Nhận định, soi kèo Eyupspor vs Galatasaray, 23h00 ngày 27/4: Chứng tỏ đẳng cấp


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Cerezo Osaka vs Machida Zelvia, 13h00 ngày 29/4: Phá dớp đối đầu -
‘Xác thực tài khoản mạng xã hội là cần thiết’Bộ TT&TT đang đề xuất bổ sung quy định xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại di động tại Việt Nam Trong buổi họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ TT&TT, vấn đề xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội cũng là một nội dung được nhiều cơ quan báo chí quan tâm, đặt câu hỏi cho đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên môn của Bộ.
Trao đổi về vấn đề này, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc Bộ TT&TT, ông Lê Quang Tự Do nhấn mạnh: Xác thực tài khoản mạng xã hội là một trong những giải pháp rất quan trọng để ngăn chặn tội phạm lừa đảo trực tuyến, chống lại nhận thức sai lầm của nhiều người dùng Internet, đó là coi “Không gian mạng là không gian ảo, và vì ảo nên lên mạng có thể nói, làm bất cứ điều gì, thậm chí là vi phạm pháp luật mà không sợ sự điều chỉnh của quy định pháp luật”.
Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử trao đổi với báo chí tại cuộc báo tổ chức ngày 6/9. Ở góc độ của cơ quan quản lý Nhà nước lĩnh vực an toàn thông tin mạng, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, cũng nhận định rằng việc bổ sung quy định về định danh, xác thực người dùng khi tham gia mạng xã hội là cần thiết và kịp thời. Bởi lẽ, việc này giúp người dùng nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình khi cung cấp, sử dụng thông tin lên mạng; đồng thời cũng giúp ngăn chặn, hạn chế tội phạm lừa đảo trên không gian mạng trước xu hướng ngày càng tăng.
Bên cạnh đó, việc xác thực người dùng sẽ tạo thuận lợi cho các cơ quan chức năng giám sát, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. “Việc bổ sung quy định xác thực người dùng bằng số điện thoại di động cũng là để phù hợp, đồng bộ với các quy định hiện hành và hiện trạng thực tế triển khai của các mạng xã hội”, ông Nguyễn Duy Khiêm phân tích.
Đại diện Cục An toàn thông tin, ông Nguyễn Duy Khiêm cho hay: Các mạng xã hội trong và ngoài nước thực tế đã áp dụng các biện pháp xác thực người dùng. Đại diện Cục An toàn thông tin cho biết thêm, thực tế hiện nay, các mạng xã hội xuyên biên giới cũng như mạng xã hội của Việt Nam đang áp dụng các biện pháp xác thực người dùng bằng số điện thoại, email hay sử dụng tài khoản mạng xã hội khác để xác thực.
Nghị định 13 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã có hiệu lực thi hành từ tháng 7/2023. Nghị định này đã quy định rất rõ ràng, cụ thể về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên, bao gồm chủ sở hữu thông tin dữ liệu; các tổ chức, cá nhân thu thập, quản lý, xử lý, sử dụng thông tin, dữ liệu cá nhân. Đặc biệt là quy định cụ thể về việc “Chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài”.
Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Bộ Công an và các đơn vị chức năng có liên quan đẩy mạnh giám sát, thúc đẩy các cơ quan, tổ chức tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân. Đồng thời, cũng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm bảo rằng các quy định pháp luật được tuân thủ đầy đủ.
“Ví dụ, mới đây nhất, Bộ TT&TT đã tiến hành kiểm tra toàn diện TikTok, trong đó một nội dung chính được kiểm tra là việc “thu thập, quản lý, lưu trữ, sử dụng dữ liệu của người dùng; bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng”, đại diện Cục An toàn thông tin nêu dẫn chứng.
Ngoài ra, cũng theo quy định tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72, bất kể tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin xuyên biên giới cho người dùng tại Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan của Việt Nam. Khi các tổ chức, cá nhân không tuân thủ quy định đều sẽ có chế tài và biện pháp kỹ thuật để kịp thời xử lý.
“Khi các quy định về xác thực tài khoản mạng xã hội được chấp thuận và tổ chức triển khai, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan để siết chặt việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng. Qua đó, giúp người dùng có thể an tâm hơn khi sử dụng mạng xã hội cũng như tham gia môi trường mạng”, đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ thêm.
Xuất hiện những hình thức mới trong mua bán dữ liệu cá nhânTrước đây nạn mua bán dữ liệu cá nhân chủ yếu diễn ra trong các hội nhóm kín trên mạng xã hội, thì hiện nay, các đối tượng còn sử dụng chatbot để mua bán qua các kênh, tài khoản trên Telegram."> -
Theo tiến sĩ Đỗ Thị Thu Thủy, Trưởng khoa Viết văn - Báo chí (Đại học Văn hóa Hà Nội): "Ngang qua bình minhlà khúc ca bi tráng về những người lính kiên trung, bất khuất ấy ở cả chiều kích rộng lớn, hào sảng, tình yêu Tổ quốc, biển cả, tinh thần quyết tử bảo vệ chủ quyền đất nước lẫn những xúc cảm riêng tư, sâu lắng…
Nhờ đặc trưng bao quát và “ôm chứa” thể loại, bố cục này tạo cơ hội cho tác giả triển khai mạch tư tưởng, cảm xúc và hình tượng trữ tình trong sự phong phú, linh hoạt, uyển chuyển, đan xen giữa chất sử thi và thế sự, hùng ca và bi ca, giữa câu chuyện “thời sự” có tính thời điểm liên quan tới chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa".
Nhà phê bình văn học Hoàng Thụy Anh nhận xét về tác phẩm trong bài viết Trái tim người từ lòng biển vút lên: "Ngang qua bình minhcủa Lữ Mai có 8 chương gọn ghẽ, cô đọng. Chị cấu trúc triển khai tác phẩm theo mô hình khá quen thuộc: Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương. Nhưng, chị đã biết lạ hóa mô hình quen thuộc ấy bằng sự kết hợp nhiều yếu tố song trùng: Thực và mơ, giữa niềm vui và nỗi buồn, giữa tự hào và đau thương, giữa sự sống và cái chết... Chị sử dụng yếu tố kỳ ảo để tạo dựng cuộc gặp gỡ, trò chuyện 'người đã khuất thức cùng người sống'".
Những câu chuyện về người lính, đàn bà, thiếu nữ, trẻ con… ở Điêu Lương lúc xuất hiện cõi dương, lúc cõi âm, lúc đất liền, lúc ngoài hải đảo, tách biệt và hòa nhập đều hết sức bất ngờ.
Lữ Mai dựng chân dung người lính hải quân không đơn thuần chỉ là những công việc, thử thách mà họ đang hàng ngày đối mặt, mà ở đó, chị còn làm đầy lên thế giới tâm hồn, tình cảm hết sức chân thành của những người lính tuổi đôi mươi.
Trong tương quan với không gian biển, nỗi niềm của họ trở nên thật hơn. Biển được chị nhìn mang giữ sự sống,luôn ôm chứa tình mẫu tử thiêng liêng: “Vòng tay mẹ hãy rộng dài nhấp nhô vỗ về như biển / Đủ cho tất cả chúng con”.
Tác phẩm Ngang qua bình minhcủa nhà thơ, nhà báo Lữ Mai đã dành được nhiều cảm tình của độc giả. Ảnh: SGGP.
“Tôi nghĩ rằng lòng biết ơn và sự tri ân của chúng ta đối với những người lính không bao giờ đủ. Người viết trẻ như tôi, còn nhiều thiếu sót và hạn chế, nhất là đối với một thể loại trường sức, một đề tài cao cả, sâu xa.
Biết vậy, nhưng không thể nào không rung động, trắc ẩn và không cầm bút. Viết, trước hết là cho chính chúng tôi, để thêm trân trọng, biết ơn bao thế hệ những người đã hy sinh phần hạnh phúc riêng tư cho Tổ quốc, cho nhân dân được bình yên”, Lữ Mai tâm niệm.
Chia sẻ về trường ca Ngang qua bình minh, tác giả Lữ Mai cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi viết thể loại trường ca. Lao động sáng tạo bao giờ cũng có nỗi nhọc nhằn riêng, nhưng đối với tôi đó cũng là niềm thăng hoa tuyệt diệu.
Trong thời điểm toàn xã hội căng thẳng, tổn thất vì dịch bệnh Covid-19, đúng giai đoạn “sôi sục” nhất, hoang mang nhất, tôi nhận được những cuộc gọi điện hỏi thăm tình hình đất liền từ các đồng chí bộ đội đang làm nhiệm vụ trên tàu trực và ở đảo xa.
Bấy giờ, tôi chợt nhận ra rằng những người lính của chúng ta cũng đang gánh trên vai những nhiệm vụ cao cả, quan trọng, họ phải từng phút, từng giờ canh giữ chủ quyền biển đảo trong mọi điều kiện hoàn cảnh.
Vậy nhưng, dường như mọi sự quan tâm, chia sẻ và yêu thương đều gửi tới đất liền - nơi không chỉ có gia đình, quê hương các anh, mà có cả chúng tôi, những con người chỉ thoáng gặp trong hải trình ngắn ngủi.
Có một người lính còn mang về cho chúng tôi cát và nước biển khi con tàu anh đi thả neo làm lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, với niềm tin những người nơi đất liền sẽ luôn được sẻ chia, che chở. Kỷ niệm ấy khiến tôi xúc động và quyết định viết tập trường ca mà ý tưởng, hình ảnh đã được ngẫm ngợi, liên tưởng từ trước đó”.