GS Ngô Bảo Châu trò chuyện với học sinh, sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM.
Trước câu hỏi, giải một bài toán khó và hiểu một người phụ nữ thì cái nào dễ hơn, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ cả hai đều khó.
Tuy nhiên bài toán hôm nay không hiểu, ngày mai có thể hiểu. Còn người phụ nữ thì hôm nay hiểu nhưng ngày mai có thể không hiểu. GS Ngô Bảo Châu chia sẻ, ông có may mắn có người vợ luôn chăm sóc và tôn trọng nghề nghiệp của mình bởi nghiên cứu về toán đôi lúc ông như một người tự kỷ, trong gia đình không muốn nói chuyện với ai.
GS Châu chia sẻ nhiều khi về nhà mặt cứ sệ xuống nhưng thực ra không có chuyện gì. Ông cho rằng đó có thể là một gánh nặng tâm lý rất là lớn, không dễ dàng khi có một ông cứ 'mặt nặng mày nhẹ'. Nhưng vợ ông rất thông cảm việc của chồng và các con cũng vậy. Dù không phải là người học toán, cũng không hiểu những việc ông đang làm nhưng rất tôn trọng công việc của chồng. Đó là chỗ dựa vững chắc cho ông nghiên cứu khoa học.
![]() |
Ảnh: Ngô Tùng |
Với câu hỏi: Giáo sư có phải là người giỏi cân bằng mọi thứ trong cuộc sống không, hoặc thầy có khoảnh khắc lười trong ngày không? Nếu có thầy đã làm thế nào để vực dậy khỏi cơn lười đó, GS Ngô Bảo Châu nói không rõ mình có giỏi về việc cân bằng mọi thứ không, nhưng thực tế có rất nhiều khoảnh khắc mình bị mất cân bằng.
"Những thứ tôi quan tâm chủ yếu là toán học, triết học, văn học,… - những điều tôi cho rằng có lẽ làm cho cuộc sống thú vị hơn. Tuy nhiên, suy nghĩ của tôi là chúng ta không thiếu thời gian, chúng ta chỉ thiếu tập trung. Việc lười thì ai cũng lười cả. Nhưng càng lớn tuổi, tôi càng cảm thấy phải có nhiều trách nhiệm và cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình. Điều đó là động lực để tôi thoát khỏi cơn lười".
![]() |
Trả lời câu hỏiKhó khăn lớn nhất trong nghiên cứu là gì,GS Ngô Bảo Châu cho rằng khi làm khoa học luôn có những điều khó khăn khác nhau. Nhưng khó khăn lớn nhất là luôn phải tự làm mới mình. Lúc bắt đầu, mình cần phải trang bị một số kiến thức – thứ vũ khí tư duy để có thể giải quyết một số bài toán.
Sau một thời gian các bài toán tồn tại đã giải quyết được hết thì cần tiếp tục phải đi tìm ra những bài toán mới với mức độ càng ngày càng khó hơn. Do đó, bản thân người làm nghiên cứu luôn phải tự làm mới và thay đổi bản thân mình. Đây quả thực là điều rất khó trong làm khoa học.
'Chuyện bế tắc trong khoa học, tôi nghĩ là điều bình thường. Khi làm nghiên cứu, trên 90% khoảng thời gian là bế tắc trước khi có những đột phá hiếm hoi. Nhưng đó sẽ là phần thưởng rất lớn trên con đường khoa học'.
Cho nên, GS Châu nói những nhà nghiên cứu trẻ không nên quá lo lắng khi bị bế tắc trong khoa học. Khi bị bế tắc, rất có thể là do chúng ta chưa hiểu tường tận vấn đề, hiểu một cách rạch ròi và chính xác. Khi chưa làm được điều đó, chúng ta không có hy vọng giải quyết được những bài toán khó.
Ngoài ra, bế tắc cũng có thể là do chúng ta đang thử cách giải quyết bài toán bằng những công cụ, phương pháp của những người đi trước đã thử rồi, cho nên khả năng bế tắc cũng rất cao. Do đó, cần phải tìm kiếm thứ vũ khí tư duy mới, khác với những người đã từng thử sức với bài toán đó thì mới có thể đi tới đột phá.
Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu chuyên sâu khá khó khăn. Liệu sinh viên có cơ hội và động lực nào để có thể phát triển theo con đường nghiên cứu định hướng chuyên sâu không?
Trả lời câu hỏi này, GS Châu nói ông nghĩ điều kiện nghiên cứu khoa học ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn dù đã tốt hơn nhiều so với trước đây. Đặc biệt, đối với những lĩnh vực chuyên sâu, để có được những nghiên cứu chất lượng tốt đòi hỏi sự nỗ lực, sự can đảm và sự đầu tư rất lớn.
Ông Châu khuyên sinh viên nên tham gia vào một nhóm nghiên cứu nào đó, có một người thầy dẫn dắt đủ tốt. Người này sẽ đưa cho bạn những vấn đề, bài toán để mình nghiên cứu.
"Tôi không nghĩ rằng một sinh viên có thể tự tìm ra một bài toán nào đó vì điều này thuộc về vấn đề chuyên nghiệp. Do đó, việc tham gia vào một nhóm nghiên cứu nào là điều quan trọng nếu bạn muốn theo đuổi một vấn đề chuyên sâu".
Phương Chi
"Có những người xuất sắc, khiến chúng ta cảm thấy choáng ngợp khi gặp họ nhưng ngược lại, họ rất nhẹ nhàng với mọi người, rất dễ gần và dễ chịu...", GS Ngô Bảo Châu nói về một cái tên mà ông ngưỡng mộ trong nghề: GS Phan Đình Diệu.
" alt=""/>GS Ngô Bảo Châu: Có nhiều khoảnh khắc tôi bị mất cân bằngZanziman Ellie sinh năm 1999 và bị cộng đồng xa lánh, trêu chọc vì ngoại hình đặc biệt - vốn bị ảnh hưởng bởi tình trạng tật đầu nhỏ và trí não chậm phát triển. Zanziman đã từng bị từ chối cho đi học với lý do anh ta không có đủ trí lực để tập trung trong lớp.
![]() |
Zanziman đã được tới trường. |
Sau khi trở nên nổi tiếng trên cộng đồng mạng, đã có nhiều khoản quyên góp đủ để cho Zanziman có thể đi học ở một trường học dành cho những học sinh đặc biệt.
Kênh Afrimax TV đã thành lập trang GoFundMe, nhận đóng góp từ người xem trên khắp thế giới với hy vọng giúp Ellie và mẹ anh xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ellie hiện đã có thể đến một trường học dành cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt tại trung tâm cộng đồng Ubumwe ở Gisenyi, Rwanda.
Trong các hình ảnh mới, có thể thấy "người rừng" mặc bộ đồng phục chỉn chu và tới trường, gặp gỡ bạn bè. Mẹ của Ellie nói: "Con trai tôi đang có một cuộc sống tốt. Những người tốt bụng đã xây cho chúng tôi một ngôi nhà... Nỗi buồn của tôi đã được trút bỏ".
![]() |
"Người rừng" và các bạn học trong lớp. |
Ellie giờ đây đã trở thành một người nổi tiếng khi mọi người liên tục nhận ra anh chàng trên đường phố và đề nghị chụp ảnh với anh. Cuộc sống của chàng trai trẻ có những thay đổi đáng kể từ khi bộ phim tài liệu về anh được phát hành và thu hút sự chú ý.
"Tất cả những gì con tôi làm là chạy. Khi nhìn thấy mọi người, nó chạy trốn khỏi họ. Nó chạy đi đâu thì tôi phải theo tới đó. Cả tuần chúng tôi có thể chạy hàng trăm km. Nếu tôi không chạy theo con tôi, nó có thể sẽ không trở về nhà", mẹ của Ellie từng chia sẻ.
Tờ Savannah News đưa tin vào tháng 11 năm ngoái rằng: "Từ việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế, chúng tôi nhận định rằng Zanziman bị tật đầu nhỏ. Có thể Zanziman không hẳn là thích sống trong rừng mà chỉ đang cố gắng chạy trốn khỏi một đám đông hàng ngày chọc ghẹo khiến anh ta phải làm những điều mà anh ta không thích".
Theo Dân Trí
Bị khiếm khuyết về trí tuệ từ khi sinh ra, chàng trai này có một lối sống khác biệt.
" alt=""/>'Người rừng' 22 tuổi lần đầu được đi họcTrải nghiệm khó quên
7h sáng 24/10, anh Phạm Đăng Minh Ngọc (ngụ TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) cùng ba mẹ và đội bê tráp lội nước ra mặt đường lớn, lên xe để đi đón dâu. Hơn 2 giờ sau, đoàn xe rước dâu trở về, dừng trước con hẻm vào nhà chú rể Minh Ngọc.
Nước lũ vẫn chưa rút. Có đoạn, nước ngập qua đầu gối. Ngọc loay hoay nghĩ đến việc sẽ xắn ống quần, cõng cô dâu vượt lũ vào nhà. Bất ngờ, Ngọc nhìn thấy chiếc thuyền thúng của gia đình người hàng xóm.
Anh nảy ra ý định đưa cô dâu lên trên thuyền để mình đẩy vào nhà cho khỏi ướt. Cô dâu Khánh Vy dù bất ngờ trước ý tưởng của Minh Ngọc nhưng vẫn đồng ý, bước lên thuyền. Cô ngồi trên chiếc ghế nhựa được đặt sẵn bên trong.
![]() |
Cô dâu Khánh Vy trên chiếc thuyền thúng. |
Hình ảnh chú rể xắn ống quần, đẩy thuyền thúng khiến người dân 2 bên hẻm bất ngờ, thích thú. Họ đổ ra xem và chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ.
Trong khi đó, ê kíp chụp ảnh cho buổi đón dâu đặc biệt này cũng bì bõm lội nước để ghi lại những khoảnh khắc có một không hai của cô dâu chú rể. Sau đó, anh Nguyễn Kỳ Lu, người chụp ảnh trong đám cưới đã đăng những bức ảnh thú vị trên lên mạng xã hội.
Ngay lập tức, câu chuyện cùng hình ảnh đáng yêu của cô dâu Khánh Vy cùng chú rể Minh Ngọc được cộng đồng mạng yêu thích, lan tỏa. Nhiều người dùng mạng tỏ ra thích thú, cảm động trước hình ảnh chú rể thà một mình bì bõm chứ quyết không để cô dâu bị ướt nước lũ.
Không chỉ chúc phúc cho đôi bạn trẻ, nhiều người dùng mạng cũng bày tỏ tình cảm trước sự chuyên nghiệp, tận tình của ê kíp chụp ảnh. Bởi, đội chụp ảnh đã không ngần ngại nước lũ, nguy hiểm để ghi lại những hình ảnh đẹp, hạnh phúc của cô dâu chú rể trong ngày trọng đại của mình.
![]() |
Đây là lần đầu tiên Khánh Vy và Minh Ngọc được tiếp xúc với thuyền thúng. |
Anh Nguyễn Kỳ Lu cho biết, đây là trải nghiệm khó quên của mình. Trước đây, anh chưa bao giờ chụp ảnh trong bối cảnh nước ngập sâu như thế. Anh nói: “Buổi chụp ảnh diễn ra khá khó khăn, vì nước ngập khá cao nên nhiều cảnh tôi không thể chụp được. Khi tác nghiệp, chúng tôi phải cởi bỏ hết giày, dép, đi chân trần mò mẫm trong nước lũ đục ngầu…”.
“Trước đó, gia đình nhà trai đã xác định sẽ lội lũ đi rước dâu. Thế nên khi gặp cảnh nước ngập quá đầu gối, mọi người đều vui vẻ, không cảm thấy khó khăn, bất tiện. Chúng tôi cũng vậy, dù phải lội nước bì bõm nhưng cả ê kíp chụp ảnh không ai nghĩ đến nguy hiểm, khó khăn, chỉ cố gắng ghi lại hết những khoảnh khắc đẹp của cô dâu chú rể”, anh nói thêm.
Kỷ niệm đặc biệt
Cũng như nhóm nhiếp ảnh, đây cũng là lần trải nghiệm “đi” thuyền thúng đầu tiên trong đời của Khánh Vy, Minh Ngọc. Ngọc còn khẳng định đây là kỷ niệm đặc biệt mà không phải ai cũng có thể trải qua.
Ngồi trên thuyền thúng trong bộ áo cưới giữa 4 bề nước ngập sâu, cô dâu Khánh Vy ban đầu có chút sợ hãi. Thậm chí, có lúc cô còn run lên vì chiếc thuyền cứ chòng chành, lắc lư, nghiêng ngả.
![]() |
Để giữ cho chiếc thuyền thăng bằng, không nghiêng ngả, Minh Ngọc phải dùng nhiều sức. |
Chỉ khi được chú rể đẩy chiếc thuyền vào đến gần sân nhà, Khánh Vy mới tạm yên tâm, quên đi cảm giác sợ hãi để cười tươi, hạnh phúc. Trong khi đó, đứng ở phía sau, Minh Ngọc phải cố gắng lắm mới giữ cho chiếc thuyền thăng bằng.
Anh kể: “Lần đầu đi thuyền thúng, Vy bất ngờ và run lắm. Chiếc thuyền đáy tròn cứ chòng chành, nghiêng ngả sang 2 bên. Tôi cố gắng dùng 2 tay vừa giữ cho chiếc thuyền bớt lắc lư vừa cố đẩy thuyền đi đúng hướng”.
“Trông có vẻ đơn giản nhưng để giữ cho chiếc thuyền không lắc lư, lật úp, tôi phải dùng sức rất nhiều. Đẩy vào đến nhà, đôi cánh tay mỏi rã rời luôn”, anh nói thêm.
![]() |
Cả hai đã có một lễ thành hôn với những khoảnh khắc không thể nào quên. |
Minh Ngọc và Khánh Vy đã yêu nhau được một thời gian. Sau khi các lệnh giãn cách được nới lỏng, hai gia đình chốt lễ ăn hỏi và cưới vào ngày 24/10. Khi chọn được ngày cưới, thời tiết tại các tỉnh miền Trung bắt đầu có mưa lớn kéo dài.
Nhiều tuyến đường trong thành phố chìm trong nước lũ. Dẫu vậy, gia đình Minh Ngọc vẫn quyết định sẽ đến đón dâu đúng ngày, giờ đã định. Hai bên gia đình đã có một lễ thành hôn đáng nhớ cho các con.
Bài:Nguyễn Sơn
Ảnh, clip: Kỳ Lu Nguyễn
Bất chấp mưa lũ gây ngập lụt, một cặp cô dâu, chú rể Ấn Độ đã ngồi trong chiếc nồi nấu ăn, vượt lũ để tới nơi tổ chức đám cưới của mình.
" alt=""/>Chú rể đẩy thuyền thúng đưa cô dâu vượt lũ vào nhà