Thống kê giao dịch cuối phiên hôm nay (24/9) cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài đã có phiên bán ròng đột biến trên sàn HoSE với khối lượng bán ròng 141,15 triệu cổ phiếu, tổng giá trị bán ròng tương ứng là 2.431,23 tỷ đồng.
Tâm điểm bán ròng của khối ngoại tập trung vào cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Mã này bị bán ròng tổng cộng hơn 148 triệu đơn vị, giá trị bán ròng ở mức 2.664 tỷ đồng. Giao dịch này được thực hiện bằng phương thức thỏa thuận.
Giao dịch thỏa thuận tại VIB trong phiên 24/9 (Nguồn: VDSC).
Với hơn 2,97 tỷ cổ phiếu VIB đang được lưu hành, số cổ phiếu mà khối ngoại bán ròng hôm nay chiếm 4,97% vốn cổ phần VIB.
Trong khi khối lượng bán ra của khối ngoại là 148 triệu cổ phiếu VIB nhưng không có khối lượng mua vào của khối ngoại, theo đó, giao dịch mua vào được thực hiện bởi nhà đầu tư trong nước.
Đóng cửa phiên hôm nay, cổ phiếu VIB tăng 3,2% lên 19.100 đồng. Khớp lệnh tại mã này đạt hơn 19 triệu đơn vị. Mức giá thỏa thuận VIB thấp hơn đáng kể giá VIB được khớp lệnh trên thị trường (mức giá thỏa thuận ở mức 18.000 đồng).
Trước đó, phiên họp đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra ngày 11/6 của VIB đã thông qua điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tối đa cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) từ 20,5% xuống 4,99%. Nội dung này nhận được 74,28% ý kiến tán thành và 25,7% ý kiến không tán thành. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/7.
Theo VIB, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực ngày 1/7 với nhiều quy định mới dẫn đến việc ngân hàng cần sửa đổi điều lệ trước ngày 1/7 để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của luật.
Danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn VIB vào cuối tháng 6 (Nguồn: VIB).
Theo dữ liệu danh sách 18 cổ đông nắm từ 1% vốn điều lệ VIB do ngân hàng công bố ngày 5/8, cổ đông chiến lược Commonwealth Bank of Australia (CBA) đang là cổ đông lớn nhất của VIB tại ngày 28/6. CBA sở hữu 503,2 triệu cổ phiếu VIB tương ứng tỷ lệ sở hữu 19,84%.
Các cổ đông khác sở hữu dưới 5% vốn VIB, trong đó, Uniben sở hữu 2,62%; Funderra sở hữu 4,68%; Beston sở hữu 4,68%.
Với khối lượng cổ phiếu bán ra ở mức cao trong phiên hôm nay, nhiều khả năng bên bán là CBA.
CBA trở thành cổ đông chiến lược của VIB năm 2010 khi chi khoảng 4.000 tỷ đồng để mua lại 15% cổ phần VIB và nâng lên mức 20% chỉ sau một năm.
Theo fica.dantri.com.vn" alt=""/>Khối ngoại bán ròng đột biến gần 2.700 tỷ đồng cổ phiếu VIBThị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá đầy tiềm năng, song cạnh tranh khốc liệt, nhất là khi có sự tham gia của những thương hiệu hàng đầu thế giới. Trong bối cảnh đó, Vincom - thương hiệu được thành lập và vận hành bởi người Việt - vẫn vươn lên mạnh mẽ và chiếm lĩnh vị trí đối tác cho thuê mặt bằng bán lẻ hàng đầu. Thành công này là nhờ Vincom sở hữu những "tọa độ vàng" kết hợp cùng chiến lược bài bản, tinh thần đổi mới, kiến tạo loạt mô hình tiên phong trên thị trường.
Lợi thế từ quy mô và vị trí đắc địa
Ngày nay, từ Bắc chí Nam, khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy những bảng hiệu Vincom. 20 năm phát triển, từ một Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), nay Vincom đã hiện diện tại 48/63 tỉnh thành với 88 TTTM.
Thương hiệu Vincom đánh dấu 20 năm phát triển (Ảnh: Vincom).
Triển khai theo 4 mô hình bán lẻ, các TTTM của Vincom nâng tầm trải nghiệm mua sắm chất lượng và tiện lợi cho khách hàng, cũng như tiêu chuẩn cuộc sống cho cư dân.
Trong đó, Vincom Center và Vincom Plaza được đặt tại vị trí "kim cương" - giữa các trung tâm thành phố lớn, góp phần hình thành văn hóa tiêu dùng sành điệu, đẳng cấp. Vincom Mega Mall được đặt tại các khu đô thị Vinhomes - trở thành điểm hẹn mua sắm, vui chơi giải trí mới của cư dân và du khách. Mô hình cuối cùng là siêu thị tinh gọn Vincom+ phủ sóng tại các huyện, thị xã, thị trấn, góp phần phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cư dân khu vực.
Không chỉ tạo ra các tọa độ giao thương, TTTM Vincom tại mỗi địa phương còn trở thành điểm đến góp phần quảng bá văn hóa, du lịch tới khách hàng trong và ngoài nước. Lợi thế có được từ việc mỗi TTTM đều được thiết kế ấn tượng, giao hòa giữa kiến trúc hiện đại và truyền thống bản địa. Đây cũng là nơi diễn ra các chương trình lễ hội, trình diễn nghệ thuật phong phú.
Bến đỗ của những thương hiệu hàng đầu trong và ngoài nước
Sở hữu các TTTM tiêu chuẩn quốc tế được đặt tại những khu vực sôi động bậc nhất Việt Nam, dễ hiểu khi Vincom được nhiều thương hiệu danh tiếng quốc tế "chọn mặt gửi vàng". Trong đó, những cái tên như Zara, H&M, Decathlon, Watcon, Muji… đã chọn Vincom để khởi đầu và mở rộng thị trường tại Việt Nam.
Các TTTM Vincom cũng là nơi đổ bộ của nhiều thương hiệu Việt danh tiếng như An Phước, Ivy Moda, Patio, SWE, Errorist, The White Egg…
Vincom được nhiều thương hiệu danh tiếng quốc tế và trong nước lựa chọn để đặt gian hàng (Ảnh: Vincom).
Bên cạnh lợi thế về vị trí, quy mô và kiến trúc, Vincom còn thu hút khách thuê bởi hệ thống quản lý vận hành hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, cùng các chính sách tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng. Doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các lễ hội giải trí, chương trình kích cầu, tạo sức hút cho mỗi gian hàng. Nhờ đó, không chỉ xuất hiện ở trung tâm các thành phố lớn, nhiều thương hiệu đã đồng hành cùng Vincom đến các thị trường mới nổi hay khu đại đô thị mới, góp phần nâng tầm trải nghiệm mua sắm cho người dân địa phương.
Với cư dân và khách hàng, Vincom cũng nỗ lực mang tới các trào lưu mua sắm dẫn đầu thế giới cho đến những trải nghiệm bản địa đặc sắc. Các TTTM cũng tiên phong đem đến không gian mua sắm độc đáo, những mô hình cửa hàng lần đầu có mặt tại Việt Nam như không gian "xanh" tươi mới của Lush, điểm hẹn cho hội "nghiện nhà" của Kohnan Japan, nơi giao lưu của giới trẻ với phong cách năng động của Nike…
Tiên phong kiến tạo những dấu ấn khác biệt
Xuyên suốt 20 năm hình thành và phát triển, Vincom đã không ngừng nỗ lực và đổi mới để duy trì vị thế hàng đầu với nhiều dấu ấn đầu tiên tại Việt Nam. Trong đó phải kể tới những mô hình TTTM đặc biệt, như "all-in-one" đánh dấu bằng sự ra đời của Vincom Royal City năm 2013 hay "Life-Design Mall" tích hợp công nghệ hiện đại, kiến trúc thiên nhiên trong nhà và các dịch vụ đẳng cấp với sự xuất hiện của Vincom Mega Mall Smart City năm 2022.
Mỗi TTTM Vincom sở hữu một thiết kế, tiện ích đặc biệt, mang tới trải nghiệm đặc sắc cho khách hàng (Ảnh: Vincom).
Không chỉ là thiên đường mua sắm, Vincom còn đem đến không gian vui chơi, giải trí đẳng cấp lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Đó là Vincom Ice Rink - hệ thống sân băng chuẩn quốc tế; Vinpearl Aquarium ở Times City - thủy cung lớn nhất cả nước với hơn 30.000 loài sinh vật biển; VS Racing - trường đua F1 mini trong nhà với mô hình xe F1 kích thước thực tế…
Bên cạnh đó, Vincom còn tiên phong đưa những giải pháp công nghệ mới vào việc quản lý và vận hành các TTTM. Gần đây nhất là sự xuất hiện của trợ lý toàn năng Chatbot AI và Trung tâm Tiktok Creator House giúp tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, tạo không gian kết nối cộng đồng.
Đón đầu các xu hướng, mô hình thời thượng chuẩn quốc tế
Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên phát triển vượt bậc, với tốc độ tăng trưởng GDP kéo theo sự bùng nổ của ngành bán lẻ trên đa nền tảng, yêu cầu và đòi hỏi các TTTM và gian hàng không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu mua sắm, mà còn phải nâng tầm trải nghiệm, hoàn thiện chất lượng dịch vụ, và không ngừng cải thiện cơ sở vật chất, mang đến những hoạt động tương tác và xây dựng cộng đồng khách hàng vững mạnh.
Khu phố thương mại là phiên bản nâng cấp của TTTM Vincom vốn đã quen thuộc với người tiêu dùng (Ảnh: Vincom).
Nắm bắt được điều đó, ngoài làm mới và đa dạng hóa các trải nghiệm trong hệ thống TTTM phủ khắp cả nước, Vincom còn ghi điểm trên thị trường với việc phát triển các khu phố thương mại tại các khu đô thị Vinhomes, như Grand World (Phú Quốc United Center), Grand World và Little Hong Kong (Ocean City), Phố đi bộ - Công viên Vũ Yên (Hải Phòng), Vinpearl Harbour (Nha Trang) hay Vinhomes Golden Avenue (Móng Cái, Quảng Ninh, dự kiến sẽ ra mắt vào 2025)....
Các khu phố thương mại này bao gồm các căn shophouse được thiết kế hài hòa với cảnh quan điểm nhấn và chuỗi các hoạt động giải trí phong phú. Mô hình "vũ trụ đa trải nghiệm" được áp dụng tại đây có thể giúp mở cánh cửa thành công cho nhiều thương hiệu.
Điển hình, "vũ trụ giải trí" Grand World tại Ocean City đạt mức doanh thu bán lẻ 500 tỷ đồng chỉ trong 6 tháng đầu năm. Phố đi bộ - Công viên Vũ Yên (Hải Phòng) thu hút hơn 155.000 lượt khách ngay trong ngày khai trương 1/6.
" alt=""/>Bí quyết giúp Vincom Retail giữ vị thế là đối tác cho thuê hàng đầu thị trườngNghiên cứu mới nhất cho thấy, người Việt Nam đang chi tiêu cho việc ăn uống bên ngoài nhiều hơn trước. Cụ thể, mức chi tiêu trung bình năm 2023 tăng thêm 5-10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều đáng chú ý là có tới 14,9% khách hàng sẵn sàng bỏ ra hơn 100.000 đồng cho một bữa tối, gấp hơn 3 lần so với năm 2022. Bên cạnh đó, thói quen thưởng thức cà phê cũng có sự thay đổi đáng kể. Gần 60% người được hỏi sẵn sàng chi hơn 41.000 đồng cho một ly cà phê.
Với dân số đông, độ tuổi trẻ, thu nhập tăng và văn hóa cà phê đậm nét, thị trường cà phê tại Việt Nam từ lâu là ngành kinh doanh hấp dẫn nhưng cũng khốc liệt. Các thương hiệu lớn như Trung Nguyên Legend, Highlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House, Starbucks... chiếm khoảng 1/3 thị phần. Còn lại là miếng bánh của các chuỗi bé hơn và những quán cà phê không có thương hiệu.
Năm 2019, 3 vị doanh nhân đồng thời là "ông bầu" của 3 đội tuyển bóng đá cũng góp vốn tham gia vào cuộc chơi với chuỗi cà phê Ông Bầu. 3 nhân vật này gồm ông Trần Thanh Hải (Nutifood), ông Đoàn Nguyên Đức (Hoàng Anh Gia Lai) và ông Võ Quốc Thắng (Đồng Tâm).
Các ông bầu đang chia sẻ tại một cửa hàng của chuỗi cà phê Ông Bầu (Ảnh: Cà phê Ông Bầu).
Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về thành lập doanh nghiệp, Công ty cổ phần Cà phê Ông Bầu được thành lập vào ngày 25/11/2019. Trụ sở doanh nghiệp được đặt tại Cao ốc H3, 384 Hoàng Diệu, quận 4, TPHCM. Đây cũng là trụ sở của Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutifood.
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc là bà Trần Thị Kim Oanh (sinh năm 1979). Bà Oanh cũng là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
Tại thời điểm thành lập, Công ty cổ phần Cà phê Ông Bầu có vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Trong đó bà Kim Oanh cũng là cổ đông lớn nhất với mức vốn góp 51 tỷ đồng, tương đương 51% vốn điều lệ.
2 cổ đông còn lại là những nhân vật đáng chú ý. Ông Võ Quốc Lợi (con trai bầu của bầu Thắng) góp 24,5 tỷ đồng, tương đương 24,5% vốn điều lệ. Ông Lợi từng là Chủ tịch HĐQT ngân hàng Kienlongbank. Ông này hiện nắm giữ 4,74% cổ phần Kienlongbank.
Cổ đông còn lại là bà Đoàn Hoàng Anh (con gái bầu Đức) góp 24,5 tỷ đồng, tương đương 24,5% vốn góp ban đầu. Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm cho thấy bà Hoàng Anh hiện sở hữu 11 triệu cổ phần, tương đương 1,04% vốn Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.
Đến tháng 7/2023, doanh nghiệp tăng vốn điều lệ lên 134,5 tỷ đồng. Theo thông tin về thuế tại thời điểm này công ty có 10 lao động.
Cơ cấu cổ đông góp vốn vào Công ty cổ phần Cà phê Ông Bầu (Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ).
Bà Oanh đồng thời cũng là người đứng đầu của 10 chi nhánh và 12 địa điểm kinh doanh của Công ty cổ phần Cà phê Ông Bầu. Ngoài ra, bà còn là đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Dinh dưỡng US Cali. Công ty này có địa chỉ cùng tòa nhà nhưng khác tầng với Công ty cổ phần cà phê Ông Bầu.
Tại thời điểm góp vốn vào cà phê Ông Bầu, bà Trần Thị Kim Oanh là thành viên ban kiểm soát (không sở hữu cổ phiếu) của Công ty cổ phần Cà phê Phước An. Lúc này, ông Trần Thanh Hải (Nutifood) là Chủ tịch HĐQT cà phê Phước An với tỷ lệ sở hữu 60,67%. Bà Trần Thị Lệ (vợ ông Hải) không nắm giữ cổ phiếu nào.
Đến năm 2020, bà Lệ đại diện cho Nutifood giữ 77,31% cổ phần cà phê Phước An còn ông Hải không còn nắm giữ cổ phiếu. Đến tháng 12/2021, cả 2 người đều rời khỏi HĐQT cà phê Phước An. Ngày 28/12/2022, Nutifood thoái hoàn toàn vốn khỏi doanh nghiệp này.
Báo cáo thường niên năm 2022 cho thấy bà Trần Thị Kim Oanh vẫn đảm nhiệm vị trí thành viên ban kiểm soát của cà phê Phước An. Thông tin từ bản cáo bạch của cà phê Phước An năm 2019 cho biết bà Oanh từng là kế toán, sau đó là trưởng văn phòng đại diện - Công ty TNHH Thuốc bảo vệ thực vật Song Mã.
Bà Oanh cũng từng có thời gian dài làm việc tại Ban quản lý Khu công nghệ cao TPHCM từ vị trí chuyên viên đến kế toán trưởng. Từ năm 2015 đến thời điểm thành lập báo cáo, bà Oanh là kế toán tại Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood.
Thông tin về bà Trần Thị Kim Oanh (Ảnh: BCTN).
Chuỗi cà phê Ông Bầu hoạt động theo mô hình kinh doanh nhượng quyền. Thông tin trên website cho biết với mô hình đầu tư cố định diện tích 70-220m2 có mức đầu tư từ 260 triệu đồng. Mô hình quầy bar di động có diện tích 2-5m2 thì mức đầu tư từ 170 triệu đồng. Những mức đầu tư này chưa gồm thuế giá trị gia tăng.
Số liệu của một hãng nghiên cứu dữ liệu cho biết doanh thu năm 2023 của chuỗi cà phê Ông Bầu được ghi nhận đạt mức thấp nhất trong 3 năm qua, đạt khoảng 50 tỷ đồng, giảm 45% so với năm 2022.
" alt=""/>Con gái bầu Đức và nữ tướng bí ẩn đứng sau chuỗi cà phê Ông Bầu