Trung tâm Nghiên cứu và Bảo vệ gấu trúc ở tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc có một đội ngũ những người chuyên vuốt ve, âu yếm gấu trúc – hay còn gọi là những vú em gấu trúc. Các ứng viên nộp hồ sơ cho công việc này cần phải có kiến thức cơ bản về gấu trúc, sinh sống ở Trung Quốc, có kỹ năng chụp ảnh và viết lách tốt để đăng tải những bài viết về trải nghiệm của họ với gấu trúc. Những vú em đặc biệt này được trả khoảng 32.500 đô la mỗi năm và được cấp xe hơi, ăn ở miễn phí khi làm việc.
Người xếp hàng thuê
![]() |
Ở Ba Lan, có một người đàn ông chuyên xếp hàng thuê để kiếm sống. Hệ thống bệnh viện ở nước này rất đông đúc, nên ông Tadeusz Zak sẽ xếp hàng giúp bạn nếu bạn trả tiền. Nghe có vẻ dễ dàng nhưng ông Tadeusz cho biết lần lâu nhất ông phải đợi tới 40 giờ.
Người thử máng trượt nước
![]() |
Tommy Lynch đã đi hơn 27 nghìn dặm trong một năm để làm công việc của mình: người thử máng trượt nước ở các khu nghỉ dưỡng hè. Tommy làm việc cho công ty First Choice - chuyên về các kỳ nghỉ hè và công việc chính của anh là kiểm tra độ cao, tốc độ, lượng nước cũng như độ an toàn ở các khu nghỉ dưỡng trên khắp thế giới. Tên chính thức công việc của anh là “Quản lý phát triển sản phẩm”. Anh cũng đảm bảo rằng các khu nghỉ dưỡng mới, tiềm năng đạt tiêu chuẩn của công ty.
Nhân viên đi bộ của Google
![]() |
Google thuê người đi bộ đặt chân tới những nơi mà xe hơi không dễ dàng tiếp cận để hoàn thiện dịch vụ Google Map. Bạn sẽ được đặt chân tới những ngóc ngách của Hawaii, Grand Canyon, các khu rừng nhiệt đới… trên lưng là những chiếc camera khổng lồ. Với những người thích du lịch, đây có thể là một công việc hoàn hảo. Nó cho phép bạn được ở ngoài trời, được thấy những khung cảnh tuyệt đẹp, giúp hoàn thiện bản đồ thế giới để mọi người cùng khám phá. Đây là công việc dành cho những người ưa thám hiểm và khám phá.
Chuyên gia y tế lưu động
![]() |
Để làm công việc này, ngoài chuyên môn, bạn phải là người thích di chuyển, sẵn sàng thích nghi với cái mới. Bạn có thể phải bước vào một bệnh viện mới nhưng vẫn phải cảm thấy thoải mái với môi trường đó. Bạn cũng cần khả năng hòa nhập với người lạ dễ dàng.
Người thu hồi máy bay
![]() |
Nếu như bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào không thể thanh toán tiền mua máy bay, người làm công việc này sẽ phải đi đòi lại nó. Đây được coi là một nghề nguy hiểm. Họ phải nghiên cứu, theo dõi, thu hồi rồi lái nó về. Bất cứ khi nào việc thanh toán quá hạn, họ sẽ được ngân hàng thuê để thu hồi hàng.
Công việc cụ thể của họ như sau: Ngân hàng liên hệ với người thu hồi về một chiếc máy bay cụ thể nào đó. Sau đó, người thu hồi phải tới địa điểm để đánh cắp nó một cách hợp pháp. Người thu hồi sẽ được nhận khoản thanh toán từ 6-10% giá trị bán lại mỗi chiếc mà họ thu hồi được. Không phải ai cũng làm được công việc này. Ứng viên phải là một phi công giỏi, có bằng lái cho tất cả các loại máy bay và trực thăng.
Người làm đường mòn
![]() |
Người làm đường mòn – hay còn gọi là công nhân bảo trì đường mòn – làm nhiệm vụ xây dựng và bảo trì những con đường dẫn tới những địa điểm hoang dã, chủ yếu là dành cho dân phượt, những người ưa khám phá, thám hiểm bằng xe đạp, xe máy, đi bộ, thậm chí là cưỡi ngựa.
Xem thêm:
1% người giàu nhất thế giới làm nghề gì?" alt=""/>Những công việc lạ lùng bạn chưa từng nghe nóiHồ sơ của tòa án nêu rõ: "Do thân phân khá đặc biệt của họ, khả năng cao là công chúng sẽ quan tâm đến vụ ly hôn cũng như bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào liên quan đến quyền lợi đôi bên, kể cả quyền nuôi con".
Monica Mazzei, đối tác của công ty luật Sideman & Bancroft LLP, cho biết có khả năng Brin và Shanahan đã ký thỏa thuận tiền hôn nhân. Nhưng vì vụ việc đang được xử lý bởi một thẩm phán riêng nên công chúng sẽ khó biết được chi tiết của vụ ly hôn đình đám này.
Theo bà Mazzei, vấn đề làm từ thiện cũng có thể đóng một vai trò trong thỏa thuận ly hôn. Shanahan đã thành lập Quỹ Bia-Echo, với trọng tâm là "sự trường tồn và bình đẳng, cải cách tư pháp hình sự và vì một hành tinh khỏe mạnh và đáng sống". Quỹ này quản lý tài sản 16,7 triệu USD và kêu gọi được 7,4 triệu USD từ các nhà tài trợ, theo hồ sơ thuế gần nhất năm 2019.
Mazzei cho biết các thỏa thuận ly hôn thường bao gồm việc ủng hộ hoạt động từ thiện của vợ/chồng cũ vì hai bên đều có lợi: Người cấp tiền được giảm thuế và người được cấp tiền có quyền quản lý đối với hoạt động từ thiện của họ. Hồ sơ thuế cho biết Brin là người duy nhất đóng góp vào quỹ của vợ với số tiền trị giá hơn 23 triệu USD.
Khối tài sản 94 tỷ USD của Brin (48 tuổi) phần lớn đến từ cổ phần của ông tại Google - công ty do ông đồng sáng lập với Larry Page năm 1998. Sau này, họ phát triển công ty thành gã khổng lồ công nghệ Alphabet. Hai người rời Alphabet năm 2019 nhưng vẫn ở trong hội đồng quản trị và vẫn là cổ đông kiểm soát của Alphabet.
Brin và Shanahan gặp nhau lần đầu năm 2015 và kết hôn năm 2019. Cuộc hôn nhân trước đó của Brin với người vợ đầu là đồng sáng lập 23andMe - Anne Wojcicki đã kết thúc vào năm 2015.
Thời điểm đó, có nhiều tin đồn rằng Brin chia tay Wojcicki vì ông có mối quan hệ ngoài luồng với Amanda Rosenberg - một nhân viên cấp cao của Google. Tuy nhiên, sau này, Brin lại tái hôn với Nicole Shanahan.
Cuộc ly hôn đầu tiên của Brin khá êm đềm. Ông và vợ cũ duy trì tình cảm bạn bè, thường xuyên gặp gỡ nhau, duy trì quỹ từ thiện chung, cùng tham gia các sự kiến và cùng nhau chăm sóc con cái.
Cuộc ly hôn thứ hai của Brin diễn ra 1 năm sau khi Bill và Melinda Gates tuyên bố đường ai nấy đi và khoảng 3 năm sau khi Jeff – MacKenzie Bezos ly hôn. Thời điểm đó, Gates và Melinda chia khối tài sản trị giá 145 tỷ USD, trong khi Bezos và Scott chia khối tài sản 137 tỷ USD.
Hậu ly hôn, cả Melinda và Scott đều tích cực làm từ thiện. Scott đã cho đi gần 9 tỷ USD. Còn Melinda đã chuyển hoạt động chủ yếu sang quỹ Pivotal Ventures được bà thành lập năm 2015 với trọng tâm là thực hiện "giải pháp sáng tạo cho những vấn đề ảnh hưởng đến phụ nữ và gia đình".
(Theo Nhịp Sống Kinh Tế)
Người này nói rằng hệ thống được Google phát triển có nhận thức và khả năng thể hiện suy nghĩ cũng như cảm xúc tương đương với một đứa trẻ.
" alt=""/>Tỷ phú Google ly hôn vợ sau 3 năm chung sốngHàng xóm sang chơi, mẹ chồng tôi cũng mang chuyện 20 tháng Chạp rồi, nhà nhà sắm Tết, người người sắm Tết mà "mẹ thằng Cò vẫn bình chân như vại, chắc cho cả nhà ăn… Tết ngó". Nghe thấy cả nhưng tôi nhủ lòng "thi gan" cùng nhà chồng, không thanh minh thanh nga với mẹ chồng.
Thực ra thì từ đầu tháng Chạp, tôi đã nói chuyện với chồng, chia sẻ trước với anh rằng năm nay cơ quan tôi gặp khó khăn, nên chắc chắn tôi không thể trông chờ vào khoản tiền thưởng Tết để tiêu pha như mọi năm. Vì thế, Tết năm nay, anh sẽ chủ động để lo Tết cho gia đình. Những tưởng anh sẽ thấu hiểu mà động viên vợ, nào ngờ, chồng tôi buông một câu lạnh lùng: "Không có thì nhịn".
Ảnh minh họa
13 năm đi làm dâu, con trai đầu của tôi đã lên lớp 7 nhưng chưa bao giờ tôi được chồng chủ động đưa tiền tiêu pha cho gia đình dịp Tết, càng không có chuyện anh biếu ông bà ngoại tiền. Có chăng, chỉ là 200 ngàn, 500 ngàn mừng tuổi ông bà là cùng.
Thực ra, tôi chẳng phải giàu có gì để có thể gánh gồng Tết nhất nhà chồng. Nhưng vì hồi mới cưới, chồng tôi bảo, tôi là phụ nữ, chi tiêu có kế hoạch và chừng mực nên phần thu nhập của tôi dành lo cho gia đình; còn phần thu nhập của anh, để dành lo những việc lớn, chứ mỗi lúc rút lẻ ra tiêu pha, không dành dụm được.
Hồi ấy, cơ quan anh đã trả lương qua tài khoản, còn cơ quan tôi vẫn lấy lương bằng tiền mặt. Nghe chồng nói cũng có lý, với cả, lấy chồng vì tình yêu nên tôi nào so đo tính toán gì. Thu nhập của tôi cũng khá, lại là người không tiêu pha hoang toàng, có bao nhiêu, tôi vun vén cho gia đình nhà chồng bấy nhiêu.
Kể từ khi về làm dâu, mọi việc giỗ chạp, họ hàng, mẹ chồng tôi giao cả cho tôi. Bà bảo, nhà có mỗi mụn con dâu nên phải thay bà quán xuyến. Vậy là Tết nhất, giỗ chạp, bà chỉ việc kê ra những việc cần làm để tôi thực hiện. Sau vài năm thành nếp, nghiễm nhiên các việc này là "nghĩa vụ" của tôi. Muốn chồng thể hiện trách nhiệm với gia đình, nên thi thoảng, cần lo việc, tôi vẫn hỏi tiền chồng nhưng lúc nào anh cũng điệp khúc "làm gì có, tiền còn để lo việc lớn".
Bạn bè biết chuyện, có người khuyên tôi phải cứng rắn và rõ ràng trong chuyện chi tiêu, đóng góp với gia đình của cả chồng lẫn vợ. Một vài lần tôi cũng đã nói chuyện nghiêm túc với anh, yêu cầu chồng có trách nhiệm với gia đình nhưng anh chỉ à uôm cho qua chuyện, đưa tiền được một hai lần rồi đâu lại vào đấy. Chán cảnh hỏi tiền chồng, tôi luôn cố gắng chi tiêu trong khoản thu nhập của mình.
Ảnh minh họa
Gần đây, tôi nghe phong thanh chồng tự ý đầu tư đất đai cùng cô em gái nhưng không cho vợ biết. Tôi đề nghị anh công khai tài chính với tôi song anh mắng tôi "thọc mạch, đàn bà đái không qua ngọn cỏ, biết gì buôn bán bất động sản mà lắm chuyện". Nhân việc này, tôi yêu cầu anh hàng tháng đóng góp với tôi các khoản chi tiêu chứ tôi sẽ không lo toan một mình nữa. Tức thì anh quắc mắt bảo tôi "đang sống trong nhà của ai mà chia bôi tiền bạc". Tôi nghẹn ngào nuốt nước mắt vào trong vì không ngờ, chồng tôi nghĩ tôi đang… sống nhờ trong nhà của bố mẹ anh! Phải chăng vì thế mà từ mẹ chồng cho đến chồng luôn cho rằng tôi phải có trách nhiệm chăm lo vô điều kiện cho nhà chồng?
Câu chuyện hỏi tiền Tết của chồng mới đây chỉ là cốc nước tràn ly. Hôm nay 21 âm tháng Chạp rồi nhà tôi vẫn chưa động tĩnh một cái gì của Tết. Hôm trước, chồng tôi dọa sẽ ly hôn nếu tôi còn tư tưởng "chia" tiền chi tiêu gia đình mỗi tháng cho anh.
Thú thật, đến giờ này, cơ quan tôi vẫn chưa động tĩnh gì lương thưởng tháng thứ 13 như mọi năm. Thậm chí, lương tháng trước mới được tạm ứng một nửa.
Nhìn lại mình, có lẽ, sai lầm của tôi là ngay từ đầu khi làm vợ, đã không rạch ròi kinh tế với chồng, để rồi anh được đà lấn tới, vô cảm trước những cố gắng và hy sinh của vợ.
Tôi đã sai quá lâu rồi, giờ tôi không thể nhân nhượng với chồng được nữa. Vì những ngày tương lai không còn ấm ức, tôi đã sẵn sàng tinh thần đối diện với một cái Tết không êm đềm. Nếu chồng không đưa tiền, nhất định, thà ly hôn chứ tôi không chi một đồng cho Tết nhà chồng nữa.
Theo Phụ nữ Việt Nam