ễnviênQuốcTuấntrởlạimànảnhsaunămvắngbótin tức về hà nội

ễnviênQuốcTuấntrởlạimànảnhsaunămvắngbótin tức về hà nội
"Họ không định phản bội nhưng cảm thấy làm thế sẽ công bằng bởi bạn đời của mình đã ngoại tình trước", Christian Grant, đại diện trang web cho biết.
Khảo sát với 1.000 người của trang này cũng thấy rằng "ăn phở" để trả đũa phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới, chiếm 37% số chị em được hỏi, trong khi con số này ở đàn ông là 31%.
Ảnh minh hoạ
Hơn một nửa số người ngoại tình để trả thù cho biết họ không hề giấu giếm việc này, để đạt mục đích cuối cùng là khiến bạn đời phải nếm trải những gì mình từng chịu. 8/10 người trong số này nói rằng họ không hề cảm thấy hối hận hay có lỗi với bạn đời và thậm chí còn tự kể về hành động này.
Tuy nhiên, thực tế đây là một hành động dại dột của phụ nữ. Khi bạn đang cảm thấy vô cùng sốc và đau khổ vì bị phản bội, bạn có thể cho rằng "ăn nem" để trả thù là điều có thể chấp nhận được. Nhưng trong cơn giận dữ, chúng ta thường không đưa ra được những quyết định khôn ngoan nhất.
Việc bạn ngoại tình để trả thù chồng có thể bị lấy làm chứng cứ chống lại bạn. Thậm chí chồng bạn có thể ép bạn phải tha thứ vì hai người giờ đã "hòa nhau".
Việc "ăn nem" để trả thù sẽ khiến kẻ phản bội bạn bớt cảm giác tội lỗi với hành động của mình và yêu cầu bạn phải thấu hiểu, thông cảm.
Ngoại tình sẽ không giúp giảm bớt tổn thương cho bạn. Nó sẽ chỉ khiến bạn nhận lại tức giận và cay đắng nhiều hơn.
Ảnh minh hoạ
Sự trả thù dưới bất kỳ hình thức nào đều hiếm khi mang lại bình yên. Nhất là việc "ăn nem" để trả thù có thể giúp bạn thấy bớt đau khổ trong thời gian ngắn, nhưng nó sẽ chồng chất thêm nỗi đau về lâu dài.
Trả thù bằng cách này không giúp ích gì trong việc đối phó với cảm xúc hay lên kế hoạch khắc phục, vượt qua tình hình này.
Ngoài ra, trả thù bằng cách "ông ăn chả, bà ăn nem" sẽ làm giảm cơ hội hàn gắn hôn nhân.
Nếu bạn cảm thấy cuộc hôn nhân này vẫn còn có thể cứu vãn, thì đừng nghĩ đến việc "ăn nem" để trả thù. Để tạo cơ hội hòa giản, bạn cần giải quyết gốc rễ của vấn đề.
Theo Gia đình & Xã hội
Tôi đọc bài "Mẹ dạy 2 con gốc Việt nói giọng Nghệ An" mà thấytự hào và sung sướng. Thế nhưng...
Các cụ ta thường nói: “Chửi cha cũng không bằng pha tiếng” ấyvậy mà bây giờ có nhiều bạn vừa mới xa quê được vài tháng về đã đổi giọng SàiGòn, Hà Nội.
Tôi không biết các bạn sinh ra ở đâu, được đào tạo thế nàochứ riêng tôi dù có đi đâu có chết tôi vẫn luôn giữ tiếng mẹ đẻ của mình.
Tôi viết ra đây không phải để tự hào nhưng tính đến thời điểmhiện tại đã tròn 15 năm tôi rời xa xứ Nghệ. 15năm qua đối với tôi - một ngườiđàn ông lập nghiệp xa quê vẫn luôn nặng lòng với nơi chôn rau cắt rốn, vẫn nhớmãi cái giọng nói trọ trẹ thân thương "mô, tê, răng, rứa"..của mình và không baogiờ muốn thay đổi chúng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Dù bận trăm công nghìn việc nhưng mỗi lần có dip gặp gỡ, giaolưu bạn bè cùng quê hay được về quê là tôi như cá gặp nước. Vì những lúc đó tôiđược thỏa thê nói giọng địa phương. Chuyện nghe ra thì kể cũng thật buồn cườinhưng sự thật đúng là như thế. Tôi có cảm giác sung sướng như đang sống ở nướcngoài mà gặp người Việt vậy.
Nhớ hồi đầu mới lấy vợ Bắc, cô ấy rất thích nghe mình ríu rítnói chuyện với bạn bè đồng hương. Cô ấy bảo, nghe anh nói giọng Nghệ An dễthương kinh khủng, nhưng mà em chẳng hiểu gì cả, cứ như chim hót. Vì vậy để khắcphục nhược điểm ấy, tôi cũng phải cô gắng nói thật chậm, cố gắng nói đúng dấusắc, dấu ngã, và tua đi tua lại nhiều lần. Nói rồi thành quen dần dà cô ấy cũnghiểu và còn học được rất nhiều tiếng Nghệ An từ tôi .
Buồn cười nhất là có lần mẹ tôi gọi điện ra Hà Nội kể chuyệncó đứa em họ thi đỗ một trường đại học ở miền Nam nói giọng trọ trẹ. Hỏi ra mớibiết em này vừa đi học được 3 tháng đã quên mất giọng Nghệ An khiến cả nhà sửngsốt liền mắng chửi te tua khiến em phải cúp máy vội.
Rồi có rất nhiều người Nghệ An khác ra Hà Nội sinh sống họctập cũng thay đổi giọng nói. Họ đều là người Nghệ An nhưng nói chuyện chỉ chămchăm nói giọng Bắc. Họ thay đổi giao tiếp, xưng hô. Họ luôn tỏ vẻ ta đây làngười thành phố, là người Hà Nội rồi vênh mặt lên khi gặp những người Nghệ Ankhác. Thưa các bạn, dù các bạn có thay đổi giọng nói thì các bạn cũng chẳng baogiờ xóa bỏ được một điều rằng gốc gác, cha mẹ các bạn cũng ở đó.
Tôi biết có những người Nghệ An đi Hà Nội, TP Hồ Chí Minh lậpnghiệp, họ chẳng bao giờ thay đổi giọng nói của mình. Nhiều người làm chức to,họ vẫn luôn khẳng định giọng nói đậm chất Nghệ của mình. Gặp đồng hương họ luônthân thiện, tay bắt mặt mừng sẵn sàng giúp đỡ. Như thế mới đáng quý, đáng trântrọng biết bao.
Theo tôi, đã sinh ra ở đâu thì phải yêu tiếng nói ở nơi ấy,chẳng việc gì phải thay đổi cả. Một khi bạn chối bỏ tiếng địa phượng thì càngchứng tỏ bạn là người mất gốc. Như vậy các bạn lại càng bị những người yêu tiếngnói quê hương như chúng tôi coi thường.
Độc giả Nguyễn Lâm(Nghệ An)
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
BẠN NGHĨ GÌ VỀ QUAN ĐIỂM NÀY? MỌI Ý KIẾN XIN GỬI THEO MẪU PHẢN HỒI DƯỚI ĐÂY HOẶC EMAIL BANDOISONG@VIETNAMNET.VN! TRÂN TRỌNG CẢM ƠN! |