Theo ông Trần Việt Hà, trong năm 2023, số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận là 317, thuộc thẩm quyền giải quyết cấp phường là 169. Trung bình hàng năm, cấp quận tiếp nhận và giải quyết hơn 9.000 hồ sơ, cấp phường hơn 80.000 hồ sơ yêu cầu giải quyết TTHC và nhu cầu ngày càng tăng.
Từ kinh nghiệm thực tiễn hàng ngày, quận Cầu Giấy nhận thấy nhu cầu giải quyết TTHC cho công dân vướng mắc nhiều nhất lại là ở khâu hướng dẫn, chuẩn bị hồ sơ. Nhiều hồ sơ thừa, thiếu giấy tờ theo quy định; nộp sai thẩm quyền giải quyết. Khi công dân hiểu đầy đủ các thủ tục yêu cầu đã là hoàn thành 90%...
Do đó, nếu giải quyết tốt khâu này thì thời gian hoàn thành các TTHC theo đúng pháp luật được đẩy nhanh hơn, giảm tải thời gian và công sức cho cả công dân lẫn cán bộ tiếp nhận và thụ lý hồ sơ. Ngoài ra, các kênh trao đổi thông tin giữa chính quyền và người dân chủ yếu qua trao đổi trực tiếp, điện thoại hoặc mạng xã hội, người dân phải chờ đợi, cán bộ phải trả lời nhiều câu hỏi mang tính lặp lại.
Quận Cầu Giấy xác định ngay từ cấp cơ sở - đơn vị tiếp xúc với công dân nhiều nhất – càng phải nỗ lực hơn và đi nhanh hơn trong quá trình chuyển đổi số. Và đặc biệt, sự xuất hiện của công nghệ ChatGPT đã đem lại cảm hứng cho quận Cầu Giấy trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ hỏi - đáp TTHC.
Bên cạnh đó, ông Trần Việt Hà chia sẻ, AI chatbot sẽ hỗ trợ người dân với độ tin cậy, tính sẵn sàng cao (người dân có thể hỏi - đáp 24/7), giúp người dân tiếp cận một cách dễ dàng với dịch vụ công, đồng thời tạo tiền đề cho việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào nhiều lĩnh vực khác trên địa bàn quận. Ứng dụng hỏi đáp thủ tục hàng chính này sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, gần với ngôn ngữ đời sống hàng ngày, do đó phù hợp với yêu cầu cũng như khả năng sử dụng của người dân.
Giờ đây, thay vì phải tìm tòi các TTHC qua nhiều văn bản khác nhau hay sử dụng các kênh truyền thống cần con người cụ thể để giải đáp, công dân hoàn toàn có thể hội thoại với AI chatbot để truy vấn thông tin cần thiết”.
Cũng theo lãnh đạo quận Cầu Giấy, ứng dụng cũng tích hợp đa ngôn ngữ phục vụ người nước ngoài hỏi đáp các vấn đề TTHC, giảm tải sự hỗ trợ trực tiếp từ cán bộ công chức, giảm thiểu chi phí, giúp cho thông tin trở nên minh bạch và dễ tiếp cận hơn đối với người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, giảm thời gian chờ đợi cho người dân; cung cấp cho người dân thông tin và hỗ trợ một cách thuận tiện, chính thống, giúp cải thiện trải nghiệm của người dân với các dịch vụ công.
Cùng với đó, giảm chi phí đào tạo và tuyển dụng nhân lực, giúp cơ quan hành chính Nhà nước tiết kiệm chi phí vận hành. Giảm tải công việc cho cán bộ công chức, giúp tập trung vào các vấn đề phức tạp hơn.
Ông Trần Việt Hà chia sẻ, trong giai đoạn đầu của triển khai ứng dụng AI chatbot, quận Cầu Giấy sẽ triển khai trong phạm vi giải quyết TTHC của UBND quận và UBND các phường. Trong giai đoạn tiếp theo, quận sẽ triển khai mở rộng ra TTHC của các ngành công an, thuế, bảo hiểm xã hội… Cùng với đó là thông tin về các lĩnh vực khác như giáo dục, du lịch…
" alt=""/>Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hỏi – đáp thủ tục hành chính ở quận Cầu GiấyTheo số liệu thống kê của Trung tâm, sau 32 năm Việt Nam thực hiện ca ghép tạng đầu tiên và 14 năm triển khai công tác lấy tạng từ người cho chết não, cả nước mới chỉ thực hiện hơn 8.365 ca ghép mô, bộ phận cơ thể người.
Hiện tại, cả nước có gần 4.000 người trong danh sách chờ ghép, chủ yếu là bệnh nhân chờ ghép thận và gan.
Theo ông Hệ, ở các nước phát triển như Tây Ban Nha hay Pháp..., tỷ lệ hiến và ghép tạng, ghép mô từ người chết não là rất cao, từ 50-60% và thậm chí là hơn 90%. Còn ở Việt Nam thì số được ghép tạng hạn chế, đặc biệt chỉ có 0,15% người chết não đồng ý hiến tạng (theo thống kê vào năm 2023).
Cả nước cũng chỉ có hơn 80.000 người đăng ký hiến tạng, số lượng hiến tạng để ghép chủ yếu từ người sống (chiếm 94-95%). Việt Nam cũng chưa thông qua đề xuất ghép tạng từ người chết tim.
"Chính vì không có mô, tạng nên 26 cơ sở hoạt động ghép tạng, ghép mô kém hiệu quả, không đồng đều, ít đầu tư và không đúng. Chỉ có khoảng 4 bệnh viện ghép trên 100 ca/năm, có nơi 1 tuần ghép 1- 2 ca. Hiện nay, nhiều bệnh viện phải dừng ghép tạng không phải do họ không làm được, mà nguyên nhân là không có tạng để ghép" - ông Hệ chia sẻ.
Ông Hệ cũng cho rằng việc người chết não ít hiến mô, tạng không phải do quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng hay người dân không hiểu mà là những lý do khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra 10 yếu tố liên quan trực tiếp đến việc hiến mô tạng, trong đó có 7 yếu tố liên quan đến trong bệnh viện, 3 yếu tố liên quan đến hệ thống.
Chính vì vậy, theo ông Hệ, việc phát triển mạng lưới các bệnh viện thực hiện chẩn đoán chết não và hồi sức chết não hiến mô, bộ phận cơ thể người trên toàn quốc là việc làm cần thiết trong thời gian tới.
Tại hội nghị, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam đã trao quyết định thành lập Chi hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại Bệnh viện Chợ Rẫy do TS.BSCK2 Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, làm trưởng chi hội. Theo ông Thức, tại các nước phát triển, việc hiến tạng đã trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên ở Việt Nam, vẫn còn nhiều người dân chưa hiểu hết ý nghĩa cao đẹp này. Công tác vận động đã được thực hiện rất lâu nhưng chưa hệ thống hóa từ Trung ương đến địa phương, còn rất tản mát. Do đó, việc thành lập Chi hội tại Bệnh viện Chợ Rẫy là cánh tay nối dài cho mạng lưới điều phối hiến ghép tạng quốc gia, góp phần tạo ra nguồn tạng phong phú, đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân. Tính đến thời điểm này, đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người ở Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 47.000 đơn đăng ký hiến tạng. " alt=""/>Danh sách chờ ghép tạng đang có gần 4.000 người
|