Nhiều nhà máy giấy trong quá trình sản xuất thường dùng thuốc tẩy. Khi tiếp xúc với thức ăn, chúng sẽ gây ra một loạt các phản ứng hóa học và sản sinh ra các chất độc hại." />

9 thói quen 'sai be sai bét' nhưng ai cũng hay mắc phải

Bóng đá 2025-04-05 21:39:23 373
Cùng check xem ấy đã phạm phải bao nhiêu điều nhá!
Nhiều nhà máy giấy trong quá trình sản xuất thường dùng thuốc tẩy. Khi tiếp xúc với thức ăn,óiquensaibesaibétnhưngaicũnghaymắcphảtrực tiếp bóng đá chúng sẽ gây ra một loạt các phản ứng hóa học và sản sinh ra các chất độc hại.
本文地址:http://jp.tour-time.com/news/29f999511.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Macarthur, 15h35 ngày 4/4: Lịch sử gọi tên

Không bị “sốc văn hóa” như nhiều du học sinh khác, điều khiến Phương Linh ngỡ ngàng với cuộc sống mới ở Mỹ là sự tử tế và tốt bụng của những người nơi đây.

Võ Phương Linh, cựu học sinh trường Hà Nội Amsterdam, nay là sinh viên trường Macalester College (bang Minnesota, Mỹ) chia sẻ về những trải nghiệm mới mẻ khi trở thành du học sinh Mỹ và những bí quyết giúp cô mau chóng hòa nhập với môi trường mới.

Ngỡ ngàng với sự tử tế của người Mỹ

Được đi du lịch nhiều nước trên thế giới từ nhỏ, bao gồm cả Mỹ, cộng với vốn tiếng Anh tốt nên Linh không gặp trở ngại về văn hóa khi sang Mỹ theo học. Điều khiến Linh ngạc nhiên nhất là sự “nice” (tốt bụng, tử tế) của những con người nơi đây.

“Tất cả mọi người ở trường em từng gặp, bao gồm cả giáo sư và nhân viên của trường đều luôn tìm cách giúp đỡ em về mọi mặt mỗi khi em gặp khó khăn hay có câu hỏi về bất kỳ vấn đề gì mà họ có thể giúp được. Em cũng có cả một host family (gia đình giám hộ) là người địa phương qua một chương trình kết nối của trường, dù không sống cùng nhau nhưng họ luôn sẵn sàng giúp em mỗi khi có việc cần (ví dụ chở ra sân bay lúc 5 giờ sáng giữa mùa đông -15 độ C…), đảm bảo em sống vui vẻ, ăn tối cùng nhau, tặng quà sinh nhật, Giáng Sinh và thậm chí cả Tết,… Tất nhiên có lúc đó chỉ là phép lịch sự, và em thường cố gắng tự lo cho bản thân, nhưng việc sống một mình ở nước ngoài dễ dàng hơn rất nhiều khi biết là luôn có người sẵn sàng giúp nếu em cần gì đó”, Linh chia sẻ.

 {keywords}

Phương Linh ngỡ ngàng vì người Mỹ quá tốt và tử tế.

Hệ thống giáo dục ở Mỹ và Việt Nam rất khác nhau. Nhiều sinh viên Việt ở nước mình học rất tốt nhưng khi chuyển sang môi trường mới thì không theo kịp người nước ngoài. Với việc chuẩn bị kỹ từ trước, Phương Linh không gặp khó khăn như phần đông du học sinh từng than thở.

Linh chia sẻ bí quyết: “Bên cạnh vấn đề ngôn ngữ, em nghĩ các bạn đi du học Mỹ cần chuẩn bị nhiều nhất là về tư tưởng. Trước hết là về ngành học. Phần lớn các trường ở Mỹ em biết không yêu cầu sinh viên chọn ngành học khi vào trường, mà đợi 2 năm để sinh viên có thể tìm hiểu các khoá học mình thích và từ đó chọn ngành phù hợp. Hai năm này không phải để học “đại cương” như nhiều người em từng nói chuyện hiểu nhầm.

Bởi vậy các bạn khi đi du học hãy tận dụng điều này, dù có định hướng ngành học rồi cũng hãy thử học cả những khoá của ngành khác nữa nếu thấy hứng thú, vì biết đâu lại tìm thấy một hướng đi mới mà mình thích, nhất là khi ở Mỹ có nhiều ngành không có/không nổi tiếng ở Việt Nam. Em có một đứa bạn ở trường, hồi cấp 3 không giỏi Toán nên không bao giờ nghĩ mình sẽ học Kinh tế, nhưng sau khi học thử khoá Kinh tế Đại cương ở trường thì lại thích và quyết định sẽ học thêm cả ngành Kinh tế bên cạnh International Studies.

{keywords}
Linh và bạn bè ở trường.

Một vấn đề nữa là phương pháp học. Ở Việt Nam vẫn quen học vì điểm số, tức là học vì kết quả, nhưng ở Mỹ chủ yếu là học vì quá trình. Có nhiều lớp em học nếu không đọc bài trước khi tới lớp hay không làm bài tập về nhà thì cũng chẳng sao lắm, vì tất nhiên không ai kiểm tra xem mình đã đọc hay chưa, hay vì chẳng hạn như bài luận cuối khoá có chủ đề tự chọn, không đọc bài thì vẫn viết được. Nhưng nếu vậy thì có hai vấn đề, một là nhiều lớp tính điểm participation (nói theo kiểu Việt Nam là “phát biểu xây dựng bài”), không đọc/làm bài thì không tham gia bàn luận ở lớp được và thế tất nhiên là mất điểm, dù thường không nhiều; nhưng quan trọng hơn là nếu không đọc/làm bài thì sẽ gần như chẳng học được gì, kể cả nếu điểm cuối năm vẫn tốt.

Nhân nhắc tới participation, đây cũng là một vấn đề em gặp phải, vì hồi học phổ thông em quen chỉ phát biểu khi em biết câu trả lời của em là đúng. Ở Mỹ không như vậy, khi giáo sư đặt câu hỏi thì mọi câu trả lời/câu hỏi lại (dù ngớ ngẩn tới đâu) cũng được xem là đóng góp cho lớp, và mọi người đều được khuyến khích phát biểu suy nghĩ của mình, không thụ động tiếp thu thông tin giáo sư nói. Vậy nên các bạn cũng cần chuẩn bị học cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và biết cách tiếp thu và phản biện hợp lý những ý kiến khác mình”.

Tọa đàm về người H’mong trên đất Mỹ

Trường học của Phương Linh rất chú trọng tính đa văn hóa (multiculturalism) nên sinh viên của trường rất đa dạng cả về quốc tịch và điều kiện sống. Để tôn vinh các nền văn hóa trên thế giới, trường tổ chức rất nhiều hoạt động. Trong đó Asian Pacific Awareness Month (APA Month) diễn ra vào tháng Tư hàng năm, là một chuỗi các sự kiện nhằm tôn vinh văn hoá châu Á và cộng đồng người Mỹ gốc Á (biểu diễn nghệ thuật, chợ ẩm thực, chiếu phim…), đồng thời nâng cao nhận thức về một số vấn đề ở khu vực này.

{keywords}

Linh là một trong bảy thành viên của BTC APA Month 2016.

“Năm vừa rồi có toạ đàm về vấn đề biển Đông, và buổi nói chuyện với các bạn sinh viên người H’mong của trường về vấn đề tiếp cận giáo dục – có khoảng 60,000 người H’mong ở thành phố của em”, Linh chia sẻ.

Người Mỹ tôn trọng sự đa dạng văn hóa nên Phương Linh thoải mải chia sẻ câu chuyện về gia đình mình, về những định kiến, áp lực mà gia đình cô gặp phải khi sống ở Việt Nam.

“Bố mẹ mình chỉ có 2 con gái. Và ở Việt Nam, người ta coi đó là điều không may bởi họ vẫn còn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ. Bố mẹ mình không để tâm chuyện sinh con trai hay con gái nhưng nhiều người cứ nói kháy rằng nhà này không biết sinh con trai, thậm chí có người còn xúi bố mình ly hôn cưới vợ mới mà sinh con trai để có người nối dõi tông đường”, Linh chia sẻ trên APA Month.

“Em cũng vừa mới biết về những áp lực mà cha mẹ phải đối mặt từ mùa hè năm ngoái. Khi biết chuyện em cũng hơi sốc, nhưng có lẽ một phần vì khi đó em cũng lớn rồi, cũng biết nhiều rồi nên em cũng không còn quá ngạc nhiên nữa, chỉ là em không nghĩ việc đó cũng đã xảy đến với nhà mình”, Linh nói thêm.

{keywords}
Phương Linh và bố mẹ.

Chỉ tiếng Anh thôi chưa đủ!

Học tập ở Mỹ chỉ cần tiếng Anh là đủ nhưng Phương Linh vẫn dành thời gian để học các ngôn ngữ khác. Linh có thể sử dụng tiếng Hàn cơ bản, tiếng Đức đã học được 2 năm và sẽ còn học tiếp 2 năm tới.

“Em còn chưa là gì, trường em nhiều bạn vào trường đã thành thạo 5-6 thứ tiếng cơ. Em nghĩ là nếu trên đời có một thứ biết càng nhiều càng có lợi về mặt thực tiễn thì đó là ngôn ngữ, bởi vì dù tiếng Anh hiện nay là ngôn ngữ toàn cầu thì số người thành thạo tiếng Anh cũng không nhiều đến vậy. Cứ đi Hàn với Nhật là biết liền, nước thì phát triển giàu có nhưng người dân chủ yếu vẫn chỉ nói tiếng của họ, biết càng nhiều ngôn ngữ là càng tự tạo cho mình được nhiều cơ hội hơn, không chỉ về nghề nghiệp mà còn là hiểu biết cả về quốc gia đó nữa, vì mình có thể tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn hơn”, Linh bày tỏ.

{keywords}

"Ngôn ngữ là chìa khoá cho thông tin. Hiện nay phần lớn sách được xuất bản trên thế giới một năm và thông tin được đăng tải trên Internet là bằng tiếng Anh, hay đến cả mấy cái máy móc phần mềm hay dùng cũng bằng tiếng Anh, bởi vậy ai biết tiếng Anh (tất nhiên là cả các thứ tiếng khác) sẽ không bị bó hẹp trong lượng thông tin bằng tiếng Việt, biết dùng máy giặt máy tính không cần lần mò nhiều, và nói ngắn gọn là dễ dàng bắt kịp với thế giới hơn", Linh chia sẻ về tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.

Với Linh, toàn cầu hóa không chỉ là biết tiếng Anh, mà còn có nghĩa là phải có kiến thức, hiểu biết rộng về thế giới, và ngôn ngữ là một trong những điểm khởi đầu quan trọng để tìm hiểu về các quốc gia.

“Không nhất thiết cứ phải học những thứ tiếng phổ biến thì mới hữu ích, vì, như đã nói, trong toàn cầu hoá mọi ngôn ngữ đều có vai trò của mình, và nếu mình biết một thứ tiếng ít người biết thì cơ hội cho mình sẽ lớn hơn vì thị trường không còn quá cạnh tranh. Ví dụ em từng nghĩ là biết tiếng Việt thì chẳng có ích gì lắm khi ra nước ngoài; nhưng như ở thành phố của em có cộng đồng người Mỹ gốc Việt tương đối lớn, nên nhiều tổ chức xã hội ở đây tìm kiếm các tình nguyện viên biết cả tiếng Việt và tiếng Anh để hỗ trợ họ, và tất nhiên khi đó mình sẽ có lợi thế”, Linh nói.

Kim Minh">

Du học sinh Việt “sốc” với sự tử tế của người Mỹ

Robot phá bom Remotec Andros F6A. Ảnh: Damian Berg">

Cảnh sát San Francisco đề xuất dùng robot tiêu diệt nghi phạm

Nhận định, soi kèo Umm Salal vs Al

Sự ra đi đột ngột của nữ phóng viên Đặng Thị Tuyền, bút danh Hải Đường (báo Pháp Luật TP.HCM) là cú sốc lớn đối với gia đình, đồng nghiệp. 

Chúng tôi tìm về gia đình chị Tuyền ở thôn An Lãng, xã Văn Tự, huyện Thường Tín, Hà Nội. Nằm sâu trong con ngõ nhỏ, ngôi nhà chìm trong không khí ảm đạm, khói hương nghi ngút. Thi thoảng lại có người ra vào thăm hỏi chia buồn cùng gia đình.

Ôm đứa cháu tội nghiệp vào lòng, bà Trịnh Thị Diễn (sinh năm 1960), bà ngoại của Giang tâm sự, chị Tuyền vốn là người có cá tính mạnh mẽ, cương trực, luôn có mong muốn đấu tranh cho lẽ phải. Bởi thế, khi đang học năm thứ 2 trường ĐH Ngoại ngữ, chị quyết định bỏ dở để thi vào Khoa báo chí, ĐH KHXH& Nhân văn Hà Nội, theo con đường làm báo.

{keywords}
Chị Tuyền bên con trai

Biết hoàn cảnh nhà mình khó khăn, bố mẹ đều làm nông, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, là chị gái cả trong nhà nên chị Tuyền luôn nỗ lực phấn đấu học tập.

Sau 4 năm rèn luyện, tốt nghiệp đại học, chị Tuyền thử sức ở nhiều lĩnh vực như tư vấn truyền thông cho doanh nghiệp, cộng tác với các báo. Sau đó, chị làm phóng viên thường trú báo Kinh doanh và Pháp luật tại Hải Phòng.

Công việc ổn định, năm 2009, chị lập gia đình và sau đó sinh được cậu con trai đặt tên là Trần Đặng Trường Giang. Lận đận đường tình duyên, chị thành mẹ đơn thân, hai mẹ con trở về sống cùng ông bà ngoại.

Năm 2016, Đặng Thị Tuyền đầu quân cho báo Pháp luật TP.HCM, thường trú tại Hải Phòng. Đầu năm 2018, chị trở về Hà Nội. Là phóng viên nữ nhưng chị không ngại khó khăn, luôn có mặt ở những điểm nóng để kịp thời phản ánh vụ việc.

Ngoài công việc làm báo, chị Tuyền có một quán cà phê cộng đồng mang tên Ổ Nắng. Ở đó có phòng sách với hơn 1.000 đầu sách mà chị mở ra cho các bạn trẻ đọc miễn phí. Đồng nghiệp đánh giá, chị Tuyền là người tốt, quan tâm đến anh em, bạn bè, hay giúp đỡ người nghèo khó.

Yêu nghề, chị luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp. Thế nhưng tai họa ập đến khiến gia đình, bạn bè gặp cú sốc lớn. Ngày 11/6, mọi người mất liên lạc với chị, chỉ có thông tin của những người trông thấy chị Tuyền lần cuối ở khu vực Bến đò Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì.

{keywords}
Đám tang chị diễn ra trong sự đau xót, tiếc thương vô hạn của mọi người

Từ hôm mất liên lạc, bạn bè, người thân đã mất ăn, mất ngủ, cầu nguyện điều tốt lành đến với chị nhưng phép màu đã không xảy ra. Chiều tối 12/6, thi thể chị Tuyền được tìm thấy trên một bãi bồi nhỏ giữa sông Hồng, cách nơi được cho là mất tích hơn 2 km. Theo thông tin ban đầu, chị Tuyền qua đời do gặp tai nạn đuối nước.

“Cháu nó nhớ mẹ khóc suốt chú ạ. Nhìn cháu ôm tấm ảnh mẹ ngồi khóc mà tôi đau lòng lắm. Bản thân tôi bị ung thư vòm họng, sức khỏe ngày một yếu, ông nhà là thương binh hạng 2/4. Tôi chỉ lo vợ chồng tôi không đủ sức khỏe và thời gian để nuôi nấng, chăm sóc cháu nữa”, bà Diễn nghẹn ngào.

{keywords}
Nhớ mẹ, ngày nào Giang cũng ôm ảnh mẹ mà khóc

Giảng viên Phan Văn Kiền, Khoa Báo chí và Truyền thông, ĐH KHXH&NV, bạn đồng môn của Tuyền chia sẻ: "Tuyền là người thẳng thắn và quyết liệt đến cực đoan. Thời đi học, khi không đồng ý với giáo viên luận điểm nào, cô ấy tranh cãi đến cùng để bảo vệ quan điểm của mình. Khi ra trường và đi làm báo, gần như không đối tượng nào mua chuộc được Tuyền để cô thay đổi những kết luận trong quá trình viết bài.

Sự thẳng thắn và quyết liệt ở Tuyền khiến nhiều người không ưa cô. Nhưng những ai hiểu và chơi được với Tuyền thì lại rất quý.

Cũng vì tính thẳng thắn ấy mà cuộc sống riêng của Tuyền gặp nhiều trắc trở. Một mình nuôi con, làm trụ cột của gia đình lớn, Tuyền quay cuồng giữa bộn bề công việc, vừa thực hiện đam mê làm báo, vừa kinh doanh để có đủ thu nhập trang trải cuộc sống.

Bé Trường Giang từ nhỏ đã thiếu thốn tình cảm vì thường xuyên phải xa mẹ. Giờ mẹ bé vĩnh viễn đi xa, chỗ dựa vững chắc nhất cả về tinh thần lẫn vật chất của cậu bé 6 tuổi cũng không còn nữa". 

Chỉ còn vài ngày nữa đến dịp kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, thay vì nhận hoa chúc mừng như những nhà báo khác, xung quanh chị Tuyền giờ chỉ còn những đóa cúc vàng, cúc trắng buồn đến nao lòng. Cảnh nhà túng thiếu, chật chội, di ảnh của chị Tuyền được đặt trên chiếc bàn nhỏ, bên cạnh là một số đồ thờ, một lọ cúc vàng, bát cơm cúng chay cùng chén nước. Thắp cho chị một nén hương, nhìn sang Trường Giang, chúng tôi không khỏi xót xa. Sắp vào lớp 1, không có mẹ ở bên chăm sóc, chở che, ông bà già yếu, tương lai của bé không biết rồi sẽ ra sao…

Phạm Bắc

Mọi đóng góp có thể gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Bà Trịnh Thị Diễn, thôn An Lãng, xã Văn Tự, huyện Thường Tín, Hà Nội (SĐT: 0163.594.4702).

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.135 (bé Trần Đặng Trường Giang)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account:VIETNAMNET NEWSPAPER

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamnet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436

 
">

Con trai nữ phóng viên mất đột ngột khóc nghẹn ngày tiễn mẹ

Các nhà khoa từ Đại học California, Trường Y Khoa và Trường Khoa học Sinh học Irvine (UCI) đang nghiên cứu phương pháp điều trị cho bệnh mù bẩm sinh Leber (LCA). Thuật ngữ này đề cập đến một nhóm các bệnh võng mạc di truyền được phân biệt bởi sự suy giảm thị lực nghiêm trọng khi sinh ra. LCA bắt nguồn từ đột biến ở bất kỳ gene nào trong số hơn hai chục gene gây ra sự thoái hóa hoặc rối loạn chức năng nhận cảm ánh sáng của võng mạc.

Sử dụng các hợp chất hóa học nhắm vào võng mạc, được gọi là retinoid tổng hợp, có thể khôi phục thị lực đáng kể ở trẻ em bị LCA. Nhóm UCI muốn tìm hiểu xem liệu phương pháp điều trị đó có thể tạo ra sự khác biệt cho những người trưởng thành mắc bệnh này hay không.

Theo Giáo sư Sunil Gandhi từ Trung tâm Sinh học Thần kinh về Học tập và Trí nhớ của UCI, khả năng nhìn không chỉ đòi hỏi võng mạc còn nguyên vẹn và hoạt động. Nó bắt đầu từ mắt và sau đó truyền tín hiệu đi khắp não bộ, cuối cùng đến các mạch trung tâm của não, nơi nhận thức thị giác thực sự phát sinh.

Cho đến nay, các nhà khoa học tin rằng não phải nhận được những tín hiệu đó từ thời thơ ấu để các mạch trung tâm có thể tự kết nối một cách chính xác. Tuy nhiên, khi làm việc với các mẫu chuột trường thành bị LCA, nhóm nghiên cứu đã rất ngạc nhiên về kết quả thu được.

Thí nghiệm trên chuột cho thấy phương pháp retinoid có thể khôi phục đường thị giác trung tâm ở các cá thể trưởng thành. Ảnh: Jacob Studio">

Phục hồi thị lực ở chuột bị mù

友情链接