Phóng sự điều tra độc quyền do hãng tin Al Jazeera thực hiện mới đây cho thấy, Cộng hòa Síp đang tạo điều kiện cho các chính khách nước ngoài 'dễ dính tham nhũng' mua quốc tịch. |
Ảnh: Fcced |
Theo Al Jazeera, phóng sự của hãng được tiến hành dựa trên tài liệu mật có tên Hồ sơ đảo Síp (The Cyprus Papers) của chính phủ bị rò rỉ.
Tài liệu bao gồm hơn 1.400 đơn đăng ký đã được chấp thuận cho Chương trình Đầu tư Síp (CIP) do Cộng hòa Síp điều hành. Chương trình này cho phép mọi người mua hộ chiếu Síp, và từ đó trở thành công dân EU, bằng cách đầu tư ít nhất 2,15 triệu Euro (2,5 triệu USD) vào Cộng hòa Síp.
Số đơn mua "hộ chiếu vàng" Cộng hòa Síp trong hồ sơ được nộp trong khoảng 2 năm, từ 11/2017 đến tháng 9/2019. Danh sách mà Al Jazeera có được có tên nhiều quan chức, doanh nhân cùng các thành viên gia đình họ, đưa tổng số cá nhân có được tấm hộ chiếu châu Âu lên tới gần 2.500 người.
CIP là gì?
Chương trình cho phép mọi người trên toàn thế giới mua tư cách công dân Cộng hòa Síp. Với khoản đầu tư tối thiểu 2,5 triệu USD, một người có thể trở thành công dân Síp, mở rộng ra là công dân châu Âu, có thể sống, đi lại và làm việc ở khắp 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), được miễn thị thực nhập cảnh tới 174 quốc gia.
Vấn đề khi mua quốc tịch Síp?
Giành được một tấm hộ chiếu mới không phải là điều trái phép, và một số quốc gia thậm chí cung cấp dịch vụ này. Vấn đề nằm ở chỗ nhiều người có thể tận dụng quyền lợi mới của mình để trốn tránh trách nhiệm giải trình từ quốc gia gốc của họ.
Trong một số trường hợp, điều tra xác định được rằng nhiều người có hộ chiếu Síp trước khi các cáo buộc tội phạm chống lại họ được đưa ra. Một số cá nhân đang sống lưu vong, bị buộc tội vắng mặt.
Đối với nhiều người giàu, khoản tiền 2,5 triệu USD dùng để mua hộ chiếu Síp chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng tài sản của họ.
Điều gì sai trái trong Hồ sơ Síp?
Trong số 2.500 cái tên xuất hiện trong tài liệu, có hàng chục cá nhân mà những người vận động chống tham nhũng cho rằng lẽ ra không được cấp quốc tịch Síp, hoặc có thể bị tước quốc tịch Síp vì hoạt động tội phạm sau khi cấp hộ chiếu.
Khi chương trình bắt đầu vào năm 2013, người nộp đơn phải chứng minh bản thân có một hồ sơ trong sạch, mặc dù người nộp đơn phải tự xác nhận điều này. Sau nhiều chỉ trích, vào tháng 2/2019, giới chức Síp đã thay đổi một số quy tắc của chương trình.
Những ai không đủ điều kiện?
Các ứng viên bị cấm mua quốc tịch Síp nếu họ từng bị điều tra, đang đối mặt với các cáo buộc hình sự hoặc có tiền án. Cùng diện này là những người có tên trong danh sách cấm vận quốc tế của EU hoặc các nước thứ 3 như Mỹ, Nga hoặc Ukraina cùng những người làm việc cho các thực thể bị trừng phạt.
Các quan chức chính phủ được bầu hoặc chỉ định (được gọi là những người tiếp xúc với chính trị, hay PEP), cũng không được nhập quốc tịch Síp. Tuy vậy, quy tắc này không có tính chất hồi tố nên những ai đã mua hộ chiếu vẫn có thể giữ nó.
Đâu là vấn đề với PEP?
Các chuyên gia chống tham nhũng cho rằng, PEP - ngay cả khi không bị cáo buộc làm điều gì sai trái - là những người có quyền tiếp cận các quỹ công và quá trình ra quyết định trong phân bổ các quỹ này, vì vậy họ bị coi là thuộc diện có nguy cơ tham nhũng rất cao.
Ở những nước có luật pháp lỏng lẻo, phương tiện chính để làm giàu là quyền kiểm soát phân bổ các quỹ công. Người nắm giữ quyền này có thể là một quan chức nhà nước dễ nhận hối lộ để trao các hợp đồng của chính phủ cho những đối tác thuộc khu vực tư nhân có đặc quyền, hoặc các chủ thể khu vực tư nhân có thể lạm dụng hóa đơn và bỏ túi quỹ công.
Những ai mua hộ chiếu Cộng hòa Síp?
Trong danh sách mà Al Jazeera có được, đơn đăng ký đến từ khắp nơi trên thế giới, từ hơn 70 quốc gia. Nga chiếm nhiều nhất (922), tiếp theo là Trung Quốc (482) và Ukraina (100), và một số nước tại Trung Đông, Đông Nam Á.
Tại sao đây là vấn đề lớn?
Chính phủ Síp được phát hiện đã cấp hộ chiếu cho nhiều tội phạm, những người đang bị điều tra và những người được cho là có nguy cơ tham nhũng cao - ở quy mô mà những người chỉ trích mô tả là có hệ thống.
Ủy ban châu Âu cùng các tổ chức phi chính phủ hàng đầu về chống tham nhũng đã chỉ trích CIP và muốn chương trình này bị loại bỏ.
Cộng hòa Síp phản ứng
Chính phủ Cộng hòa Síp cho biết họ đã thắt chặt các quy định và mỗi đơn đăng ký được nộp theo CIP đều phù hợp với các quy định tại thời điểm đó.
Cộng hòa Síp đã cam kết sẽ tước quyền công dân của một số người nhập tịch nếu họ phạm tội nghiêm trọng. Vào tháng 7/2020, quốc đảo này thông qua luật cho phép thực hiện điều này.
Bộ trưởng Nội vụ Síp khẳng định, là một quốc gia thành viên EU, nước ông hoạt động với sự minh bạch tuyệt đối.
Thanh Hảo

Rò rỉ tài liệu của Síp về cuộc di cư bí mật của giới nhà giàu Trung Quốc
Tài liệu này chứa đựng thông tin của 2.500 người nhập cư đến đảo Síp trong thời gian từ năm 2017-2019, làm sáng tỏ về cuộc di cư bí mật của giới thượng lưu Trung Quốc.
" alt="Hé lộ nhiều góc tối trong chương trình quốc tịch đảo Síp"/>
Hé lộ nhiều góc tối trong chương trình quốc tịch đảo Síp
Thử thách cam goTheo NY Post, từ Nga, tới Ukraina hay chủ đề luận tội, thời gian của Tổng thống Donald Trump ở Nhà Trắng là vòng tàu lượn chạy liên tục giữa những nguy cơ. Và, ông Trump, giống như một ảo thuật gia chính trị, luôn thoát hiểm nguy rồi trở lại mạnh mẽ hơn trong chiến thắng.
 |
Tổng thống Donald Trump. (Ảnh: AP) |
Nhưng giờ đây mới đến lượt thử thách cam go nhất. Ông đang nỗ lực tái tranh cử thì hỗn loạn công cộng bùng nổ và lan truyền khắp nước Mỹ, khiến nhiều người dân nước này cảm thấy bấp bênh và lo sợ cho tương lai.
Đối với đương kim Tổng thống, kết quả có thể phụ thuộc vào vấn đề hỗn loạn ở mức nào mới là quá nhiều, và liệu các cử tri độc lập có quay lưng lại với ông không?
Bầu cử vốn là cuộc trưng cầu dân ý về tổng thống đương nhiệm. Trước đại dịch Covid-19, ông Trump ngồi ở ghế điều khiển. Nền kinh tế tăng trưởng tốt, thất nghiệp thấp chưa từng có và ông dường như cũng cảm thấy thoải mái với đội ngũ của mình ở Nhà Trắng.
Phía đảng Dân chủ không thể tìm thấy một vấn đề nào để có thể dựa vào hoặc tìm được một ứng viên nặng ký, cho đến khi ông Joe Biden là gương mặt sáng giá cuối cùng của họ.
Thế nhưng, bầu không khí ở nước Mỹ đã thay đổi chóng mặt chỉ trong 3 tháng qua, với đại dịch Covid-19 khuấy đảo khung cảnh kinh tế và chính trị, mang lại cho ông Biden một cơ hội chiến thắng mới.
Các thành viên Dân chủ và truyền thông của họ quyết “gắn vào cổ” ông Trump từng trường hợp trong tổng số hơn 100.000 ca tử vong vì virus corona chủng mới, và dùng nạn thất nghiệp như bản cáo trạng chống lại nhiệm kỳ của Tổng thống thứ 45.
Họa vô đơn chí
Khi dịch bệnh không còn là tin tức nóng hổi trên báo chí, thì những vấn đề bất ổn khác lại nảy sinh.
Khởi đầu là cái chết thảm của một người da đen ở Minneapolis trong tay các sĩ quan cảnh sát da trắng, và một trong số các sĩ quan này đã bị buộc tội giết người. Biểu tình phản đối cảnh sát và chống phân biệt chủng tộc nhanh chóng biến thành bạo loạn, cướp bóc và đốt phá.
Vệ binh quốc gia được điều động tuần tra trên đường phố, trong khi bạo lực chống cảnh sát cứ thế lan rộng. Một mùa hè nóng nực của bất ổn kéo dài đang phủ bóng.
Trong khi đó, cuộc chiến giữa Tổng thống và ông lớn công nghệ cũng nổ ra. Sau khi Twitter gắn nhãn cảnh báo kiểm chứng thông tin với 2 dòng tweet của Trump, ông đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm xóa bỏ tấm chắn pháp lý bảo vệ các mạng xã hội ở Mỹ.
Chủ nhân Nhà Trắng cáo buộc mạng xã hội này đã kiểm duyệt bất công với ông và những người cùng quan điểm, đồng thời chỉ ra rằng các mạng xã hội được trao quá nhiều quyền, dẫn đến tình trạng kiểm soát và vi phạm tự do ngôn luận của người dùng nên cần phải chấn chỉnh.
Những người mong đợi sự điều tiết chặt chẽ hơn của các công ty công nghệ đã lên tiếng kêu gọi hạn chế quyền truy cập của ông Trump. Việc Tổng thống Mỹ sử dụng quy định có thể sẽ khiến họ biến thành những người bênh vực các quyền miễn trừ pháp lý, từ đó có cơ hội để cáo buộc ông muốn bãi bỏ Tu chính án thứ nhất.
“Quả bom” tuần trước - tuyên bố của ông Trump cắt đứt quan hệ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - cũng có thể gây nhiều hệ lụy. Đó là chưa kể việc nhà lãnh đạo Mỹ lên án Trung Quốc về tình hình ở Hong Kong và nói sẽ chấm dứt đối xử ưu đãi cho đặc khu hành chính.
Xuyên suốt thông báo ở Vườn Hồng, ngôn ngữ mà Tổng thống Mỹ sử dụng hướng tới Trung Quốc gay gắt hơn thường lệ. Ông cũng không có từ ngữ ấm áp nào dành cho tình bạn với Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng không hề bày tỏ sự tin tưởng rằng phần 1 của thỏa thuận thương mại mà hai bên đàm phán vẫn còn nguyên vẹn.
Nhưng vượt qua những vấn đề trên, những hỗn loạn đang hoành hành những ngày qua ở Mỹ được nhận định sẽ là một yếu tố khó đoán nhưng lại mang tính quyết định kết quả bầu cử tổng thống tháng 11 tới. Khoảng 5 tháng nữa, tất cả sẽ ngã ngũ và mọi người sẽ biết được ông Trump có thoát nạn thành công một lần nữa hay không.
Thanh Hảo
" alt="Ông Donald Trump và thử thách cam go nhất trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ"/>
Ông Donald Trump và thử thách cam go nhất trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ