Bên cạnh đó, Apple cũng đã trình làng rất nhiều công nghệ hiện đại và đang là xu hướng hiện nay như công nghệ 4K, thực tế tăng cường, màn hình OLED hay sạc không dây… Khán giả luôn dành những tràng pháo tay nồng nhiệt mỗi khi Apple giới thiệu xong về một sản phẩm của mình.
Nhưng liệu những tràng pháo tay đó có thực sự là do sự phấn khích hay không khi đa số công nghệ “sáng kiến mới” của Apple lại có thể dễ dàng tìm thấy ở những dòng sản phẩm mà các hãng khác ra mắt trước đó?
Đúng là Apple luôn biết cố gắng sáng tạo, đổi mới và tận dụng những công nghệ đang hot trên thị trường di động hiện nay. Tuy nhiên, có lẽ người tiêu dùng sẽ mong chờ nhiều hơn ở những siêu phẩm mà Apple mang lại, đặc biệt ẩn số là iPhone X đã khiến fan sôi sục suốt mấy tháng qua.
Hãy cùng điểm qua những công nghệ vốn đã tồn tại trong vài năm trở lại đây, nhưng theo Apple thì lại là mang tính “cách mạng”, mới lạ nhé!
Màn hình OLED
iPhone X là chiếc điện thoại đầu tiên của Apple sử dụng công nghệ màn OLED. Tuy nhiên, trên thực tế, công nghệ này đã xuất hiện từ năm 2008 với chiếc Nokia N85.
Đối với ngành công nghiệp TV thì OLED vẫn là một cái tên rất hot, rất mới mẻ, và nhiều người tiêu dùng trên thế giới vẫn đang đợi con quái vật “wallpaper OLED TV” của LG ra mắt. Thế nhưng, đây lại chẳng phải điều gì mới mẻ với thế giới smartphone cả.
Điều đáng ngạc nhiên là Nokia chính là hãng đầu tiên sử dụng màn OLED cho dòng sản phẩm N85 của mình 9 năm trước đây. Một năm sau đó, Samsung với dòng Galaxy đã đưa OLED lên một tầm cao mới và trở thành xu hướng trong thị trường smartphone.
Điểm khác biệt mà Apple mang lại chính là màn hình OLED tràn cạnh, tuy nhiên, đừng quên rằng Xiaomi đã làm điều này trước cả Apple với dòng Mi MIX ra mắt năm 2016. Tại thời điểm đó, rất nhiều người đã gọi các sản phẩm của Xiaomi là smartphone tương lai, và chắc chắn sẽ còn rất nhiều điện thoại Android khác cũng sử dụng kiểu thiết kế này.
Sạc không dây
Sạc không dây cũng là một tính năng mới của dòng iPhone, nhưng không còn mới trên thị trường smartphone nữa. Vào năm 2009, Palm Pre đã mang công nghệ này đến với thế giới rồi. Tuy hiện giờ chiếc điện thoại này đã thành đồ cổ, nhưng Samsung đã tiếp nhận công nghệ này và áp dụng thành công vào rất nhiều sản phẩm của họ trong vài năm trở lại đây.
Sạc không dây đã trở nên quá phổ biến trước khi Apple kịp đưa nó vào sản phẩm của mình. Các nhà sản xuất phụ kiện hỗ trợ loại sạc này mọc lên như nấm và chỉ với khoảng 20 USD (500.000 NVD) là bạn đã có thể sở hữu và trải nghiệm công nghệ này rồi. Năm 2015, Starbuck thậm chí còn mở thêm dịch vụ sạc không dây tại các cửa hàng của mình.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt
iPhone X đã hoàn toàn loại bỏ nút Home truyền thống cùng Touch ID, thay vào đó là nghệ FaceID - giúp bạn mở khóa màn hình bằng cách nhận diện khuôn mặt. Lại một tính năng mới mà Apple mang lại, nhưng không thể gây bất ngờ với các tín đồ trên thế giới được nữa.
Người dùng Android đã được trải nghiệm tính năng này kể từ năm 2011 với chiếc điện thoại Galaxy Nexus, tuy nhiên nhận diện khuôn mặt vẫn có một điểm yếu chết người, và chỉ cần một bức ảnh là bạn đã có thể dễ dàng đánh thẳng vào điểm yếu đó.
Điểm sáng của Apple là FaceID đã khắc phục được điều này, thế nhưng một lần nữa, họ vẫn không phải là những người tiên phong khi Microsoft đã đi trước với Windows Hello hồi năm 2015. Apple mới chỉ đang đặt những bước chân đầu tiên vào công nghệ này mà thôi.
Công nghệ 4K
Trong sự kiên quan trọng bậc nhất năm nay của Apple, Eddy Cue đã đưa ra rất nhiều lợi ích của công nghệ “lạ lùng”, “mới mẻ” có tên 4K khi giới thiệu về dòng sản phẩm Apple TV mới.
Thực tế thì người dùng công nghệ toàn cầu đã đón nhận chiếc TV 4K đầu tiên vào năm 2012 rồi, và với sự phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp TV hiện nay, khó có thể tìm được loại sản phẩm nào không sử dụng công nghệ 4K.
Chính các iFan cũng đã rất mong chờ và liên tục kêu gọi Apple áp dụng công nghệ này vào dòng Apple TV của hãng trong nhiều năm nay. Kết quả là khi Apple còn chưa kịp suy nghĩ về điều này, nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn sản phẩm 4K của hãng khác, như chiếc Fire TV của Amazone ra mắt năm 2015 chẳng hạn.
Chiếc TV này chỉ có giá 100 USD (khoảng 2.300.000 VND) trong khi phải tốn đến 179 USD (hơn 4.000.000 VND) thì người dùng mới có thể sở hữu chiếc Apple TV ra mắt 2 hôm trước. Không lẽ công nghệ 4K mà Apple mang lại có những cải tiến đáng kể nào so với công nghệ 4K đang thịnh hành trên thị trường hiện nay?
Đồng hồ sử dụng LTE
Apple đã rất tự hào khi Apple Watch Series 3 đã có thể giúp bạn nhận được tin nhắn, cuộc gọi dù đang bận lướt sóng giữa đại dương. Đây sẽ là một công nghệ mới tuyệt vời nếu như LG không phải là hãng đầu tiên làm được điều đó với chiếc đồng hồ Urbane LTE Android Wear hồi năm 2015. Và người tiêu dùng thì cực kỳ hài lòng với sản phẩm mà LG mang lại.
Hiệu ứng mặt nạ thực tế tăng cường
iPhone 8 và iPhone X cuối cùng cũng đã cho phép người dùng sử dụng những hiệu ứng mặt nạ thực tế tăng cường trên khuôn mặt của họ. Nhưng có vẻ ngay cả smartphone mà bạn đang sử dụng cũng có thể làm được điều đó bởi Snapchat đã hỗ trợ tính năng này với Lenses từ năm 2015 rồi.
Theo GenK
" alt=""/>Những công nghệ 'cũ người mới ta' mà Apple cho ra mắt trong sự kiện của mìnhNhóm học sinh này, được đánh giá là thông minh nhất, đã được chọn lọc từ hơn 5.000 ứng viên để tham gia chương trình các hệ thống vũ khí thông minh nêu trên kéo dài 4 năm tại Viện Công nghệ Bắc Kinh (BIT).
BIT là một trong những viện nghiên cứu vũ khí hàng đầu ở Trung Quốc và quyết định tiến hành chương trình mới như vừa nêu là bằng chứng cho thấy viện này chú trọng vào phát triển công nghệ AI nhằm mục đích quân sự.
Trên thực tế, Trung Quốc với Mỹ và các quốc gia khác đang chạy đua phát triển các ứng dụng AI có thể dùng cho quân sự - từ tàu ngầm hạt nhân có gắn chip tự học đến các robot siêu nhỏ có thể bò vào mạch máu con người.
![]() |
31 học sinh Trung Quốc được tuyển chọn để huấn luyện trở thành những nhà khoa học chuyên về vũ khí trí tuệ nhân tạo trẻ nhất thế giới. Ảnh: BIT |
"Tất cả những em này đều thông minh xuất chúng nhưng chỉ thông minh thôi thì không đủ. Chúng tôi tìm kiếm những phẩm chất khác, như tư duy sáng tạo, sự khao khát chiến đấu, sự kiên trì khi đối mặt với thách thức. Say mê phát triển vũ khí mới là một điều bắt buộc, cũng như chúng cũng phải là người yêu nước" - một vị giáo sư liên quan đến quá trình tuyển chọn cho biết.
Theo chương trình trên, mỗi học sinh sẽ được 2 khoa học gia vũ khí kèm cặp, một người là viện sĩ và một thuộc ngành công nghiệp quân sự.
Sau khi hoàn tất khóa học ngắn ở học kỳ thứ nhất, các học sinh sẽ chọn lĩnh vực chuyên biệt, chẳng hạn như kỹ thuật cơ khí, điện tử hoặc thiết kế vũ khí nói chung. Sau đó, họ sẽ được đưa đến một phòng thí nghiệm quốc phòng thích hợp để có thể phát triển các kỹ năng thông qua trải nghiệm thực hành.
BIT đã tiến hành chương trình trên tại trụ sở của Norinco, một trong những nhà thầu quốc phòng lớn nhất Trung Quốc, hôm 28/10 gần đây.
Sau khóa học 4 năm, các học sinh này dự kiến sẽ tiếp tục học lên để lấy bằng tiến sĩ và sẽ trở thành thế hệ lãnh đạo kế tiếp của chương trình vũ khí AI ở Trung Quốc.
Bà Eleonore Pauwels, chuyên gia về công nghệ không gian mạng tại Trung tâm Nghiên cứu chính sách, Trường ĐH Liên Hiệp Quốc ở New York, đã tỏ ra quan ngại về khóa học do BIT tiến hành nêu trên.
"Đây là chương trình đại học đầu tiên trên thế giới được thiết kế nhằm khích lệ thế hệ trẻ tư duy, thiết kế và triển khai AI nhằm mục đích nghiên cứu và sử dụng trong quân sự".
Theo bà Pauwels, Mỹ cũng có những chương trình tương tự, chẳng hạn chương trình do Cơ quan Dự án Nghiên cứu tiên tiến quốc phòng điều hành, nhưng chúng hoạt động khá bí mật và chỉ tuyển mộ các khoa học gia có uy tín.
Trái lại chương trình của BIT dường như tập trung nhiều hơn vào đào tạo thế hệ trẻ nhằm mục đích vũ khí hóa AI.
Còn ông Stuart Russell, giám đốc Trung tâm Các hệ thống thông minh tại Trường ĐH California, Berkeley, nhận xét chương trình của BIT là một "ý tưởng tồi".
"Máy móc không bao giờ được phép quyết định giết người. Những vũ khí như vậy sẽ nhanh chóng trở thành vũ khí hủy diệt hàng loạt. Hơn nữa, nó làm gia tăng khả năng xảy ra chiến tranh" - ông nhấn mạnh.
Trong khi đó, khi được yêu cầu bình luận về chương trình của BIT, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thừa nhận nước này tích cực chú tâm vào phát triển và ứng dụng công nghệ AI để phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ.
Đồng thời, cơ quan này nhấn mạnh họ cũng nhận thức rõ về các vấn đề có thể xảy ra với hệ thống vũ khí chết người tự động và đã thúc đẩy khảo sát các biện pháp ngăn ngừa bởi cộng đồng quốc tế.
Thực ra, AI mở ra cho Trung Quốc cơ hội có một kho vũ khí mới trong khi nước này sẵn có chiến lược sử dụng tiến bộ về công nghệ là cách để đạt được mục đích trở thành thủ lĩnh trên toàn cầu.
Được biết, chính phủ Trung Quốc đã đệ trình lên Liên Hiệp Quốc hồ sơ về việc sử dụng vũ khí AI hồi tháng 4 năm nay.
Theo NLĐ/South China Morning Post
Trung Quốc sẽ nhận dạng nguời dân đang di chuyển qua việc phân tích khuôn mặt và cả dáng đi của họ. Từ đó, chính phủ sẽ có thêm biện pháp mới để giám sát an ninh trên đường phố.
" alt=""/>Trung Quốc lập đội 'chuyên gia nhí' về vũ khí trí tuệ nhân tạo