm thi trắc nghiệm theo quy định. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu thấy có bất thường, Tổ Giám sát phải báo cáo Trưởng ban để tạm dừng quá trình chấm thi và đề nghị Trưởng ban kiểm tra, xác minh và xử lý trước khi tiếp tục.
Đối với các bộ phận khác như cán bộ công an, bảo vệ, y tế, phục vụ, thì cán bộ công an có trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn khu vực chấm thi và nơi lưu trữ, bảo quản bài thi trắc nghiệm; ký niêm phong và chứng kiến mở niêm phong phòng chấm thi, phòng chứa bài thi, đĩa CD chứa dữ liệu.
Tuyệt đối giữ bí mật về số báo danh với số phách
Theo dự thảo lần này cũng bổ sung nhiều điểm về việc tổ chức thi. Cụ thể khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24 giờ/ngày để đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ.
Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn, có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày, có công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày.
Có 1 cán bộ của trường ĐH, CĐ làm nhiệm vụ tại điểm thi (phó trưởng điểm thi hoặc thư ký) trực tại phòng trong suốt thời gian đề thi, bài thi được lưu tại điểm thi. Riêng trong các ngày thi, thời gian trực tại phòng của cán bộ của trường ĐH, CĐ được tính kể từ thời điểm kết thúc công việc buổi thi cuối ngày thi trước đến thời điểm bắt đầu công việc buổi thi thứ nhất của ngày thi sau.
Trước khi bàn giao bài thi cho Ban phúc khảo bài thi tự luận, Ban thư ký hội đồng thi phải tra cứu để từ số báo danh, tìm ra số phách bài thi. Rút bài thi, đối chiếu với phiếu thu bài thi để kiểm tra, đối chiếu số tờ giấy thi.
Tập hợp các bài thi của một môn thi vào một túi hoặc nhiều túi, ghi rõ số bài thi và số tờ của từng bài thi hiện có trong túi; dán kín số phách cũ trên bài thi và đánh phách mới. Cán bộ đánh phách phải được cách ly tuyệt đối từ khi thực hiện nhiệm vụ đánh phách đến khi hoàn thành việc chấm phúc khảo.
Bàn giao các túi bài thi đã được đánh phách mới cho Ban phúc khảo bài thi tự luận. Việc giao nhận bài thi giữa Ban thư ký hội đồng thi và Ban phúc khảo bài thi tự luận thực hiện theo đúng quy định.
Đặc biệt dự thảo cũng nêu trong khi tiến hành các công việc liên quan đến phúc khảo, phải có ít nhất từ hai thành viên của Ban phúc khảo trở lên và có sự giám sát của cán bộ thanh tra. Tuyệt đối giữ bí mật về quan hệ giữa số báo danh và thông tin cá nhân của thí sinh với số phách.
Lê Huyền
" alt=""/>Tăng thêm trường bị hủy bỏ kết quả thí sinh thi THPT quốc gia
Trang sinh ra và lớn lên ở Đắk Lắk. Tốt nghiệp cấp 3,thích ngành y nhưng tự lượng sức mình không thể đỗ được những trường y tốt nhất, Trang chuyển sang một ngành có liên quan tới chăm sóc sức khỏe.
Được biết Trường CĐ Nghề Công nghệ cao Hà Nội là trường đầu tiên mở mã ngành Chăm sóc sắc đẹp, Trang "ngược dòng" đi từ Đắk Lắk ra thủ đô để quyết chí theo nghề.
Trong ngành Chăm sóc sắc đẹp có nhiều chuyên ngành khác nhau. Chuyên ngành của em là Chăm sóc da, nhưng qua thực tế công việc, bây giờ em có thể làm được cả ‘nail’ (móng), mi…
Từ năm thứ nhất, nữ sinh năng động đã vừa đi học vừa đi làm ở chính ngành nghề mình được đào tạo.
Đi làm thêm giúp em vừa để có kinh nghiệm thực tiễn vừa kiếm thêm nhu nhập phụ giúp gia đình. Buổi sáng em đi học, buổi chiều đi làm đủ 8 tiếng, đến 10 giờ tối mới nghỉ. Thu nhập từ đi làm thêm từ ngày ấy đã được 5 triệu/ tháng.
Chính vì thế, đến năm thứ 3, Trang đã bắt tay vào khởi nghiệp. Từ số tiền tiết kiệm trong những năm vừa học vừa làm, cộng với xin bố mẹ cho mượn sổ đỏ để vay tiền ngân hàng, em dùng vốn để mở một số spa và salon tóc ở Hà Nội, Bắc Ninh. Mặc dù, không phải mọi thứ em làm đều thành công ngay nhưng Trang hài lòng với những trải nghiệm của mình và tiếp tục có sự chuẩn bị cho những bước phát triển tiếp theo.
Hiện tại, thu nhập chính của em tới từ việc đi dạy ở Trường Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic, Trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội và đi dạy ở các spa. Sắp tới, em ký thêm hợp đồng với Trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội. Ngoài ra, với các mối quan hệ của mình trong nghề, Trang còn nhận cung cấp các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho các spa, thẩm mỹ viện.
Ước mơ xa hơn của Trang là sở hữu một chuỗi hệ thống chăm sóc sắc đẹp của riêng mình trong vòng 5-10 năm nữa.
Qua thực tiễn trải nghiệm, Trang thấy rằng nếu mình đam mê, học nghề cũng là một con đường tốt. Học mà không có đam mê và mục đích thì rất khó học.
Mặc dù có những thành tựu sớm như vậy, nhưng Trang vẫn chưa dừng lại ở đó. Trang nói ngày xưa em không thích học tiếng Anh, điểm môn này luôn kéo điểm tổng kết xuống. Nhưng giờ đi làm, thấy mọi người người nói tiếng Anh "sao mà đơn giản thế, đáng yêu thế", Trang lại thích và có động lực để quyết tâm đi học".
Với cô, dù là học nghề thì thái độ "học tập suốt đời" vẫn rất quan trọng. Chính điều này mới là thực học để giúp bất cứ con người nào vươn lên trong cuộc sống.
Nguyễn Thảo
- Nếu có ai hỏi tại sao tôi lại chọn Ngoại thương, tôi chỉ biết trả lời rằng: “Vì hồi đó, mọi người xung quanh tôi đều nói, có bằng Ngoại thương ra trường mới kiếm được nhiều tiền, xin việc ở đâu cũng dễ”.
" alt=""/>Học nghề làm đẹp, cô gái 24 tuổi có thu nhập nhiều cử nhân mơ ước