6 năm trước, sau cuộc hôn nhân không mấy hạnh phúc, chị Thường ly hôn chồng rồi trở thành mẹ đơn thân. Chị đưa con nhỏ về nhà mẹ đẻ sinh sống với mong muốn chăm sóc bậc sinh thành lúc trái gió trở trời. Nào ngờ, chị phát hiện ra mình mắc một loạt các bệnh nan y như: u buồng trứng, phình động mạch não, viêm phổi. Do sức khoẻ yếu, chị Thường không thể đi làm để kiếm tiền được nữa.
Vậy là những con người khốn khổ cứ dựa vào nhau mà sống lay lắt qua ngày. Con trai chị Thường lên 11 tuổi vốn bị bệnh tim bẩm sinh, đến nay vẫn chưa có điều kiện đi chữa. Gia đình chị thậm chí phải vay mượn để lo cái ăn hàng ngày, vì vậy không dám nghĩ đến những việc khác. Cái nghèo góp phần bào mòn sức khoẻ của họ, đẩy tương lai vào cảnh mù mịt
Bố đẻ nằm thoi thóp, chị Thường phải nhờ khắp nơi mới xin được một bình oxy mini cho cha. Nếu không có máy trợ thở, nguy cơ ông Nam tử vong là rất cao.
Sau bài viết: “Con gái bệnh tật cầu xin có bình oxy cho người cha già duy trì sự sống” đa lay động nhiều trái tim của bạn đọc trong và ngoài nước. Số tiền 40.822.000 đồng, tấm lòng của bạn đọc giúp đỡ đã được Báo VietNamNet chuyển đến tài khoản của gia đình
Nhận được món quà giúp đỡ kịp thời từ bạn đọc đỡ, anh chị Thường vô cùng xúc động. "Những tấm lòng vàng gửi đến gia đình khiến tôi xúc động và biết ơn, đây là tình cảm không gì sánh bằng. Có tiền bố tôi, con tôi có thêm động lực chiến đấu với bệnh tật” chị nói
Phạm Bắc
Vừa qua, Báo VietNamNet đã trao số tiền 24.347.519 đồng, tấm lòng của bạn đọc giúp đỡ em Lê Thị Thùy Trang có thêm động lực chiến đấu với bạo bệnh
" alt=""/>Trao hơn 40 triệu đồng đến gia đình cả nhà mắc bạo bệnhNăm nay, bé Phạm Nguyễn Nhật Quỳnh vào lớp 1. Cũng như các bạn đồng trang lứa, từ đầu năm, Nhật Quỳnh phải học online. Chị Diễm cho biết, Nhật Quỳnh là đứa trẻ hoạt bát, lanh lợi nên rất khó tập trung. Thông thường, mỗi khi đến giờ con vào học, chị phải ngồi bên cạnh để kèm, hoặc có khi bận, chị gửi con ở nhà một cô giáo mầm non trông giúp.
“Các bé lớp 1 còn nhỏ, Không có người lớn ở bên là ngồi không ngay ngắn và dễ mất tập trung. Các thầy cô dạy online chỉ có thể nhắc nhở, nhưng khó để kiểm soát được các con”, chị Diễm tâm sự.
Ngày 14/2, Nhật Quỳnh cùng học sinh tiểu học trên toàn thành phố được đến trường. Một buổi học trực tiếp, một buổi học trực tuyến đối với các con đã là sự thay đổi rất lớn. Sau đó, từ ngày 21/2, các con đi học bán trú.
“Ngày nào hội phụ huynh cũng nhắn riêng với nhau, lo lắng cho các con đi học. Vì theo quy định, lớp học nào có F0 là cả lớp phải ở nhà học trực tuyến. Chỉ mong các con cứ bình an đến trường”.
Chị Diễm cũng cho biết, mỗi ngày đi học về, Nhật Quỳnh đều như chú chim non, líu ríu kể cho mẹ nghe về một ngày ở trường của con. “Bé chơi với bạn ra sao, giờ ăn thế nào, thầy cô dạy những gì, bạn nào hư bị cô la, hay bạn nào ăn bị ói, bạn nào khóc… Bé cứ như cái camera di động vậy, kể không sót chuyện nào”.
Nói về chuyện con viết nhật ký, chị Diễm cho hay, chị không biết, cũng không đề xuất ý tưởng cho con. Trong một lần dẫn 2 anh em Nhật Quỳnh đi nhà sách, cô bé có xin mẹ mua cho một cuốn sổ tay xinh xắn. Ngày nào con cũng mang đến lớp. Đến khi phát hiện ra “bí mật” của con, chị Diễm rất bất ngờ, thấy dễ thương quá nên chụp lại để lưu làm kỷ niệm cho con.
![]() |
Bé Nhật Quỳnh đang học lớp 1 tại TP.HCM. |
![]() |
Một trang vở tập viết của Nhật Quỳnh. |
Ngoài những trang nhật ký về cảm xúc trong ngày, cô bé còn ghi chú những sự việc cần nhớ như: "Thứ 6 có môn thể dục”, để không bị quên.
Ngoài Nhật Quỳnh, vợ chồng chị Diễm còn một con trai lớn đang học lớp 3. Quan điểm của chị đối với việc các con đi học trực tiếp là luôn ủng hộ, tuy nhiên, nhà trường và phụ huynh cần có sự phối hợp, tìm ra giải pháp tốt nhất để các con được an toàn.
“Các con đã ở nhà 8-9 tháng rồi, nếu để các con tiếp xúc với thiết bị điện tử nhiều sẽ gây ra những hậu quả mà có thể vài năm sau chúng ta mới thấy. Lúc đó, nó có thể còn đem lại những chứng bệnh còn nặng hơn bây giờ”, chị Diễm lo lắng.
Điều duy chị có thể làm cho con là cùng con chia sẻ những cảm xúc tích cực mỗi ngày. Đồng thời chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng, để nếu không may có trở thành F0, con cũng đủ sức khỏe để chiến thắng Covid.
Khánh Hòa
Ảnh: NVCC
Chiều 24/2, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố.
" alt=""/>Nhật ký đi học mùa Covid của em bé lớp 1: “Hôm nay đi học vui”Theo hãng tin De Morgen của Flemish, trong kỳ nghỉ của mình, cặp đôi đã có một chuyến đi trong ngày đến Manavgat, nơi nổi tiếng với những di tích lịch sử và thác nước của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, do “ngây thơ”, Mergits đã nhặt ba viên đá từ một bãi đất trống với dự định mang về bày vào bể cá ở nhà. Một viên đá có khắc hoa, còn hai viên còn lại trông giống như được làm bằng đá cẩm thạch.
Theo tờ Brussels Times, Mergits thường có thói quen nhặt những viên đá trong các chuyến đi của mình để giữ làm vật kỷ niệm.
An ninh tại sân bay Antalya của Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện ra đá trong vali của cặp đôi và từ chối cho họ lên máy bay. Trong một cuộc phỏng vấn qua video, Mergits nói với tờ De Morgen là cô và Warre ngay lập tức mở vali và khai báo rằng họ thậm chí còn không đi tới gần bất cứ bảo tàng nào.
“Sau đó, họ nói rằng tôi bị nghi ngờ buôn lậu đá cổ”, cô nói trong cuộc phỏng vấn qua video.
Việc di chuyển “tài sản văn hóa và thiên nhiên” ra khỏi đất nước là vi phạm luật pháp Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi người chồng được phép quay trở về Bỉ thì Mergits sẽ phải ở lại Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi cuộc điều tra hoàn tất. Quá trình này có thể mất tới vài tuần bởi mọi thông tin chuyến đi đều được đặt dưới tên của cô.
“Chúng tôi thực sự không biết khi nào quá trình đó sẽ kết thúc. Họ chỉ bảo chúng tôi chờ”, cô chia sẻ.
Mergits sẽ phải tự trang trải chi phí ở lại Thổ Nhĩ Kỳ. Mẹ cô cũng đã đến Thổ Nhĩ Kỳ để hỗ trợ.
Một số phương tiện truyền thông đưa tin rằng các chuyên gia từ bảo tàng Antalya kết luận những viên đá này có giá trị khảo cổ, viên đá khắc hoa là “một vật trang trí kiến trúc” và hai viên còn lại là “đồ tạo tác trên sàn cổ”.
Theo USA Today
" alt=""/>Nữ du khách bị bắt khi du lịch nước ngoài vì nhặt đá cổ về bày bể cá