Tiếp nối Tương lai của di chuyển khởi hành từ LA Auto Show 2021, VinFast đã tiến thêm bước mới với việc dừng sản xuất xe xăng từ cuối năm 2022, tập trung hoàn toàn cho việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các dòng xe thuần điện. Đây là quyết định bước ngoặt, đưa VinFast trở thành một trong những hãng xe xăng đầu tiên trên thế giới chuyển hẳn sang thuần điện, khẳng định dấu ấn tiên phong, thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng xe điện toàn cầu.
![]() |
Cùng với kế hoạch trở thành hãng xe thuần điện, VinFast cũng công bố dải SUV điện hoàn chỉnh. Trong đó, 3 mẫu xe lần đầu tiên ra mắt thuộc phân khúc A-B-C là VF 5 (phân khúc A), VF 6 (phân khúc B) và VF 7 (phân khúc C). 2 mẫu còn lại thuộc phân khúc D và E là VF e35 và VF e36 (từng được giới thiệu tại LA Auto Show 2021) cũng được đổi tên thành VF 8 và VF 9. Việc bỏ tiền tố “e” (electric - điện) trong tên gọi của các mẫu xe khẳng định định hướng thuần điện nhất quán của hãng.
![]() |
Cả 5 mẫu SUV điện đều sở hữu vẻ ngoài ấn tượng và thời thượng, được thiết kế bởi các hãng thiết kế Ý là Pininfarina và Torino Design.
Hai mẫu xe VF 8, VF 9 được trang bị các tính năng tự hành cấp độ 2+ cho các phiên bản Eco và Plus, cấp độ 3 và 4 cho phiên bản Premium, cùng các ứng dụng tiện ích và giải trí thông minh như: bộ ứng dụng Ngôi nhà thông minh (Smart Home), Văn phòng di động (Mobile Office), Mua sắm trên xe (In-car Shopping), Giải trí trên xe (In-car Entertainment) cùng nhiều tính năng ưu việt và cho trải nghiệm đầy hứng khởi trên mọi hành trình và cuộc sống thường nhật.
![]() |
Theo bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng Giám đốc VinFast Toàn cầu, VinFast mang đến tầm nhìn về một tương lai bền vững cho con người và hành tinh thông qua việc di chuyển xanh, sạch và an toàn. Đây là một tương lai được xây dựng trên nền tảng dịch vụ thông minh, trải nghiệm khách hàng xuất sắc và sự quan tâm sâu sắc đối với hành tinh và các thế hệ tương lai.
![]() |
“VinFast cam kết luôn mang đến công nghệ và thiết kế xe mang tính đột phá, mới mẻ, cùng với dịch vụ chăm sóc khách hàng vượt trội. Chúng tôi còn khao khát vươn tới những thành tựu cao hơn nữa - trở thành một trong những hãng xe điện hàng đầu trên thế giới, đồng thời truyền cảm hứng cho khách hàng cùng bứt phá giới hạn và chung tay kiến tạo một tương lai xanh bền vững cho tất cả mọi người.” - bà Thu Thủy chia sẻ.
![]() |
Nhận đặt xe VF 8 và VF 9 với chính sách tri ân đặc biệt
Cũng tại sự kiện VinFast Global EV Day, VinFast đã công bố giá bán và khởi động chiến dịch nhận đặt chỗ sớm cho hai mẫu xe VF 8 và VF 9 tại Mỹ, châu Âu và Việt Nam.
![]() |
Theo đó, giá bán xe VF 8 khởi điểm là 41.000 USD (Mỹ); từ 36.133 EUR (châu Âu, tuỳ quốc gia) và 961.000.000 đồng (Việt Nam); VF 9 khởi điểm là 56.000 USD (Mỹ); 49.280 EUR (châu Âu) và 1.312.000.000 đồng (Việt Nam). Tất cả các dòng xe điện VinFast đều được bảo hành với thời hạn lên tới 10 năm hoặc 200.000 km đầu (tùy điều kiện nào đến trước).
![]() |
Đặc biệt, trong thời gian 3 tháng kể từ ngày 5/1 đến hết ngày 5/4/2022 (giờ Mỹ), VinFast sẽ triển khai chương trình VinFirst - “Người tiên phong tri ân Người tiên phong” - với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho tất cả các thị trường.
![]() |
VinFast tiên phong ứng dụng công nghệ blockchain vào việc phát hành voucher ưu đãi bằng NFT cùng nhiều ưu đãi trong tương lai cho khách hàng, trước mắt tại thị trường Mỹ. Các mã đăng ký đặt chỗ sớm đều được phép hoàn tiền hoặc cho, tặng, chuyển nhượng từ ngày 6/4/2022.
![]() |
Bên cạnh việc công bố giá, VinFast cũng công bố chính sách cho thuê pin độc đáo, gồm hai gói Linh hoạt (tối thiểu 500km, tính thêm phí từ km số 501 trở đi) và Cố định (không phụ thuộc quãng đường di chuyển), đảm bảo tổng chi phí hàng tháng cơ bản chỉ tương đương chi phí xăng tại từng thị trường. Ngoài ra, VinFast cũng sẽ chi trả toàn bộ chi phí sửa chữa, bảo dưỡng pin và sẽ thay thế miễn phí khi khả năng sạc-xả của pin thấp hơn 70%.
![]() |
Chương trình nhận đặt xe VF 8, VF 9 sẽ bắt đầu từ 5h chiều ngày 05/01/2022 theo giờ Las Vegas (tức 8h sáng ngày 06/01/2022 theo giờ Hà Nội).
Khách hàng có thể đặt xe qua website: https://reserve.vinfastauto.com/
Minh Tuấn
" alt=""/>VinFast công bố dừng sản xuất xe xăng từ cuối năm nayĐây là lần đầu tiên kênh Twitch chính thức của Ceb, 7ckngMad, bị ban. Hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân nhưng có vẻ như đây không phải là lệnh ban vĩnh viễn bởi kênh của Ceb vẫn được liệt vào danh sách đối tác với Twitch.
Trên Reddit, nhiều người đang đưa ra vô vàn suy đoán chưa được kiểm chứng về án ban này. Rất nhiều streamers đang bị cảnh cáo và dính ban thời gian qua do vi phạm bản quyền âm nhạc.
Ceb không phải player OG đầu tiên gặp rắc rối với Twitch. Vào cuối năm ngoái, đội trưởng Johan "N0tail" Sundstein cũng từng bị Twitch ban bảy ngày vì sử dụng ngôn từ tục tĩu, phân biệt người đồng tính.
Henrik "AdmiralBulldog" Ahnberg, streamer Dota 2nổi tiếng và đã từng lên ngôi tại TI3, cũng từng bị cấm hoạt động trên Twitch một ngày vào tháng 5 do xem video có nội dung “Bodily Fluids” (dạng nặn mụn hoặc u nang).
Dominik "Black^" Reitmeie, player kỳ cựu người Đức, cũng từng bị ban vào tháng 8. Mặc dù lý do chính thức không được tiết lộ nhưng nhiều khả năng Black^ bị xử phạt một vài ngày do “đá xéo” giới LGBT trong buổi streaming với SingSing.
Việc Twitch ban các streamers do phân biệt chủng tộc hay không tôn trọng người khác luôn là chủ đề nóng bỏng nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Trong khi một số người tin rằng chúng là chưa đủ để bị xử phạt nhưng số khác lại cho rằng đó chính là khởi nguồn cho không gian mạng thiếu lành mạnh và kích động thù hận.
Ngoài ra, những án ban do cáo buộc vi phạm bản quyền âm nhạc cũng nhận được phản ứng trái chiều từ giới stream. Họ cho rằng thật khó để tìm ra những bản nhạc miễn phí chất lượng để duy trì tính giải trí nhằm giữ chân người xem kênh.
None (Theo AFK Gaming)
" alt=""/>Dota 2: OG lần đầu bị Twitch banMới đây, 3 nhà mạng của Singapore là M1, Singtel và StarHub là những nhà mạng mới nhất đưa ra lịch trình khai tử mạng 2G. Cụ thể, ngày 1/4/2017, mạng 2G của các nhà mạng này sẽ được “khai tử”. Trước đó, hãng Telstra ở Australia đã tuyên bố sẽ chấm dứt mạng 2G vào cuối năm 2016, hãng AT&T của Mỹ cũng tiến hành bước tương tự vào ngày 1/1/2017. Tuy nhiên, các nhà mạng châu Âu thận trọng hơn. Với nhà mạng Pháp Orange, Giám đốc kỹ thuật chiến lược mạng lưới Yves Bellego cho biết sẽ không có sự chuyển đổi rầm rộ nào. Thậm chí có nhà mạng còn đưa ra lộ trình tắt 3G trước cả 2G. Nhà mạng Telenor của Na Uy đưa ra kế hoạch tắt mạng 3G vào năm 2020, tắt mạng 2G vào năm 2025. Nước láng giềng Thái Lan thì yêu cầu một số nhà mạng tắt 2G ngay trong năm 2015 này. Vậy, lộ trình của Việt Nam như thế nào?
MobiFone và VinaPhone không còn đầu tư cho 2G
Các mạng di động Việt Nam cho rằng đang có xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ từ dịch vụ 2G sang dịch vụ 3G, doanh thu từ dịch vụ của 2G như thoại và SMS đang giảm rất mạnh, trong khi đó dịch vụ 3G đang tăng trưởng với cấp số nhân. Ông Hồ Chí Dũng, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn Viễn thông Quân đội cho hay, Viettel đã lường trước được vấn đề và chuẩn bị cho lộ trình đưa giá dịch vụ thoại, SMS về bằng không. Ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT chia sẻ với ICTnews rằng VNPT đã dừng đầu tư cho 2G để chuyển sang đầu tư cho 3G và sắp tới là 4G. Ông Nguyễn Đăng Nguyên, Phó Tổng giám đốc của MobiFone thì cho biết, hiện MobiFone chỉ tập trung đầu tư cho 3G và sắp tới là 4G chứ không đầu tư cho 2G nữa. Còn với Viettel, nhà mạng này lại xây dựng một lộ trình đầu tư cho từng vùng nhằm đảm bảo nhu cầu và điều kiện thực tế của người dân. Ông Đỗ Minh Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, với các đô thị lớn, nơi có nhu cầu sử dụng dịch vụ dữ liệu tốc độ cao sẽ được ưu tiên đầu tư 4G và 3G, với những đô thị nhỏ sẽ được đầu tư 3G và sẽ dần đầu tư 4G, vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa nhu cầu vẫn chủ yếu là thoại và SMS nên Viettel vẫn tiếp tục đầu tư 2G để phủ kín những vùng lõm. Như vậy, cho đến thời điểm này chỉ duy nhất Viettel vẫn đang tiếp tục đầu tư hạ tầng cho cả 3 công nghệ, trong khi các mạng khác đã dừng đầu tư cho công nghệ 2G.
Việt Nam cần lộ trình bao lâu để tắt 2G?
Với xu hướng công nghệ thì việc tắt 2G ở Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2016 của Bộ TT&TT ngày 31/12/2015, Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel đề xuất với Bộ TT&TT nên có lộ trình tắt 2G để giải phóng băng tần cho 4G, 5G. 4G sẽ mở ra thời kỳ ứng dụng trên smartphone. 5G sẽ mở ra thời kỳ kết nối vạn vật (Internet of Things). Khi ấy, các dịch vụ truyền thống của di động như thoại, tin nhắn sẽ gần như là miễn phí. Cuộc sống của người dân sẽ trở nên tiện ích hơn do có rất nhiều dịch vụ ứng dụng trên công nghệ 4G như xem phim theo yêu cầu, giáo dục, khám và chữa bệnh, các dịch vụ hành chính công cũng hoàn toàn được thực hiện thông qua các hệ thống trực tuyến. Nếu Việt Nam nhanh chóng thúc đẩy công nghệ 4G, 5G chúng ta sẽ có cơ hội sánh ngang với các nước phát triển về công nghệ thông tin và viễn thông. Hơn nữa, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có dân số trẻ, thông minh, sáng tạo. Việt Nam đang có cơ hội để trở thành hub của thế giới trong việc phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại smartphone.
" alt=""/>Tắt 2G ở Việt Nam cần lộ trình ra sao?