Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.
Hôm nay là ngày mùng 1, tháng Giêng, năm Quý Mão.
Chúng con là: … hiện cư ngụ tại: ...
Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mùng 1 đầu xuân, đón mừng năm mới.
Con cháu tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân.
Chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.
Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, phù hộ cho chúng con được bách sự như ý, vạn sự cát tường.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy).
>>>Văn khấn Thanh Minh trong nhà và ngoài mộ chuẩn theo bài cúng cổ truyền<<<
Họ từng có cuộc tình đẹp rồi cô gái đi định cư ở nước ngoài. Nhiều năm sau gặp lại trong một buổi họp lớp, mặc dù đôi bên đều đã có gia đình nhưng 'tình cũ không rủ cũng đến' họ bất chấp tất cả, lao vào nhau như con thiêu thân.
Chứng kiến cảnh đó, Hương đau khổ đến độ bị trầm cảm. Sau cùng Văn cũng quay về với gia đình, tuy vậy nỗi đau trong tim Hương vẫn chưa nguôi, dù Văn rất thành khẩn hối lỗi. May mắn là cậu con trai chào đời đã giúp hai vợ chồng hàn gắn tình cảm.
![]() |
Hết kỳ nghỉ thai sản, Hương đi làm lại nhưng không bao lâu thì dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Nơi làm việc tạm thời đóng cửa, toàn bộ nhân viên chuyển qua làm trực tuyến ở nhà. Riêng Văn là giám đốc một công ty lương thực nên những ngày này anh vẫn đi làm bình thường.
Một hôm Văn đi làm về thấy nhà cửa bừa bộn y như bãi chiến truờng, cơm tối chưa nấu, con đói khóc. Anh đi tìm vợ thì thấy cô đang ngồi ở ngoài ban công, bộ dạng thất thần. Hốt hoảng, anh hỏi chuyện gì xảy ra.
- Tôi thực sự đau đớn mỗi khi nhớ đến quãng thời gian tôi bụng mang dạ chửa, bị ốm nghén đến vật vã, còn anh thì nói dối đi công tác, thực ra là đưa người yêu cũ đi du lịch nghỉ dưỡng, tận hưởng thế giới hạnh phúc của hai người. Nói thật, lắm lúc tôi không hiểu tại làm sao anh có thể bội bạc như vậy...
Đang yên đang lành tự nhiên vợ đào bới lại chuyện cũ khiến Văn cảm thấy tự ái. Thế là tiếng bấc ném qua, tiếng chì ném lại, họ cãi nhau ầm ĩ.
Sau đó, những tưởng vợ chồng chỉ 'chiến tranh lạnh' vài hôm rồi thôi nhưng tình hình ngày càng tệ hơn. Hương có lúc cáu gắt, giận hờn vô cớ, dễ khóc, lúc lại như chiếc bóng hoàn toàn im lặng trước Văn. Cô chuyển ra ngủ riêng với con, né tránh chuyện chăn gối. Thậm chí có lần, cô còn đòi tự tử vì giận chồng.
Thấy không ổn, Văn lựa lúc Hương bình tĩnh, thuyết phục vợ gọi điện thoại cho chuyên gia tâm lý để xin tư vấn, giúp đỡ.
Sau khi nghe hai vợ chồng chia sẻ và qua các bài kiểm tra tâm lý, chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân (Hà Nội) nhận định, Hương bị trầm cảm trở lại.
Ở hoàn cảnh nhà Hương, do bác giúp việc về quê rồi gặp lệnh cách ly toàn xã hội nên chưa quay trở lại được, Hương phải ở nhà làm việc trực tuyến, trông nom cậu con trai nhỏ 8 tháng tuổi và làm nội trợ.
Buổi tối Hương lại chỉ ngủ chập chờn do con liên tục đòi ăn đêm khiến cô bị rút cạn năng lượng, rơi vào vòng xoáy của suy nghĩ tiêu cực, bị hồi tưởng lại chuyện ngoại tình của Văn trước đây...
Nhận diện nguồn gốc khiến Hương bị trầm cảm trở lại, chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân tư vấn cho hai vợ chồng một số giải pháp để giúp Hương điều chỉnh, ổn định sức khỏe tâm lý.
Theo đó, Hương đã học được cách tập luyện cho con trai ngủ xuyên đêm nên cô cũng có một giấc ngủ ngon. Ban ngày bé cũng ngoan hơn để cô làm việc.
Hiểu được đối với người bị trầm cảm, việc tập thể dục là điều không tự nhiên nên mỗi buổi sáng trước khi đi làm, Văn cố gắng kéo vợ ra khỏi giường cùng tập yoga hoặc chạy bộ trên máy 30 phút. Sau đó Hương đánh thức con dậy, cho ăn rồi hai mẹ con đưa nhau ra ban công tắm nắng vừa tốt cho bé vừa tốt cho bệnh trầm cảm của mẹ.
'Lúc rảnh tôi lại chăm sóc, tưới tắm cho khóm hoa hồng leo mới trồng ở nhà theo kiến nghị của chuyên gia tâm lý. Tôi thích hoa hồng, hoạt động ngoài trời thường xuyên quả thật giúp tôi bình tâm và điều tiết cảm xúc tốt hơn. Không còn bị tình trạng hồi tưởng lại quá khứ', Hương tâm sự.
Mới đây Văn cũng mua tặng vợ cái máy rửa bát để giúp cô giảm bớt thời gian làm việc nhà. Mỗi tối anh còn nhận nhiệm vụ trông con giúp Hương 'cách ly' hoàn toàn khỏi bé một giờ đồng hồ.
Hương tranh thủ thời gian này nghỉ ngơi, thư giãn sâu hoặc giải quyết công việc tồn đọng trong ngày.
Nhờ giữ ổn định lịch sinh hoạt lành mạnh, Hương nói, cô đã duy trì được sức khỏe và tâm lý vững vàng hơn trong những ngày đại dịch.
Ngoài kia dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng bên trong ngôi nhà ấy, những hạt mầm hạnh phúc từng bị khô héo đã được ươm xuống và chăm sóc đúng cách nên nay lại tái sinh.
" alt=""/>Đi làm về, nam giám đốc giật mình thấy vợ thất thần ở ban côngCô con gái bất đắc dĩ trở thành nơi để mẹ xả stress. Ban đầu là những lời chỉ trích, quát mắng nhưng thấy con không nghe lời chị dùng biện pháp mạnh hơn với suy nghĩ: ‘Cứ cho ăn đòn là nghe lời hết’.
Đánh con dường như là thói quen của người mẹ này khiến con gái chị sợ hãi, ngày càng thu mình lại.
Cô bé chia sẻ với bác sĩ: ‘Mẹ nói con lau nhà, rửa bát… con đều làm nhưng chỉ một lý do nhỏ (như điểm 8) là mẹ đánh sẵn sàng đánh con’.
‘Bạn ấy vừa khóc vừa nói: ‘Mẹ không yêu con’. Em nhớ rõ mẹ đi làm, về nhà lúc mấy giờ, em dậy phải làm những gì… như một sự ám ảnh. Thậm chí, em còn nói, đi làm về, mẹ vui vẻ thì mẹ sẽ vui với em. Hôm nào, mẹ mệt mỏi, áp lực… mẹ sẽ bực tức với em’, bác sĩ Tươi chia sẻ.
Những trận đòn roi, lời mắng chửi của người mẹ đã khiến cô bé 8 tuổi có những cư xử kỳ lạ. Em không còn nói cười, thay vào đó em im lặng và mẹ sai bảo việc gì em đều làm răm rắp như một cái máy. Em cũng không ăn, không uống, chỉ rơi nước mắt. Khiến mẹ em phải đưa đến bệnh viện tâm thần để thăm khám.
Khi trò chuyện, bác sĩ hỏi:
- Con yêu mẹ không?
- Không
- Con yêu ai nhất?
- Bà
- Con thích đọc truyện không? Con thích đọc truyện gì?
- Đọc truyện Doraemon
- Nếu có túi thần kỳ như Doraemon, con sẽ ước gì?
- Được trở về 2 năm trước, để con được về ở với bà ngoại. Con không phải sống với mẹ.
Em bày tỏ nỗi sợ hãi, chán ghét khi phải sống với người mẹ thường xuyên gây áp lực bằng lời nói và đòn roi.
Với trường hợp này, các bác sĩ đã phải làm việc với cả hai mẹ con. Sau khi tư vấn cho cô bé, bác sĩ cũng có buổi trò chuyện với người mẹ. Việc đầu tiên, họ yêu cầu chị chấm dứt những hành vi bạo lực, mắng mỏ con gái.
‘Nếu chị tiếp tục cư xử như vậy, chị sẽ không còn con gái nữa’, là lời nữ bác sĩ khẳng định.
Theo đó, việc đánh mắng vô cớ về lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của người con. Khi lớn lên, cô bé cũng có thể sẽ có sự cư xử lệch lạc với các mối quan hệ xung quanh.
‘Chúng tôi nói với người mẹ, thay vì tôn trọng con như một người bạn, chị lại cho mình quyền ban phát tình cảm cho con. Khi vui, chị ban cho con chút vui vẻ, khi bực tức chị sẵn sàng trút lên người con, bắt con chịu đựng.
Chị hãy tưởng tượng con gái cũng như chị ở công ty, chị đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn bị chửi mắng, thậm chí là đánh đập thì chị có giận giữ, buồn bã, chán nản hay không?
Ngoài ra, người lớn thường có khả năng kiểm soát cảm xúc, nhiều kinh nghiệm đối phó với áp lực. Nhưng các con đang trong quá trình phát triển, tính cách chưa hoàn thiện, rất khó để vượt qua.
Khi không được cha mẹ hỗ trợ đồng hành, lại gặp áp lực lớn các bạn sẽ tìm cách để thoát ra khỏi tình trạng này bằng việc sa đà vào mạng internet, dễ rơi vào các mối quan hệ chứa nhiều nguy cơ.
Tình trạng này kéo dài, nhiều bạn sẽ có nguy cơ bị trầm cảm, thậm chí tìm cách hủy hoại bản thân, lúc này hậu quả sẽ rất nặng nề.
Mỗi đứa trẻ đều như một trang giấy trắng, lời nói và hành động của cha mẹ là mực vẽ nên những màu sắc khác nhau trên trang giấy đó.
" alt=""/>Bài kiểm tra điểm 8 và cánh tay tím bầm của cô bé lớp 3